Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì – Đặc điểm của dn vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ là gì

 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ:

 – Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp
Siêu nhỏ
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
DN nhỏ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng
DN vừa Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng

 Chú ý:

 – Doanh nghiệp phải dựa vào các Tiêu chí trên để xác định quy mô của DN mình -> Tiếp đó là để lựa chọn Chế độ kế toán cho phù hợp

Đặc điểm đặc trưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Như phân tích ở trên chúng ta thấy được trên thế giới việc phân chia doanh nghiệp vừa và nhỏ là khác nhau, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là nhiều yếu tố và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên trong hàng loạt những tiêu chuẩn phân loại thì có hai tiêu chuẩn được sử dụng ở đây đó chính là quy mô và số lượng lao động để đánh giá và sắp xếp doanh nghiệp đấy vào doanh nghiệp vừa hay nhỏ.

Đặc trưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đặc trưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Tính chất hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay thường tập trung vào các khu vực chế biến và dịch vụ, để nó tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cụ thể được thể hiện như sau.

 Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là vệ tinh, đây sẽ chế biến các bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn, tức là gần với người tiêu dùng hơn, trong đó được thể hiện cụ thể như sau:

 Công việc của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là chế tạo chi tiết những sản phẩm, chi tiết để phục vụ cho các doanh nghiệp lớn với hình thức này nó xem là tham gia với tư cách là tham gia vào đầu tư.

 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như cá dịch vụ trọng quá trình phân phối, thương mại hóa…  những dịch vụ giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ, những doanh nghiệp nhỏ còn làm nhiệm vụ thường xuyên tham gia cac dịch vụ thương mại và dịch vụ sinh hỏa và  giải trí, những dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.

 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc tính mà những doanh nghiệp có quy mô lớn không làm được đó chính là tính linh hoạt đây được xem là tính chất nổi trội và ưu việt nhất của những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô vừa và nhỏ nên khả năng thay đổi các mặt hàng của những doanh nghiệp này là rất linh động, giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ những gì ?

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng, Luật Minh Khuê giải đáp và hướng dẫn những điểm mới nhất của Luật này:

 Ngày 2/6/2017 Quốc hội đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể tại điều 4:

 Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

 a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

 b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

 2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng rất nhiều hỗ trợ từ Chính phủ. Có 8 loại hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đương nhiên sẽ nhận được từ phía Nhà nước. Đó là: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo. cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

 Ngoài ra, những doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽ được hưởng thêm nhiều hỗ trợ nữa từ phía nhà nước. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽ được cho vay, tài trợ bởi quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

 Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan hỗ trợ.

 Các Bộ khác tùy vào chức năng chuyên môn của mình mà có những trách nhiệm riêng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

 Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

 1. Hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế, chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 3. Công bố thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế, hải quan và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Điều 24. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ

 1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

 a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 c) Tổ chức việc thống kê và công bố thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 d) Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

 đ) Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 2. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi phân phối sản phẩm.

 3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ví dụ các lĩnh vực kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • Họat động sản xuất hàng hóa: Nông, lâm, thủy sản, các mặt hàng công nghiệp.
  • Các họat động mua bán hàng hóa: Đại lý bán hàng, bán lẻ.
  • Các họat động dịch vụ: Nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, sửa chữa dụng cụ, đồ dùng, ăn uống…

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong đấu thầu

 + Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

 “Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước

 1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

 2. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 03 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu được xếp hạng cao hơn hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau.

 3. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

 4. Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.”

  

  

  

  

  

  

 Tag: thiết phòng ty hiệp nào trạng 2018 khái niệm khó khăn sme kiện liệu chứng quyết 2017 hiệu quả khóa chương trắng hà nội danh vận cổ phần