Thành lập công ty phần mềm năm 2020

 Thành lập công ty phần mềm năm 2020

 Công nghệ thông tin càng phát triển thì càng có nhiều phần mềm hữu dụng không chỉ cho sản xuất kinh doanh mà cho cả đời sống hàng ngày. Các công ty phầm mềm có thể lập trình phầm mềm theo yêu cầu đặt hàng của đối tác hoặc có thể xuất bản những phần mềm do chính công ty tạo ra. Để kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm trước tiên cần phải thành lập công ty phần mềm. Dưới đây là thủ tục thành lập công ty phần mềm để quý khách tham khảo:

 I. Khái Niệm Về Phần Mềm

 Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là “phần mềm không thể sờ hay đụng vào”, có thể giải thích như sau: Phần mềm máy tính là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

 thành lập công ty phần mềm

 II. Điều Kiện Thành Lập Công Ty Phần Mềm

 Kinh doanh phần mềm không phải lĩnh vực có điều kiện nên vì vậy thành lập doanh nghiệp khá đơn giản :

  • Có giấy phép kinh doanh về lĩnh vực đăng ký
  • Tuân thủ các quy định trong Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
  • Có trụ sở doanh nghiệp không được là chung cư. Nhà thuê hay nhà chính chủ đều được. Không yêu cầu phải có hộ khẩu hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Chủ thể kinh doanh không cần có trình độ hay tín chỉ chuyên môn đều được
  • Lựa Chọn Mã Ngành Kinh Doanh Và Loại Hình Doanh Nghiệp

 Với ngành công nghệ phần mềm, có 6 mã ngành sau :

  1. Mã ngành 5820: Sản xuất phần mềm
  2. Mã ngành 4651: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
  3. Mã ngành 6201: Lập trình máy vi tính
  4. Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
  5. Mã ngành 6209: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
  6. Mã ngành 4741: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

 Tùy thuộc vào việc lựa chọn mã ngành kinh doanh, quy mô sản xuất và vốn đầu tư mà chủ thể kinh doanh quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp hợp lý

  1. Công ty cổ phần
  2. Công ty TNHH
  3. Doanh nghiệp tư nhân
  4. Công ty liên doanh

 III. Quy Trình Thủ Tục Thành Lập Công Ty Phần Mềm

 Bước 1Soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty phần mềm

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty phần mềm
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên (phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp hoặc Danh sách cổ đông nếu thành lập công ty cổ phần)
  • Các giấy chứng nhận sau : Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên ( tất cả giấy tờ liên quan phải sao y công chứng)

 Bước 2: Nộp hồ sơ – nhận kết quả – đăng bố cáo doanh nghiệp

  • Hồ sơ hoàn tất được nộp về Phòng đăng ký kinh doanh – Thuộc sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thành Phố nơi đặt trụ sở công ty
  • Sau 5 đến 7 từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo nhận kết quả hoặc bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đúng
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty phần mềm
  • Đóng lệ phí và đăng bố cáo doanh nghiệp lên trang thông tin điện tử quốc gia.Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Bước 3: Chuẩn bị thủ tục còn lại trước khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động:

  • Khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh Thành Phố
  • Khai thuế ban đầu đối với công ty phần mềm và nộp tờ khai, lệ phí môn bài
  • Tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn
  • Treo biển hiệu công ty theo địa chỉ đăng ký doanh nghiệp
  • Mở tài khoản doanh nghiệp

 Thành lập công ty phần mềm

 IV. Một Số Lưu Ý Khi Đưa Doanh Nghiệp Vào Hoạt Động

  • Được phép tham gia nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghệ thông tin
  • Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin
  • Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm điều kiện và tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu – phát triển, sản xuất;
  • Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY 

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp tới quý khách dịch vụ thành lập doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi, quý khách sẽ được:

 Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax, điện thoại….)
Soạn thảo các hồ sơ thành lập của doanh nghiệp, gồm:

 Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên/cổ đông công ty ( Tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp sẽ có danh sách phù hợp)

 Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

 Cung cấp cho khách hàng các văn bản nội bộ của doanh nghiệp nếu khách hàng có nhu cầu như:
Điều lệ;
Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
Chứng nhận sở hữu cổ phần;
Sổ cổ đông;
Thông báo lập sổ cổ đông…
Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
Tư vấn các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp  khi thành lập mới công ty.

 Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp như: đăng ký sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử, thuế môn bài, cung cấp dịch vụ kê khai báo cáo thuế của doanh nghiệp.

 Nội dung bài viết