Doanh nghiệp niêm yết là gì – Các lợi thế của công ty niêm yết

Doanh nghiệp niêm yết là gì

 Công ty niêm yết là một công ty công cộng mà trong đó cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Đây được xem là một hình thức phát triển cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước.

 Đồng thời với việc công ty phải công bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Do đó, động lực để trở thành công ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

 Công ty niêm yết là gì

 Theo quy định của luật chứng khoán 2006, điều sau có đưa ra định nghĩa về niêm yết chứng khoán. Theo đó, niêm yết chứng khoán là đưa các chứng khoán đó có đủ điều kiện giao dịch tại sở chứng khoán hay các trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều kiện để trở thành công ty niêm yết là gì?

 Theo điều 12 của luật chứng khoán năm 2006 có quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng với 3 điều kiện như sau:

  • Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã được góp vào thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng trở lên (tính theo giá trị đã ghi trên sổ kế toán).
  • Hoạt động kinh doanh của liên tục các năm trước đăng ký phải có lãi và tính đến năm đăng ký chào bán không có lỗ lũy kế .
  • Có phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ các đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Các lợi thế của công ty niêm yết so với công ty chưa niêm yết

 Để được trở thành công ty niêm yết thì các doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện của luật chứng khoán. Do đó, điều này chứng tỏ khi đã được niêm yết thì các công ty sẽ có rất nhiều lợi thế so với những công ty chưa được niêm yết như sau:

Không chịu hạn chế bởi các thủ tục xin giấy phép đầu tư khi trường hợp có cổ đông nước ngoài nắm giữ cổ phiếu

 Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, đối với một công ty khi có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ thì bắt buộc công ty đó sẽ phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tức là giấy phép đầu tư. Nếu công ty đó đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, kêu gọi mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế và đầu tư theo hợp đồng BCC.

 Tuy nhiên đối với trường hợp công ty niêm yết thì sẽ rất khó xác định tỷ lệ sở hữu của cá nhân nước ngoài cụ thể tại một thời điểm để có thể biết được công ty khi thực hiện đầu tư có phải xin giấy phép đầu tư hay không. Điều này có thể nói là vượt quá tầm kiểm soát của công ty đó. Do đó, trên thực tế, chưa có công ty niêm yết nào làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư theo quy định của luật đầu tư. Đây là một lợi thế mà các công ty niêm yết có được.

 Lợi ích khi trở thành công ty niêm yết

Tạo thanh khoản cho tài sản thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản

 Chứng khoán hóa tài sản là một kỹ thuật mà rất nhiều doanh nghiệp, công ty bất động sản sử dụng để tạo thanh khoản cho tài sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản cần một nguồn vốn rất lớn, có thể là nguồn vốn tín dụng hay nguồn vốn từ thị trường chứng khoán.

 Đối với các doanh nghiệp không muốn tăng nợ vay trên sổ sách hoặc không thể vay thêm, thậm chí khó huy động vốn từ phát hành cổ phiếu. Do đo, phương án chứng khoán hóa tài sản hiện có để được huy động vốn.

 Theo đó, doanh nghiệp sẽ bán tài sản này cho các công ty trong hệ thống và các công ty SPVs này sẽ dùng chính tài sản này để đảm bảo các khoản vay tại ngân hàng hoặc phát hành chứng khoán để huy động vốn trả nợ cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu từ việc bán tài sản và đồng thời các ngân hàng hay chủ nợ khác sex có thêm nguồn thu từ lãi vay.

 Tuy nhiên, để có thể huy động vốn thì các công ty SPVs phải có đủ uy tín hoặc đủ lớn thì mới phát hành được chứng khoán. Các công ty SPVs này chính là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Và đây là lợi thế huy động vốn bằng các chương trình phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường.

Tăng tài sản và tỷ lệ sở hữu cho cổ đông thông qua nghiệp vụ niêm yết cửa sau 

 Để huy động vốn, các cổ đông sáng lập quyết định IPO và niêm yết cổ phiếu công ty trên sàn chứng khoán. Lúc này, đồng nghĩa với việc họ phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho những cổ đông mới tham gia, đặc biệt là với các cổ đông chiến lược và các cổ đông lớn nắm quỹ đầu tư.

 Tuy nhiên, các cổ đông lớn lúc này sẽ có ràng buộc về chống pha loãng cổ phiếu. Do đó, công ty sẽ bị hạn chế phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ hoặc trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, vấn đề này sẽ làm các cổ đông sáng lập tương đối khó chịu.

 Để khắc phục được các nhược điểm trên, lúc này các cổ đông sáng lập sẽ thành lập một công ty mới và tách riêng một mảng kinh doanh từ một công ty niêm yết sang công ty mới thành lập. Công ty mới này sẽ phát triển và có thị phần nhất định, thậm chí là có khả năng cạnh tranh lại với công ty niêm yết.

 Khi đó, các cổ đông sáng lập sẽ thuyết phục các đại hội đồng cổ đông công ty niêm yết sáp nhập với công ty mới kia thông qua phát hành cổ phiếu để hoán đổi. Theo đó cổ phiếu của các cổ đông sáng lập tại công ty mới kia sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu công ty niêm yết.

 Trường hợp này sẽ giúp các cổ đông sáng lập gia tăng thêm tài sản và tỷ lệ sở hữu tại công ty niêm yết. Đồng thời với việc khi đổi sang cổ phiếu niêm yết sẽ tăng thanh khoản cho tài sản.

Thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp bền vững

 Khi công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sàn chứng khoán thì tức là công ty đó sẽ phải tuân thủ theo các chuẩn mực quản trị công ty theo quy định của luật doanh nghiệp và luật chứng khoán. Các chuẩn mực này được xây dựng với chuẩn mực quốc tế về vấn đề quản trị công ty.

 Trên thực tế, các công ty chưa niêm yết mỗi khi phát sinh thủ tục hành chính hay các thủ tục làm việc với ngân hàng thì công ty mới sẽ được yêu cầu cung cấp các tài liệu pháp lý về quản trị nội bộ. Dường như các doanh nghiệp mới này sẽ chuẩn bị các thủ tục theo hình thức đối phó. Điều này sẽ gây bất lợi và không đảm bảo về mặt pháp lý khi có vấn đề kiện tụng xảy ra.

 Tuy nhiên, nếu công ty đã được niêm yết thì công ty buộc phải tổ chức và vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp một cách bài bản và chịu sự giám sát của thị trường hay từ các cổ đông và các cơ quan quản lý nhà nước. Các công ty niêm yết phải công bố các thông tin theo quy định của luật chứng khoán về tình hình quản trị công ty, tương tự với việc tuân thủ đầy đủ về trình tự thủ tục tổ chức đại hội cổ đông,…

 Ngoài ra, các cổ phiếu của công ty sẽ được đăng ký lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, điều này chứng tỏ được ghi nhận quyền sở hữu chắc chắn hơn nhiều cho cổ đông so với các công ty chưa được niêm yết cổ phần. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản trị công ty theo quy định của pháp luật thì hệ thống quản trị của công ty niêm yết sẽ bền vững và ít rủi ro hơn rất nhiều.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất việt nam 2019

Năm Tên công ty Ngành Mã CK Sàn niêm yết
2019 Bia rượu Nước Giải khát Sài Gòn Sabeco Thực phẩm SAB HSX
2019 Bán lẻ kỹ thuật số FPT Bán lẻ FRT HSX
2019 Bảo Việt Tài chính BVH HSX
2019 Chứng khoán Bản Việt Tài chính VCI HSX
2019 Chứng khoán SSI Tài chính SSI HSX
2019 Chứng khoán TP.HCM Tài chính HCM HSX
2019 Container Việt Nam Logistics VSC HSX
2019 Coteccons Xây lắp – Vật liệu xây dựng CTD HSX
2019 Công ty bảo hiểm Dầu khí PVI Tài chính PVI HSX
2019 Cảng Đồng Nai Logistics PDN HSX
2019 Dabaco Nông nghiệp DBC HNX
2019 Domesco Dược phẩm – Y tế DMC HSX
2019 Dược Hậu Giang Dược phẩm – Y tế DHG HSX
2019 Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn Logistics SCS HSX
2019 FPT Công nghệ FPT HSX
2019 Hòa Bình Bất động sản – Xây lắp HBC HSX
2019 Hòa Phát Xây lắp – Vật liệu xây dựng HPG HSX
2019 Khang Điền Bất động sản – Xây lắp KDH HSX
2019 Kinh Bắc Bất động sản – Xây lắp KBC HNX
2019 Masan Đa ngành MSN HSX
2019 May Sông Hồng Hàng gia dụng MSH HSX
2019 Nam Long Bất động sản – Xây lắp NLG HSX
2019 Ngân hàng Quân đội Tài chính MBB HSX
2019 Ngân hàng Á Châu ACB Tài chính ACB HNX
2019 Nhựa Bình Minh Vật liệu xây dựng BMP HSX
2019 Nhựa Tiền Phong Vật liệu xây dựng NTP HNX
2019 Nước – Môi trường Bình Dương Tiện ích BWE HSX
2019 PAN Nông nghiệp PAN HSX
2019 Phú Tài Đa ngành PTB HSX
2019 PV Gas Tiện ích GAS HSX
2019 Pymepharco Dược phẩm – Y tế PME HSX
2019 REE Đa ngành REE HSX
2019 Techcombank Tài chính TCB HSX
2019 Thiên Long Hàng gia dụng TLG HSX
2019 Thiết bị điện Việt Nam Hàng gia dụng GEX HSX
2019 Thế giới di động Bán lẻ MWG HSX
2019 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex Bán lẻ PLX HSX
2019 Vicostone Vật liệu xây dựng VCS HNX
2019 Vietcombank Tài chính VCB HSX
2019 Vietjet Air Logistics VJC HSX
2019 Vietnam Airlines Logistics HVN HSX
2019 Vinamilk Thực phẩm VNM HSX
2019 Vingroup Đa ngành VIC HSX
2019 VPBank Tài chính VPB HSX
2019 Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ Bán lẻ PNJ HSX
2019 Vĩnh Hoàn Nông nghiệp VHC HSX
2019 Vận tải Dầu khí Logistics PVT HSX
2019 Điện lực Dầu khí Việt Nam Tiện ích POW HSX
2019 Đạm Phú Mỹ Nông nghiệp DPM HSX
2019 Đất Xanh Bất động sản – Xây lắp DXG HSX

  

  

  

  

  

 Tag: danh hose excel