Những Bài Học Hay Về Sự Thành Công

16 Bài học hài hước giúp kinh doanh thành công

 Bài học số 1

 Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

 Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

 Bài học số 2

 Một cô gái bán hoa nếu qua đêm với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu qua đêm với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu qua đêm với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

 Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

 Bài học số 3

 Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

 Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

 Bài học số 4

 Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

 Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

 Bài học số 5

 Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Đống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

 Bài học xương máu:

 1. không phải ai “đi nặng” vào người mình cũng là kẻ thù của mình

 2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình

 Bài học số 6

 Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.

 Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”

 Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

 Bài học số 7

 Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra. Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.

 – Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?

 – Vợ: ông Bob hàng xóm.

 – Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

 Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

 Bài học số 8

 Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

 Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

 Bài học số 9

 Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

 Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

 Bài học số 10

 Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

 Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

 Bài học số 11

 Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

 Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

 Bài học số 12

 Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

 Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

 Bài học số 13

 Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

 Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

 Bài học số 14

 Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

 Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.

 Bài học số 15

 Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Đại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

 Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

 Bài học số 16

 Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

 “Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

 “Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời. Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

 Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

10 Bài học thành công

 1. CHẤP NHẬN THẤT BẠI, NHƯNG TIẾP TỤC CỐ GẮNG

 Michael Jordan đã từng nói rằng, “Tôi có thể chấp nhận thất bại, bất cứ ai cũng sẽ không thành công ở điều gì đó. Nhưng tôi không thể chấp nhận sự không cố gắng”. Thất bại sau đó sẽ trở thành một phương tiện để đi tới một kết thúc, chứ không phải là sự kết thúc của tất cả. Nói cách khác, thất bại là một phần trong cuộc hành trình chúng ta hướng tới thành công. Mọi người đều có thể không thành công ở một thời điểm nào đó, điều quan trọng là chúng ta cần phải can đảm để vượt qua và tiếp tục cố gắng.

 2. TIẾP TỤC TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC BẤT CHẤP THẤT BẠI

 Chắc hẳn bạn biết Walt Disney phải không? Ngày nay ông được biết đến là ông chủ của hãng phim hoạt hình lớn nhất thế giới, tuy nhiên, ông đã từng bị sa thải vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng tốt.” Bài học ở đây là phải tiếp tục tiến tới mục tiêu cuối cùng, ngay cả khi những người khác đã thất bại khi đối mặt với những điều tương tự.

 3. THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI PHỤ THUỘC VÀO VIỆC BẠN CÓ KIÊN TRÌ THEO ĐUỔI NÓ HAY KHÔNG

 Babe Ruth nói rằng, “Mỗi cú đánh đưa tôi tới gần hơn tới điểm chạy tiếp theo.” Điều này cũng tương tự như những gì mà Edison đã nhận định về những chiếc bóng đèn hỏng của mình. Dù muốn hay không thất bại luôn là động cơ của thành công, đưa chúng ra từng bước tiến gần hơn tới thành công.

 4. ĐÔI KHI THẤT BẠI CHỈ ĐƠN GIẢN CÓ NGHĨA LÀ CẦN THAY ĐỔI HƯỚNG

 Bạn có thích kem Ben & Jerry? Tôi cũng vậy. Đây là những người tiêu biểu cho việc đã thay đổi  hoàn toàn hướng đi của họ để có thể đạt đến những thành công vang dội như hiện giờ. Ben Cohen đã bỏ học, trong khi Jerry Greenfield đã thất bại để có thể vào học trường y khoa, sau đó họ quyết định rẽ sang một hướng khác, và lần này họ đã chọn một hướng đi đúng cho mình.

 5. TIN TƯỞNG VÀO BẢN THÂN

 Không phải ai cũng sẽ “giúp bạn.” Elvis Presley, Lucille Ball, và Carol Burnett đã được khuyên nhủ rằng nên đóng gói và trở về nhà bởi vì họ thực sự không có tài năng. Tuy nhiên, bạn có thể tưởng tượng một thế giới không có âm nhạc và sự hài hước của họ không? Thành công bắt đầu từ việc bạn tin vào những gì bạn có thể làm. Đừng để người khác ngăn cản bạn trên con đường bạn hướng tới thành công!

 6. THẤT BẠI LÀ MỘT CƠ HỘI ĐỂ HỌC HỎI

 Henry Ford đã nói “Chỉ đơn giản đó là cơ hội để bắt đầu lại một lần nữa, nhưng lần này thông minh hơn.” Chắc chắn, Edison cũng sẽ đồng ý. Bạn vừa học được tất cả các sai lầm để sau đó hướng tới một sự thành công đặc biệt, như Edison đã làm với “mười nghìn” nỗ lực sai lầm của mình. Mỗi bài học kinh nghiệm, mỗi thất bại, là một hành động giúp bạn đi đúng hướng hơn.

 7. THÁI ĐỘ VỀ SỰ THẤT BẠI CÓ THỂ ĐƯA ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT

 Winston Churchill nói “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại đến thất bại mà không mất đi sự nhiệt tình của bạn.” Nước Anh đã gặp phải những bất lợi lớn trong Thế chiến II. Tuy nhiên, niềm tin nhiệt tình của Churchill trong khả năng phòng thủ của nước Anh đã dẫn đến những những thay đổi mang tính bước ngoặt của nước này trong trận chiến.

 8. CAN ĐẢM PHẢI LÀ KHẨU HIỆU CỦA BẠN

 Mary Pickford đã nói “Nếu bạn đã thực hiện những sai lầm, thậm chí là những sai lầm nghiêm trọng, luôn luôn có một cơ hội khác cho bạn. Những gì chúng ta gọi là thất bại không phải là rơi xuống mà là không tiến lên “. Điều quan trọng là không cho phép thất bại đánh bại bạn và kết thúc tất cả. Bạn phải tiếp tục về phía trước.

 9. ĐỪNG BỎ CUỘC

 “Đối với mỗi thất bại, có một cách khác thay thế. Bạn chỉ cần tìm ra nó. Khi bạn gặp tảng đá chắn đường, hãy đi đường vòng”, câu nói của Mary – một người rất thành công trong lĩnh vực mĩ phẩm. Có lẽ, bài học của sự thất bại là có thể có một cách tốt hơn hoặc một cách khác để đạt được mục tiêu của bạn.

 10. Thành công chỉ có thể phát triển từ thất bại

 Benjamin Disraeli – cựu Thủ tướng Anh cho biết, “Tất cả những thành công của tôi đã được xây dựng trên những thất bại của tôi.” . “Thật vậy, thất bại chỉ là một điểm khi bạn đang trên đường đến thành công. Nếu không có thất bại, chúng ta sẽ  không học hỏi và mỗi bước tiến tới thành công sẽ trở nên trì trệ. Hãy để thất bại hướng chúng ta tới thành công thay vì trở thành điểm dừng…

Bài học thành công từ gã ăn mày

 Dân sale sẽ có bài học kinh doanh từ người ăn mày trên phố, giúp cải thiện chiến lược, tư duy của mình.

 “Ăn mày cũng cần phải có phương pháp khoa học”, “tri thức quyết định tất cả” là lý do tại sao người ăn mày trong câu chuyện dưới đây có được mức thu nhập hơn hẳn những người làm công ăn lương khác.

 Tôi xách túi đồ Levi’s vừa mới mua ra khỏi khu trung tâm thương mại, sau đó đứng ở cửa đợi một người bạn. Một tay ăn mày nhìn thấy tôi liền xán lại gần và đứng trước mặt tôi, tiếp theo là một câu chuyện khiến tôi vô cùng thấm thía, nó giống như một bài học sinh động về nghiên cứu thị trường vậy.

 “Xin anh… cho tôi ít tiền đi”. Trong lúc chả có việc gì, tôi lấy một đồng xu trong túi vứt cho ông ta, đồng thời bắt chuyện.

 Không ngờ tay ăn mày này khá hoạt ngôn, ông ta kể: “… Anh biết không, tôi chỉ ăn xin quanh khu Bắc Hoa Cường này thôi? Tôi chỉ liếc mắt một cái là thấy anh, vào đây mua đồ Levi’s thì chắc hẳn là người chịu chi…”

 “Ồ? Ông có vẻ hiểu đời phết nhỉ?” Tôi ngạc nhiên nói.

 “Thì ăn mày cũng cần phải có phương pháp khoa học chứ”. Ông ta nói.

 Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa, vô cùng thú vị bèn hỏi: “Thế ăn mày cũng cần phương pháp khoa học như thế nào?”

 “Đầu tiên, anh thử nhìn tôi xem có khác gì so với những tay ăn mày khác?”. Tôi liền nhìn kỹ ông ta, đầu bù tóc rối, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương nhưng lại rất sạch sẽ.

 “Mọi người thường rất phản cảm với ăn mày nhưng tôi tin chắc rằng anh không hề phản cảm đối với tôi, điều này tôi tự cảm thấy được, và đó cũng là điểm mà tôi khác những tay ăn mày khác”. Ông ta nói.

 Tôi gật đầu đồng ý, quả thực là không phản cảm tý nào, thế nên tôi mới chủ động bắt chuyện với ông ta chứ.

 “Tôi biết phân tích SWOT, ưu thế, bất lợi, cơ hôi và nguy cơ. Đối với những đối thủ cạnh tranh, ưu thế của tôi chính là khiến mọi người cảm thấy không hề phản cảm. Cơ hội và nguy cơ đều là những yếu tố bên ngoài, tùy thuộc vào mật độ dân số và khu vực trọng yếu của Thâm Quyến…”

 “Tôi đã tính toán rất cụ thể rằng, hàng ngày người qua lại ở khu vực này lên đến hàng vạn người, người nghèo cũng lắm mà người giàu còn đông hơn. Như vậy, nếu như mỗi ngày tôi xin của mỗi người 1 đồng, thì mỗi tháng tôi sẽ kiếm được 30 vạn. Thế nhưng, không phải ai cũng sẽ cho tôi tiền, hơn nữa một ngày tôi làm sao xin được nhiều người như thế, cho nên tôi cần phải phân tích, đâu là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi”.

 Ông ta lấy giọng nói tiếp: “Ở khu vực này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% tổng số lượng người qua lại, tỉ lệ xin thành công chiếm khoảng 70%; khách hàng tiềm năng thì chiếm khoảng 20%, tỉ lệ xin thành công chiếm khoảng 50%; còn lại 50% số người, tôi chọn cách bỏ qua, bởi vì tôi không có đủ thời gian để thử vận may với họ”.

 “Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của mình”. Tôi vội hỏi.

 “Trước tiên, khách hàng mục tiêu là những thanh niên như anh đây, có thu nhập và chịu chi. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong danh sách khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước người bạn khác giới của mình nên sẽ rất hào phóng.

 Tiếp nữa tôi chọn các cô gái xinh đẹp nhưng đi một mình làm khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo sau nên đa số sẽ cho tiền cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều trong tầm tuổi từ 20 – 30. Còn những người ít tuổi hơn thường kinh tế eo hẹp, hay những người nhiều tuổi hơn thì thường đã có gia đình rồi, tài chính sẽ do vợ nắm giữ, những đối tượng như vậy thì chả mong đợi được gì, họ thậm chí còn muốn xin ngược lại tôi ý chứ”.

 “Thế mỗi ngày ông xin được khoảng bao nhiêu tiền?”. Tôi tiếp tục hỏi nhằm tìm ra được bài học kinh doanh từ người ăn mày này.

 “Từ thứ hai đến thứ sáu, kiếm được ít hơn, chỉ khoảng trên dưới 200 đồng, còn cuối tuần có lúc lên tới 400-500 đồng”.

 “Nhiều vậy sao?”

 Thấy tôi tỏ vẻ nghi ngờ, ông ta làm phép tính cho tôi xem: “Cũng giống như mọi người, tôi ngày làm việc 8 tiếng, từ 11 giờ sáng tới 7 giờ tối, và cuối tuần tôi vẫn đi làm bình thường. Mỗi lần xin tiền tôi mất khoảng 5 giây, thêm thời gian di chuyển và tìm kiếm mục tiêu thì khoảng 1 phút tôi xin 1 lần và được 1 đồng, như vậy 8 tiếng là 480 đồng, nhân với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì một ngày tôi kiếm được gần 300 đồng”.

 “Tôi đặc biệt là không có đeo bám khách chạy dọc con phố, nếu như xin họ mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám riết lấy họ, bởi nếu như họ muốn cho thì họ đã cho rồi, nên dù có bám dai cỡ nào thì tỉ lệ thành công cũng rất là thấp. Vì thế, thay vì lãng phí thời gian có hạn của mình trên những đối tượng khách hàng như này, tôi thà tìm kiếm một mục tiêu khác “.

 Lợi hại! Tay ăn mày này đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong, ông ta giống như một vị giám đốc Marketing dày dặn kinh nghiệm vậy.

 “Ông nói tiếp đi”. Tôi hào hứng nói, xem ra hôm nay tôi học được một bài học hay đây.

 “Có người nói, ăn mày là dựa vào vận may để kiếm cơm, tôi thì không cho là như vậy. Tôi lấy ví dụ, đứng trước cửa hàng chuyên bán đồ nữ là một anh chàng đẹp trai và một cô nàng xinh gái, anh sẽ chọn ai để xin?”

 Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo tôi không biết.

 “Anh nên đến xin tiền anh chàng đẹp trai kia vì đứng bên cạnh anh ta là một cô gái xinh đẹp, lẽ nào anh ta lại không cho anh tiền? Còn nếu anh đến xin cô gái xinh đẹp kia thì có khả năng cô ta sẽ giả vờ sợ sệt anh rồi tránh đi chỗ khác”.

 “Lại lấy cho anh một ví dụ nữa, đứng ở trước cổng Cocopark có một cô gái trẻ tay xách một túi đồ vừa mua ở siêu thị, có một cặp tình nhân đang đứng ở đó ăn kem, và cũng có một anh thanh niên đóng bộ suit chỉnh tề, tay cầm túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ cần nhìn mỗi người 3 giây và không ngần ngại bước đến xin tiền cô gái trẻ.

 Cô gái đó cho hẳn tôi 2 đồng và ngạc nhiên vì sao tôi chỉ xin tiền mỗi cô ta. Tôi trả lời cô ta rằng, đôi tình nhân kia đang ăn kem nên không tiện rút tiền; còn anh đóng bộ chỉnh tề kia chưa chắc có tiền lẻ, còn cô vừa mua đồ trong siêu thị đi ra thì chắc chắn trên người sẽ có tiền lẻ”.

 Cũng có lý, tôi càng nghe càng thấy thú vị.

 “Thế nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả”. Tôi từng được nghe mấy chục vị CEO phát biểu câu này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nghe nó từ một tay ăn mày.

 “Ăn mày cũng phải có chiến lược, chứ nếu ngày ngày chỉ biết ngồi trên cầu đi bộ thì làm sao mà xin được tiền? Người đi qua cầu đi bộ ai cũng vội vội vàng vàng chứ có ai ra đấy chơi bao giờ, leo lên leo xuống chỉ tổ mệt người. Cần trang bị tri thức cho bản thân, học tập có thể khiến người ta trở nên thông minh hơn, và người thông minh sẽ không ngừng học hỏi kiến thức mới để trở thành nhân tài. Thế kỷ 21 này người ta cần nhất là gì? Đó chính là nhân tài.”

 “Có lần, một người cho tôi 50 đồng chỉ để tôi giúp anh ta đứng dưới lầu gào 100 lần câu: “An Hồng, anh nhớ em”. Tôi tự tính nhẩm, gào một câu mất 5 giây, tương đương với thời gian tôi một lần đi ăn xin nhưng thù lao lại được có 0,5 đồng nên tôi đã từ chối anh ta.”

 “Ở Thâm Quyến này, mỗi tháng một người ăn mày thông thường có thể kiếm được từ 800 đến 1000 đồng, ai may mắn hơn thì sẽ kiếm được khoảng hơn 2000 đồng. Cả thành phố này có khoảng 100.000 tay ăn mày nhưng chỉ có khoảng 10 tay ăn mày mỗi tháng kiếm được trên 10.000 đồng, và tôi là một trong số những tay ăn mày đó, hơn nữa lại khá ổn định, hầu như không có biến động nhiều.”

 Quá giỏi, tôi càng nghe càng cảm thấy bái phục tay ăn mày này.

 “Người ta thường nói tôi là một tên ăn mày vui vẻ. Các tên ăn mày khác nói tôi vui vẻ là vì tôi có nhiều tiền, nhưng tôi trả lời họ rằng, họ sai rồi, tôi vui vẻ là vì tôi có tâm trạng tích cực nên tôi kiếm được nhiều tiền.”

 Nói hay lắm!

 “Ăn mày là nghề của tôi, nên cần phải hiểu được niềm vui do công việc của mình đem lại. Những lúc trời mưa vắng người qua lại, những tay ăn mày khác đều kêu ca phàn nàn hoặc ngủ, tôi cho rằng đừng nên như thế, những lúc như vậy hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về dẫn vợ con đi dạo ngắm trời đêm, cả gia đình vui vẻ hạnh phúc, đi đường đôi lúc gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng rồi nhìn họ vui vẻ cảm ơn rồi rời đi, phảng phất như nhìn thấy mình trong đó.”

 “Ông cũng có vợ con à?”. Tôi bất chợt thốt lên khiến người đi đường cũng ngoảnh đầu lại nhìn.

 “Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đang đi học tiểu học. Tôi mua trả góp một căn hộ ở khu Phúc Điền, thời hạn 10 năm, vẫn còn 6 năm nữa mới trả hết nợ. Vì thế, tôi phải nỗ lực kiếm tiền để con tôi lớn lên còn học đại học ngành Quản trị kinh doanh, sau đó nó còn kế nghiệp của tôi, và có khi nó còn có thể trở thành một tên ăn mày xuất sắc hơn cả bố nó nữa ý chứ.”

 “5 năm trước tôi làm hoạch định chiến lược thị trường cho một công ty phần cứng máy tính ở khu Trung Hoa, sau 2 năm tôi được thăng chức làm quản lý bán hàng, lương tháng 5000 đồng. Vào thời điểm đó, tôi mua thế chấp một chiếc máy tính IBM hơn 10.000 đồng, mỗi tháng phải trả 2000 đồng, cuộc sống dở sống dở chết. Sau đó, tôi nghĩ cứ thế này thì mãi mãi mình không khá lên được, nên tôi đã từ chức và đi ăn xin, và bây giờ tôi hài lòng khi trở thành một tên ăn mày “chất lượng cao”.”

 Nghe xong, tôi phấn khích hỏi: ” Ông ơi, ông có nhận tôi làm đệ tử không?”

 Đúng là nhân tài không nhất định phải ở chốn văn phòng. Nếu như bạn là nhân tài thì bất kể bạn ở trong hoàn cảnh nào, ở cương vị nào cũng đều có thể thông qua sự nỗ lực của bản thân mà trở thành chuyên gia. Bài học kinh doanh quý từ người ăn mày trên phố đến từ chính sự nỗ lực học hỏi, quan sát, lên chiến lược của ông. Vì thế, các bạn trẻ, đừng phàn nàn về môi trường làm việc không tốt, vị trí công việc không cao hay thu nhập quá thấp, mà hãy tìm phương pháp để thay đổi chúng.

Bài học thành công từ cây tre

 Hãy thử trồng 1 cây tre

 Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi. Một năm trôi qua. Trong khi trăm hoa đua nở rồi tàn thì giống tre của bạn vẫn nằm im không động tĩnh. Bạn vẫn tiếp tục chăm sóc, và đợi thêm một năm nữa. Nhưng đến năm thứ 2 bạn cũng không thấy gì, năm thứ 3 cũng không thấy gì, năm thứ 4 cũng không thấy gì… Bạn sẽ làm gì đây!?

 Hãy đợi thêm một năm nữa.

 Vào năm thứ 5, bạn sẽ thấy măng nhú lên, và chỉ trong vòng 6 tuần, cây tre của bạn đã vụt cao 27 mét.

 Điều này cho ta thấy những bài học gì?

 Bài học 1: NHẪN NẠI

 Có rất nhiều người không nhẫn nại. Họ làm một việc gì đó và muốn có kết quả tức thời. Khi mọi thứ không như mong đợi, họ dễ dàng từ bỏ. Hãy biết kiên nhẫn. Khi gieo giống tre xuống đất, bạn phải không ngừng chăm sóc cho nó. Nếu không thấy kết quả mà ngừng chăm sóc, thì 5 năm sau bạn không thu hoạch được gì.
Nếu bạn không kiên nhẫn mà muốn có kết quả ngay ? Tưởng tượng xem hôm nay bạn gieo giống, và muốn thu hoạch vào ngày hôm sau thì bạn sẽ thu được gì: Những giống tre ướt!
Có những lúc bạn nỗ lực và không thấy kết quả gì, bạn sẽ chán nản. Những lúc ấy hãy nhớ rằng bạn đang tiến bộ lên mỗi ngày, chỉ vì bạn chưa nhận thấy đó thôi. Hãy bền bỉ. ĐỪNG TỪ BỎ !!!

 Bài học 2: NIỀM TIN

 Hãy giữ vững niềm tin của bạn. Suy cho cùng sự kiên nhẫn bền bỉ mà bạn có cũng đều cần có niềm tin Nuôi Dưỡng nó. Khi không nhìn thấy tre mọc, bạn sẽ rất dễ hoang mang và mất niềm tin. Mất niềm tin nghĩa là bạn đã đi gần đến thất bại.
Niềm tin giúp bạn gạt qua nỗi sợ hãi, nghi ngờ. Và là khơi nguồn để biến giấc mơ của bạn thành sự thật.

 Bài học 3: XÂY DỰNG GỐC RỄ VỮNG CHẮC

 Hãy hình dung cây tre vươn cao 27 mét chỉ trong vòng 06 tuần. Làm sao điều đó có thể xảy ra được? Vì nó đã dành đủ thời gian cần phải bỏ ra để phát triển bộ rễ.

  

 

 

 Tag: then singapore jack ma youtube tỷ phú coca cola 78 dậy sớm gương hy sinh- – hàn quốc khởi luận bổng lớp đón tóm tắt video web 24 chia sẻ 2019 vinamilk viettel com nguyên