Cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện

 Cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện

 Dụng cụ: Nồi cơm điện, giấy nướng bánh (hoặc giấy trắng tinh), cân, rây bột, phới lồng, phới trộn dẹt (spatula), máy đánh trứng.

 Nguyên liệu

  • 3 trứng gà (60gr/ quả – cả vỏ)
  • 80 gram đường – rây mịn 
  • 90 gram bột mì đa dụng – rây mịn

 Lưu ý trọng lượng của trứng gà, nếu dùng trứng nhỏ thì cần thêm trứng để đủ 150 – 160 gram trứng (3 quả, không tính vỏ).

 Cách làm

 1. Chuẩn bị nồi cơm điện. Nếu nồi không chống dính, có thể dùng bơ quét một lớp mỏng lên đáy và thành trong của nồi. Rắc một lớp bột mỏng lên bơ rồi úp nồi, gõ nhẹ để bột thừa rơi ra ngoài. Cách này sẽ giúp chống dính cho nồi.

 Nên lót 1 – 2 lớp giấy nướng bánh (giấy nến) hoặc giấy trắng (như giấy A4) xuống đáy nồi, khi bánh chín lấy ra sẽ dễ hơn. Mình thường lót 2 lớp giấy nến để hạn chế việc đế bánh bị cháy do nhiệt ở đáy nồi quá nóng.

 2. Chuẩn bị 1 nồi nhỏ có đựng chút nước và 1 âu đánh trứng. Yêu cầu: Miệng nồi nhỏ hơn miệng âu, đủ để có thể đặt âu lên miệng nồi và đáy âu không chạm nước. Đun sôi nước trong nồi. Trong khi đợi nước sôi thì đập trứng và rây đường vào âu.

 3. Khi nước trong nồi sôi, hạ lửa đủ để nước sôi lăn tăn. Đặt âu lên miệng nồi, dùng phới lồng quấy đều và liên tục. Âu sẽ từ từ ấm dần giúp cho trứng bên trong ấm nóng hơn. Cần phải quấy liên tục để tránh cho trứng bị nóng quá sẽ bị chín (nhất là khi âu làm bằng kim loại và dẫn nhiệt nhanh). Khi trứng đạt khoảng 60 – 70 độ C (sờ tay vào thấy rất nóng) thì bắc âu ra khỏi nồi.

 4. Đánh bông trứng và đường: Đặt máy đánh trứng ở tốc độ thấp, từ từ tăng dần lên cao nhất. Trứng sẽ biến đổi như sau

 Ban đầu trứng loãng, có bọt khí to

 Trứng rất bông, màu vàng nhạt. Bọt khí rất nhỏ và mịn, gần như xà phòng giặt hoặc có thể hầu như không thấy bọt khí nữa. Đến đây thì các bạn hạ máy đánh trứng xuống tốc độ chậm. Đánh thêm khoảng 3 – 5 phút tùy theo công suất máy, đến khi trứng rất mịn, hoàn toàn không thấy bọt khí. Trứng đặc, khi nhấc que đánh lên thấy trứng rơi xuống đều và chậm, mất khoảng 10 – 20 giây mới hòa tan hết vào hỗn hợp trứng trong âu.

 Đánh bông trứng là khâu đặc biệt quan trọng trong khi làm Gateau cơ bản. Trứng bông tốt sẽ giúp tạo nhiều bọt khí và bọt khí ổn định. Hơn nữa, nếu trứng được đánh bông đủ thì khi trộn bột, dù có hơi mạnh tay hoặc trộn chưa thật đúng kĩ thuật, bọt khí bị vỡ cũng sẽ ít hơn, giúp giảm khả năng bánh bị chai hoặc nở kém.

 Vì lí do trên nên khi đánh bông trứng, cần kiên nhẫn và đánh đến khi trứng bông đạt. Trứng đánh nguyên quả theo cách này càng đánh sẽ càng đặc, nên sẽ không lo việc đánh trứng quá lâu làm trứng bị hỏng như khi đánh lòng trắng trứng. Vì vậy, nếu chưa chắc chắn là trứng đã đủ bông, nên đánh thêm một vài phút, đánh lâu sẽ tốt hơn là đánh “non”.

 Thời gian đánh trứng sẽ dao động tùy vào một số yếu tố sau:

  • Số lượng và độ tươi của trứng: Đánh nhiều trứng sẽ mất thời gian hơn đánh ít trứng. Trứng tươi sẽ bông nhanh và ổn định hơn trứng cũ.
  • Công suất máy. Với máy đánh trứng cầm tay có hai que đánh, công suất 550W, mình đánh mất khoảng 12 – 15 phút. Với máy để bàn, công suất 900W, mình đánh mất khoảng 8 – 10 phút. Hi vọng dựa vào hai mức thời gian này, các bạn có thể suy ra được thời gian đánh trứng cho máy của bạn.
  • Cách đánh trứng: Nếu dùng máy cầm tay, khi đánh nên di chuyển cho que đánh chạy vòng quanh âu, trứng sẽ bông nhanh hơn là que đánh chỉ đứng nguyên một chỗ. Ngoài ra, sau khi bọt khí đã nhỏ mịn, nên hạ tốc độ máy xuống thấp vì đánh ở tốc độ cao ở thời điểm này sẽ tạo bọt khí to. Tốc độ chậm cũng giúp các bọt khí trong trứng ổn định và đều hơn.

 Có thể đánh trứng bằng tay hay không? Câu trả lời là được nhưng cần lực đánh mạnh và liên tục. Ngoài ra, đánh có thể sẽ mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm bánh thì dùng máy đánh trứng khả năng thành công sẽ cao hơn nhiều.

 5. Rây và trộn bột: Chia bột thành 3 – 4 phần. Rây từng phần vào âu, sao cho bột phủ đều khắp mặt âu.. Trộn theo kỹ thuật fold: cắm phới dẹt (spatula) lún sâu vào trứng, gần chạm đáy âu rồi đảo và hất lên để trứng phủ lên bột, không quấy vòng tròn.

 Khi trộn cố gắng làm nhanh và nhẹ tay, tránh trộn quá mạnh, quấy đảo nhiều làm vỡ bọt khí và trứng xẹp.

 Nếu đánh trứng tốt và trộn đúng, sau khi trộn xong, hỗn hợp sẽ dẻo và cảm giác nặng tay hơn do nhiều bột, nhưng vẫn bông và rất mịn, hầu như không có bọt khí to. Trong hình dưới là hỗn hợp sau khi trộn hết bột.

 6. Đổ bột vào nồi. Gõ nhẹ nồi xuống mặt bàn vài cái để các bọt khí to (nếu có) vỡ bớt. Đặt vào nồi cơm điện. Bật nút Cook (Nấu).

 Cơ chế hoạt động của nồi cơm điện là sẽ làm nóng ở chế độ Cook đến một mức nhất định (nước cạn, cơm chín) thì chuyển sang chế độ Warm (giữ ấm). Thường thì nhiệt độ ở chế độ Warm này khá thấp, sẽ không đủ để “kích” các hơi khí trong bánh phồng to, giúp cho bánh nở. Cũng không đủ để làm cho bánh chín hẳn và cứng cáp. Vì vậy nên khi nướng bánh bằng nồi cơm điện, cần lưu ý điều chỉnh chế độ Cook & Warm sao cho có đủ nhiệt nướng bánh, không để nhiệt độ xuống quá thấp (có thể sẽ làm cho bánh xẹp ngay từ trong nồi).

 MỘT VÀI LƯU Ý THÊM & CÁC THẤT BẠI CÓ THỂ GẶP – NGUYÊN NHÂN & CÁCH KHẮC PHỤC

 1. Nồi cơm của mình khá nhỏ, đường kính 16 cm, với công thức 3 trứng bánh ra khỏi nồi cao khoảng 5,5cm. Nếu dùng nồi to hoặc nhỏ hơn, và muốn giữ nguyên độ cao của bánh thì sẽ cần tăng hoặc giảm các nguyên liệu trong công thức bằng cách: tính tỉ lệ diện tích của nồi mà bạn dùng với nồi của mình (16cm). Sau đó, cùng tăng hoặc giảm các nguyên liệu trong công thức theo tỉ lệ diện tích này.

 2. Thời gian nướng và số lượng các lần chuyển từ Warm sang Cook có thể thay đổi tùy theo loại nồi và theo độ cao của bánh trong nồi. Nguyên tắc chung là: bột bánh trong nồi càng cao (bánh càng cao) thì thời gian nướng càng lâu và ngược lại. VD: Mình nướng công thức 3 trứng trong nồi đường kính 16cm mất 45 – 50 phút. Nếu bạn nướng cùng ct 3 trứng nhưng trong nồi đường kính 20cm thì thời gian nướng có thể sẽ giảm chỉ còn 30 – 35 phút.

 Lưu ý: với các nồi to, không nên nướng bánh quá cao (đổ nhiều bột) vì phần giữa bánh có thể chín chậm trong khi thành bánh đã chín, khô cứng hoặc cháy. Dẫn đến hậu quả là phần giữa bánh bị bết, còn mùi tanh hoặc bánh bị lõm mặt.

 3. Thường thì bánh sẽ hết mùi tanh của trứng khi nguội, nhưng để bánh thơm hơn, có thể sử dụng một chút Vanilla. Cho Vanilla vào đánh cùng trứng. Nhưng nên cẩn thận khi dùng vanilla nhân tạo/ vanilla hóa học vì có thể sẽ tạo vị đắng. Tốt nhất là dùng Vanilla chiết xuất tự nhiên.

 4. Hai thất bại thường gặp nhất khi làm bánh bằng nồi cơm điện là bánh bị cháy hoặc bánh bị xẹp.

 Với trường hợp 1, có thể do nhiệt trong nồi cơm của bạn quá cao. Có thể khắc phục bằng cách lót giấy ở thành và đáy khuôn. Và giãn thời gian chuyển từ Warm sang Cook.

 Với trường hợp 2, có thể do một số nguyên nhân như:

  • do công thức (ít bột, nhiều chất lỏng)
  • đánh bông trứng hoặc trộn bột chưa đúng (sau khi trộn bột xong thì bột loãng và lỏng, có nhiều bọt khí to, bánh nở kém hoặc không nở được, mặt bánh lỗ chỗ)
  • mở nồi cơm quá sớm
  • nhiệt độ trong nồi quá cao và liên tục cao trong một thời gian dài (vd liên tục ở trạng thái Cook…)
  • lấy bánh ra khỏi nồi quá sớm, khi bánh chưa chín hẳn

  

 Cách làm bánh flan bằng nồi cơm điện

 Bước 1: Thắng đường caramen (nước đường)

 Hướng dẫn cách làm bánh flan bằng nồi cơm điện tại nhà cực kỳ đơn giản đến bất ngờ

 

 Chuẩn bị một chiếc nồi sạch, bắc lên bếp đun ở mức lửa nhỏ. Cho vào nồi 150 gr đường trắng đã chuẩn bị cùng với khoảng 60 ml nước lọc.

 Bạn vừa lắc nhẹ nồi để đường tan hết.

  Khi nào thấy nước đường hơi sền sệt lại, đồng thời chuyển sang màu vàng nâu (vàng mật ong hay vàng cánh gián) thì bạn vắt 1/4 quả chanh vào nồi, lắc nhẹ rồi tắt bếp.

 Thắng đường xong, bạn đổ hỗn hợp caramen vào từng cốc sứ đã chuẩn bị trước sao cho mỗi cốc có một lớp đường caramen mỏng ở phía dưới đáy là được.

 Bước 2: Pha trộn hỗn hợp trứng gà

 Hướng dẫn cách làm bánh flan bằng nồi cơm điện tại nhà cực kỳ đơn giản đến bất ngờ

 

 Đập trứng gà và chỉ lấy lòng đỏ rồi để vào tô, sau khi đủ 5 lòng đỏ trứng gà trong tô thì đánh nhuyễn.

 Cho hết sữa tươi, sữa đặc và đường đã chuẩn bị trước vào trong một cái nồi nhỏ rồi khuấy đều để hỗn hợp đồng nhất.

 Bắt lên bếp nấu với lửa vừa cho đến khi sữa gần ấm nóng thì tắt bếp, bạn đừng nấu sôi nhé.

 Đổ hỗn hợp sữa đang còn nóng ra tô trứng rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Xong xuôi, bạn lọc hỗn hợp có được qua rây lọc 1 – 2 lần cho thực sự mịn nhé.

 Bước 3: Hấp bánh flan bằng nồi cơm điện

 Hướng dẫn cách làm bánh flan bằng nồi cơm điện tại nhà cực kỳ đơn giản đến bất ngờ

 

 Cho khoảng 500ml nước vào nồi cơm điện rồi bấm nút “cook”. Trong quá trình đợi nước nóng lên, bạn đổ từ từ hỗn hợp ở bước 3 vào các cốc sứ làm caramen. Lưu ý là đổ từ từ và nhẹ nhàng, tránh làm hỏng lớp đường caramen ở phía dưới.

 Tiếp theo bạn dùng khăn khô phủ lên miệng nồi và đậy kín nắp lại.

 Bật nút “cook” và để nồi cơm tự làm chín khoảng 20 phút. Khi nồi chuyển sang chế độ ủ thì bạn có thể dùng tăm xăm vào bánh để kiểm tra, nếu tăm không bị dính hỗn hợp trứng sữa thì bánh đã chín rồi đấy!

 Bước 4: Bảo quản

 Hướng dẫn cách làm bánh flan bằng nồi cơm điện tại nhà cực kỳ đơn giản đến bất ngờ

 

 Sau khi bánh đã chín, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ đợi khoảng 1 tiếng là có thể thưởng thức được rồi nhé.

  

  

  

  

 tag: ga sinh nhật chuối kem trung thu ngọt bao su pizza khoai bò cupcake kenh14 kênh 14 socola đậu xanh quy táo toshiba phong lan sharp