Hướng nghiệp ngành luật

Tìm hiểu ngành luật

  • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
  • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
  • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…

Chương trình đào tạo ngành Luật 

 Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Luật trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11)
1
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở
6 Ngoại ngữ A1
  Tiếng Anh A1
  Tiếng Nga A1
  Tiếng Pháp A1
  Tiếng Trung A1
7 Ngoại ngữ A2
  Tiếng Anh A2
  Tiếng Nga A2
  Tiếng Pháp A2
  Tiếng Trung A2
8 Ngoại ngữ B1
  Tiếng Anh B1
  Tiếng Nga B1
  Tiếng Pháp B1
  Tiếng Trung B1
9 Giáo dục thể chất
10
Giáo dục quốc phòng –an ninh
11 Kĩ năng mềm
II
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
II.1 Bắt buộc
12 Logic học đại cương
II.2 Tự chọn
13 Tâm lý học đại cương
14 Quản trị học
15 Kinh tế học đại cương
16 Chính trị học đại cương
17 Xã hội học đại cương
18 Cơ sở văn hóa Việt Nam
19 Môi trường và phát triển
20
Thống kê cho khoa học xã hội
III
Khối kiến thức chung của khối ngành
III.1 Bắt buộc
21
Lý luận về nhà nước và pháp luật
22
Lịch sử nhà nước và pháp luật
23 Luật hiến pháp
24 Luật hành chính
25 Luật học so sánh
III.2 Tự chọn
26
Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý
27 Luật La Mã
28 Xã hội học pháp luật
IV
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
29 Luật dân sự 1
30 Luật dân sự 2
31 Luật dân sự 3
32 Luật hình sự 1
33 Luật hình sự 2
34 Luật thương mại 1
35 Luật thương mại 2
36 Luật tài chính
37 Luật ngân hàng
38
Pháp luật về đất đai – môi trường
39 Luật hôn nhân và gia đình
40 Luật tố tụng hình sự
41 Luật tố tụng dân sự
42 Luật lao động
43 Công pháp quốc tế
44 Tư pháp quốc tế
IV.2 Tự chọn
45 Xây dựng văn bản pháp luật
46 Luật cạnh tranh
47 Luật thi hành án hình sự
48 Luật thi hành án dân sự
49 Luật hàng hải quốc tế
V
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
50 Luật thương mại quốc tế
51 Luật tố tụng hành chính
52 Pháp luật về sở hữu trí tuệ
53
Pháp luật về thị trường chứng khoán
54
Lý luận pháp luật về quyền con người
55 Tội phạm học
V.2 Tự chọn
56
Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc Asean
57 Luật hiến pháp nước ngoài
58 Hệ thống tư pháp hình sự
59 Kỹ năng tư vấn pháp luật
60
Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự
61
Giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại có yếu tố nước ngoài
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
62 Niên luận -Thực tập, thực tế
63
Khóa luận hoặc môn học thay thế tốt nghiệp (Chọn trong khối kiến thức tự chọn của khối kiến thức M3; M4; M5 những môn sinh viên chưa học)

Ngành luật thi khối nào

 – Mã ngành: 7380101

 – Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

Các trường có ngành luật

 Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn không biết nên chọn trường nào để theo học. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Luật phân chia theo từng khu vực để các bạn tham khảo.

 – Khu vực miền Bắc:

  • Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
  • Học viện Tòa án
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Biên phòng
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hàng hải
  • Đại học Thái Bình
  • Đại học Dân lập Hải Phòng

 – Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Đại học Luật – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Thái Bình Dương

 – Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Cán bộ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Những khó khăn khi học ngành luật

 1. Phải thật sự đam mê và “cháy hết mình” 

 Mọi việc nếu có đam mê và làm hết sức thì sẽ thành công. Học Luật cũng vậy, không chỉ có đam mê mà còn phải yêu thích thật sự và mãnh liệt với nó. Có như vậy khi học các bạn sẽ “ít khổ” hơn là những người khác. Vì ngành Luật thật sự phức tạp. Nó không bóng bẩy hay dễ dàng như trong những bộ phim TVB bạn từng xem, nó không đơn giản như bạn chỉ là “con kiến chết là vì nó đói” chứ cần gì tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Nếu bạn chọn học Luật vì “Gia đình em khuyên thế!”; “Nhà em có người làm trong ngành Luật” hay “Em chọn đại chứ biết gì đâu” thì khuyên bằng cả tấm lòng chân thành là nên bỏ ngành Luật ra khỏi list những ngành bạn muốn đăng ký.

 2. Không phải chỉ học 1 ngành Luật

 Hệ thống pháp luật hiện nay phân chia thành rất nhiều ngành Luật khác nhau. Người học Luật dù học chuyên ngành nào cũng đều phải có kiến thức nền tảng về pháp luật ở tất cả các lĩnh vực. Trường Đại học chỉ dạy cho bạn một số môn học có liên quan đến chuyên ngành bạn chọn, nếu muốn giỏi và vượt trội thì bạn nên … học nhiều ngành Luật khác nhau. Vì trên thực tế, để giải quyết một vấn đề phát sinh bạn cần phải có kiến thức cơ bản và liên kết những kiến thức ấy ở từng mảng, từng lĩnh vực lại với nhau.

 Ví dụ để giải quyết về một vụ việc chia thừa kế, ngoài những kiến thức về luật dân sự chúng ta còn phải tìm hiểu về luật hôn nhân gia đình hay chúng ta cần nắm những quy định về pháp luật hành chính trong các thủ tục khai nhận di sản. Rồi biết đâu trong vụ đó lại có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nữa chứ. Do đó, nếu chỉ học luật kinh tế hay luật thương mại mà không cần quan tâm đến các môn luật hình sự, luật dân sự thì sẽ là một sai lầm rất lớn đấy.

 3. Luôn phải quan tâm đến “chuyện thiên hạ”

 Người học Luật có thể được xem là “người bao đồng” nhất thiên hạ. Vì mọi vấn đề xảy ra hằng ngày trong cuộc sống, những tin tức chấn động, vụ án mạng giết người trong ngóc ngách nào đó bạn cũng phải biết để mà đưa tin tìm hiểu. Lúc nào cũng phải “phát tín hiệu” “dò la” xem thế giới ngoài kia đang ổn hay bất ổn, chuyện gia đình “ông này bà kia” ra sao … và ti tỉ những chuyện khác chỉ cần liên quan đến một xíu xiu pháp lý thì cũng không thể bỏ qua 🙂

 4. Quá trình học là “cả đời”

 Quá trình học Luật của dân Luật không chỉ gói gọn trong 4,5 năm Đại học. Khi bạn tốt nghiệp Đại học, mọi thứ chỉ mới như vừa kết thức lớp “mầm” chuẩn bị lên lớp “chồi” vậy.

 Bạn muốn trở thành Luật sư bạn sẽ phải tiếp tục sử dụng 1,5 năm cuộc đời của mình để tiếp tục hoàn thành khóa học đào tạo luật sư, và thêm 1,5 năm nữa để thực tập tại nhiều cơ sở hành nghề khác nhau trước khi chính thức được bước vào kỳ thi nhận chứng chỉ hành nghề (nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp)

 Với hàng trăm ngàn văn bản pháp luật Việt Nam và hàng ngàn văn bản pháp lý quốc tế bạn cần tìm hiểu và luôn có thể được sửa đổi bổ sung chắc chắn rằng không có luật sư hay học giả luật nào có thể tự tin một cách tuyệt đối về kiến thức và quan điểm pháp luật của cá nhân mình.

 5. Phải “lăn lộn” ngoài thực tế sớm hơn 

 Để rèn cho mình những kỹ năng thành thạo không ngôi trường nào tốt hơn “trường đời”. Vì vậy, với đa số dân Luật muốn bản thân trau dồi được kiến thức cũng như mọi kỹ năng hay có cơ hội được thực hành những điều được học ngoài thực tế, thì bạn phải chịu khó đi thực tập ở những công ty Luật, Tòa án sớm hơn những người bạn cùng trang lứa. Vì ở môi trường ấy được va chạm được tiếp xúc với những vụ việc thực tế sẽ rèn cho bạn kỹ năng phân tích tình huống, khả năng giải quyết vấn đề được nâng cao.

Nên học ngành luật nào

 1. Ngành Luật thương mại

 Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.

 Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.

 2. Ngành Luật dân sự

 Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .

 Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình…; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.

 3. Ngành Luật hành chính

 Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo …

 Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

 4. Ngành Luật quốc tế

 Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài…

 Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.

 5. Ngành Luật hình sự

 Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tim viec ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn…

 6. Ngành Quản trị – luật

 Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh… Ngành Quản trị – Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm (2009).

 Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ.

 7. Ngành Luật kinh doanh  

 Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.

 Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

NGÀNH NGHỀ SINH VIÊN LUẬT CÓ THỂ CHỌN KHI RA TRƯỜNG

 1. Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên

 Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này.

 Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.

 2. Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước

 Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển đấy.

 3. Pháp chế doanh nghiệp

 Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, việc có thể tiên liệu và phòng tránh rủi ro pháp lý không phải ai cũng làm được mà cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.

 Ngoài các doanh nghiệp, bạn cũng có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với hợp đồng, đầu tư,.. nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng luôn cần những đội ngũ pháp chế để rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu, bảo đảm những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Không những thế, các ngân hàng thường có các phòng/ban khác ngoài pháp chế mà phải dùng đến nhân sự ngành Luật như: đầu tư, doanh nghiệp, thu hồi nợ, tố tụng…

Cơ hội việc làm dành cho các sinh viên ngành Luật - Ảnh 2.

 4. Công chứng viên

 Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.

 Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.

 5. Giảng viên luật

 Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.

 6. Trợ giúp viên pháp lý

 Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…

 Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.

Cơ hội việc làm dành cho các sinh viên ngành Luật - Ảnh 3.

 7. Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…

 Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.

 Ngoài những công việc trên, vài năm trở lại đây còn một ngành mới đó là Thừa phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại không phụ thuộc vào các cơ quan này.

 Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại…

 Có nên du học ngành LuậtHọc ngành Luật ở nước ngoài là quyết định của không ít bạn có ý định đi du học, bởi vô số những lý do và đặc biệt là luật là ngành học sẽ cho bạn khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, kiến thức uyên bác, tư duy phản biện; một công việc thú vị, thu nhập tốt hay sự trọng vọng của xã hội. Theo nhiều chuyên gia về du học, nếu bạn lựa chọn du học ngành luật thì phải chú ý đến ba yêu cầu đặc biệt quan trọng là: trình độ tiếng Anh, thư giới thiệu và liên hệ nhà trường.

 Vì sự khác nhau  về hệ thống luật tại mỗi quốc gia, nhiều bạn e ngại sau khi học tập ngành luật ở nước ngoài sẽ khó có thể bắt nhịp với luật pháp nước nhà sau khi về nước làm việc. Nhưng Chị Nguyễn Thị Kim Loan – cựu SV trường The College of Law (London), hiện đang đảm nhiệm vị trí Trưởng cố vấn pháp lý tại Ngân hàng HSBC là một trường hợp điển hình chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của chị, nếu xác định du học để trở về VN làm việc, thì có kiến thức nền tảng về luật VN là chuyện quan trọng không thể thiếu.”

 Con đường du học sẽ mang lại cho bạn không chỉ sự thông thạo về hai hệ thống luật cùng lúc, các kỹ năng hành nghề rất cần thiết, mà còn là cơ hội để bạn trang bị cho mình kỹ năng Anh ngữ tại môi trường ngôn ngữ bản địa, bằng cấp được công nhận toàn cầu, nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao ngất ngưởng – là lý do chính để nhiều sinh viên quyết tâm du học luật.

  

 

 

  

  

  

 Tag: niệm 2019 phạt xin 2018 a lai quân giám đốc