Thoái hóa khớp gối là gì – Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là gì

 Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.

  • Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương nhiều.
  • Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp gối gây đau, vận động khó khăn.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

 Thoái hóa khớp gối thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.

 Hình ảnh Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

 Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi

  • Cân nặng – công viêc: Bên cạnh đó, cân nặng và công việc cũng là nguyên nhân làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Bởi khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể. Và đặc biệt thói quen sinh hoạt, những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng cũng là nguyên nhân làm khớp rối thoái hóa nhanh hơn.
  • Chấn thương: do va chạm, ngã… do tai nạn là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Ngoài ra, việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

 Theo TS-BS Tăng Hà Nam Anh, (Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương) tình trạng thoái hóa không chỉ diễn ra ở sụn khớp mà còn diễn ra ở vị trí mà trước giờ ít được quan tâm, đó chính xương dưới sụn.

 Xương dưới sụn là phần nằm ngay bên dưới sụn khớp, hỗ trợ sụn trong việc chống sốc, giảm áp lực để khớp vận động bình thường và cung cấp một phần dinh dưỡng cho sụn canxi nằm gần mặt xương dưới sụn, thúc đẩy sự chuyển hóa nơi sụn khớp.

 Tuy nhiên, quá trình lão hóa và tác động cơ học trong vận động làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của xương dưới sụn. Trong quá trình thoái hóa, xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến có những phản ứng bất thường tạo thành các vùng xương rỗng, vùng xương dày – xơ xen kẽ, lâu ngày tạo thành gai xương.

 Xương dưới sụn hư tổn khiến lớp sụn mất đi sự hỗ trợ chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng; đồng thời, khi thoái hóa, sụn bị nứt gãy, bong tróc cũng là yếu tố thúc đẩy xương dưới sụn hư tổn. Sự suy thoái, tác động qua lại giữa sụn và xương dưới sụn làm khớp thoái hóa nhanh hơn.

 Phát hiện mới về nguyên nhân thoái hóa khớp này là đã mở ra hướng mới trong hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa xương khớp nói chung.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì

 Thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm các triệu chứng khó chịu và cảm giác đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường sử dụng các thực phẩm sau đây:

 1. Các loại rau

 Rau xanh các loại đều rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người mắc chứng thoái hóa khớp gối. Chúng giàu chất xơ, chứa vitamin A, C, E cần thiết cho sự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, người bệnh cần ưu tiên sử dụng một số loại rau như:

  • Rau có màu xanh đậm: Chứa hàm lượng oxy hóa cao, giàu magie, canxi có khả năng làm chậm sự thoái hóa của xương khớp, tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai của hệ xương khớp. Có thể kể đến như rau diếp cá, tỏi tây, cải xoăn…
  • Rau bina: Còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi, có chứa lượng lớn flavonoid có khả năng chống viêm, tốt cho người bị viêm khớp hoặc loãng xương. Ngoài ra, rau bina cũng giàu carotenoid, sắt, folate, vitamin K, canxi… không chỉ tốt cho xương mà còn hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao thị lực.
  • Bông cải xanh: Có chứa Sulforaphane, có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối, giảm sản xuất chất gây viêm từ đó giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
  • Rau củ có màu cam: Giàu vitamin A, C, canxi, đặc biệt còn giúp sản sinh collagen, hỗ trợ tốt cho sự hồi phục của đĩa đệm. Có thể kể đến như cà rốt, bí ngô…

 2. Nấm

 Các loại nấm đều được xem là thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe xương khớp. Không những thế, nấm còn giúp tăng cường đề kháng, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư. Đặc biệt, nấm có chứa polysaccharide có thể tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của các khối u. Đối với người bị thoái hóa khớp gối, nên tăng cường dùng các loại nấm như:

  • Nấm hương: Có khả năng chống viêm, chữa suy nhược cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng tay chân tê bại.
  • Nấm mộc nhĩ: Phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp…

 Để nâng cao hiệu quả điều trị, hỗ trợ phòng và điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp gối nên kết hợp nấm với các loại rau củ như súp lơ xanh, cà rốt…

 3. Thực phẩm giàu vitamin C

 Vitamin C rất cần thiết cho sự phát triển của sụn, thiếu vitamin sẽ gây ra tình trạng sụn yếu, điều này khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, do đó, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thì nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C.

 Các thực phẩm này bao gồm: Ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn, đu đủ, ổi, dứa, trái cây họ cam quýt như cam, bưởi…

 4. Thực phẩm giàu Beta carotene

 Beta caroten là tiền chất của vitamin A, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn mù lòa, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và mô không bị ảnh hưởng của gốc tự do. Được sử dụng để hỗ trợ chữa các bệnh viêm xương khớp, tăng huyết áp, xơ nang, bệnh về gan, tuyến, tụy…

 Các thực phẩm giàu beta caroten có thể kể đến như đậu Hà Lan, củ cải, khoai lang, đu đủ, quả anh đào, mận…

 5. Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất rất tốt cho người mắc thoái hóa khớp
Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất rất tốt cho người mắc thoái hóa khớp

 Các loại quả mọng rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E, quercetin, canxi, magie, kẽm, rutin tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe xương khớp.

 Có thể kể đến như: Dâu tây, dâu tằm, nam việt quất, nho, việt quất, kỷ tử…

 6. Cá

 Các loại cá mà người bị thoái hóa khớp gối nên ăn là cá giàu axit béo omega-3. Bởi lẽ omega-3 có thể giúp ức chế quá trình sản xuất enzyme, cytokine từ đó giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

 Các loại cá này là:

  • Cá hồi tươi
  • Cá cơm
  • Cá thu
  • Cá trích

 7. Thực phẩm giàu vitamin D

 Vitamin D cũng rất cần thiết cho việc ngăn ngừa tổn thương ở sụn. Không chỉ vậy, nó còn giúp làm giảm nguy cơ hẹp khớp xương. Người bệnh có thể bổ sung bằng việc phơi nắng trong 15 – 20 phút, chỉ nên phơi nắng vào sáng sớm.

 Ngoài ra cũng có thể bổ sung qua các thực phẩm như:

  • Trứng
  • Cá tuyết
  • Cá mòi
  • Tôm
  • Cua

 8. Sữa

 Sữa giàu protein, canxi, magie, canxi giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp, đồng thời còn cải thiện các triệu chứng sưng đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Tuy nhiên, nên chọn các loại sữa ít béo để duy trì cân nặng, hạn chế tình trạng tăng cân.

 Các sản phẩm nên sử dụng như sữa ít béo, sữa chua, phô mai…

 9. Bơ và đậu nành

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Bơ giúp bảo vệ và sữa chữa sụn khớp

 Có chứa chất kích thích sản sinh collagen cho xương khớp, sụn và gân. Đặc biệt, bơ còn có tác dụng bảo vệ, sửa chữa sụn, đẩy lùi thoái hóa ở mô xương, từ đó ngăn ngừa hiệu quả quá trình thoái hóa khớp gối.

 10. Các loại gia vị

 Một số loại gia vị sử dụng hàng ngày rất có ích cho việc xoa dịu cơn đau nhức đồng thời giảm sưng viêm ở khớp gối. Cụ thể:

  • Tỏi: Có chứa diallyl disulfide giúp chống lại các enzyme làm hỏng sụn khớp. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa chất chống viêm làm giảm triệu chứng sưng đau khó chịu.
  • Gừng: Giúp hạn chế quá trình viêm do thoái hóa, người bệnh có thể dùng gừng ở dạng bột nghiền, dạng tươi, dạng khô hay trà thảo dược.
  • Hạt tiêu, ớt lá lốt: Giảm đau khớp, chống viêm, tiêu sưng.

 11. Nước hầm xương

 Nước hầm xương cung cấp cho người bệnh nhiều chondroitin và glucosamine. Hai chất này rất quan trọng trong thành phần của sụn khớp. Ngoài ra, nước xương cũng chứa collagen để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp. Các loại xương này là sụn sườn bò, xương sườn lợn, xương ống…

 12. Thực phẩm khác

 Một số gợi ý khác nếu bạn đang thắc mắc người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì:

  • Các loại ngũ cốc, đậu nguyên chất chưa qua tinh chế
  • Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ thực vật, dầu dừa, các loại hạt
  • Các loại thảo mộc và trà như trà xanh, nghệ, húng quế…

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ

 Khớp gối bị thoái hóa gây đau nhức khiến người bệnh ngại di chuyển, chính điều này lại càng làm cho khớp trở nên kém linh động, máu lưu thông kém, các bộ phận như cơ, gân, dây chằng bị co cứng làm bệnh tăng nặng hơn. Do đó, với câu hỏi bị thoái hóa khớp gối thì có nên đi bộ không, các chuyên gia xương khớp khẳng định đi bộ là cần thiết nhưng phải đi đúng cách.

 Khi đi bộ, người bệnh không nên sải bước quá dài, di chuyển với tốc độ nhanh sẽ tạo thêm áp lực lên phần khớp đang bị thoái hóa, khiến cho sụn và xương dưới sụn ở khớp gối vốn đã bị tổn thương lại càng tăng gánh nặng. Thay vào đó, đi bộ chậm rãi, khoảng cách giữa hai lần bước chỉ nên là 1 hoặc 2 bàn chân. Mỗi ngày có thể đi từ 30 – 60 phút, nhưng nên chia đều khoảng thời gian ấy ra làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi khoảng 10 – 15 phút để tạo cơ hội cho khớp được nghỉ ngơi. Đi bộ đúng cách, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, xây dựng cơ bắp, duy trì cân nặng ở mức hợp lý từ đó có thể giảm được áp lực mà khớp gối đang phải gánh chịu, đồng nghĩa với việc đầu gối sẽ ít đau hơn. Và nếu trong quá trình vận động, nhận thấy phần gối có những dấu hiệu bất thường như gia tăng mức độ đau nhức, đầu gối bị sưng, khó khăn hơn khi di chuyển… người bệnh nên dừng ngay việc đi bộ, sơ cứu bằng cách chườm lạnh vào đầu gối và tốt nhất hãy đến gặp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

 Thoái hóa khớp gối là bệnh lý liên quan đến xương khớp xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là những người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi.

 Bệnh được gây ra bởi tình trạng sụn khớp bị tổn thương, dịch khớp giảm tiết do tình trạng lão hóa diễn ra nhanh hơn. Thoái hóa khớp gối rất khó để điều trị dứt điểm, bởi đây là tình trạng bệnh thường hay tái phát.

 Để điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh cần phải đi thăm khám để được chẩn đoán và sớm đưa ra phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị thì người bệnh cần phải kết hợp những bài tập về xương khớp giúp rút ngắn thời gian điều trị.

 Trong số những bài tập về xương khớp thì bộ môn Yoga được xem là “liều thuốc thần kỳ” giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hữu hiệu. Những bài tập yoga tại nhà được nhiều người áp dụng để điều trị thoái hóa khớp gối được kể đến:

1. Tư thế trái núi

 Đây là một trong những tư thế cơ bản nhất giúp làm nền cho những người mới bắt đầu. Đây là tư thế đứng yên, vững vàng như quả núi, giúp tăng sức lực ở vùng đùi, đầu gối và mắt cá chân. Bên cạnh đó còn giúp thư giãn các khớp chi ở bộ phận bên dưới.

 Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, hai bàn chân song song và gót chân hơi cách nhau, để tay xuôi thẳng xuống.
  • Bước 2: Nâng gối và điều chỉnh hai chân nhẹ nhàng mà không làm cứng cơ bụng, hơi căng mắt cá chân.
  • Bước 3: Chuyển động nhẹ nhàng, thả lỏng các ngón chân, giữ cho đầu và cột sống thẳng, kéo giãn cổ.
  • Bước 4: Hóp bụng vào kết hợp với nâng xương ức và mở rộng lồng ngực rồi hít thở thật đều.
  • Bước 5: Giữ tư thế trong vài giây rồi thả lỏng cơ thể.
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
Tư thế trái núi – bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

 Bạn nên áp dụng bài tập này sau bữa ăn khoảng tầm 4 – 5 tiếng, thực hiện động tác mỗi ngày 10 lần và thời gian thực hiện từ 10 – 20 giây.

2. Tư thế chiến binh

 Đây là tư thế giúp tăng khả năng tập trung, giúp cho ngực luôn mở rộng để tăng khả năng hô hấp. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho phần lưng, mông, đùi trở nên chắc khỏe hơn.

 Hướng dẫn thực hiện: 

  • Bước 1: Từ tư thế đứng thẳng, dang rộng hai tay và hai chân với khoảng cách 130cm.
  • Bước 2: Nâng hai cánh tay song song với sàn nhà, một cánh tay hướng thẳng về phía trước, cánh còn lại hướng về phía sau, 2 lòng bàn tay hướng xuống đất.
  • Bước 3: Chân phải giữ thẳng, xoay chân trái về phía bên trái 1 góc 90 độ
  • Bước 4: Uốn cong đầu gối trái trên mắt cá chân trái, ống chân phải vuông góc với sàn nhà
  • Bước 5: Hai tay duỗi thẳng, quay đầu sang trái nhìn qua các ngón tay
  • Bước 6: Giữ tư thế trong vòng 1 phút, sau đó đổi tư thế với chân còn lại.
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
Tư thế chiến binh – bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

 Tập bài tập này thường xuyên sẽ giúp tăng tính linh hoạt của cột sống, đồng thời giúp hóa giải những vấn đề như trầm cảm, mất ngủ, tăng huyết áp, hỗ trợ giảm cân,…

3. Tư thế vặn cột sống

 Với tư thế vặn cột sống không những giúp điều trị các bệnh lý về xương khớp mà còn giúp điều trị thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả. Ngoài ra hỗ trợ kéo căng cột sống, hông, vai và tác động lên thắt lưng.

 Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn nhà, hai chân bắt chéo, hai tay đặt bên cạnh hông.
  • Bước 2: Điều chỉnh sao cho gối về gần hông, mắt cá chân và đùi giữ ở tư thế thư giãn.
  • Bước 3: Hít thật sâu rồi thở ra, vặn thân ra sau hết mức có thể sang trái. Tay phải đặt trên sàn, tay trái đặt trên đùi. Đảm bảo mông luôn đặt trên sàn.
  • Bước 4: Đầu nhìn qua vai, giữ tư thế từ 30 – 60 giây.
  • Bước 5: Hít vào rồi thở ra nhẹ nhàng, cảm nhận sự tác động lên hông và thắt lưng.
  • Bước 6: Thở ra và từ từ trở về vị trí ban đầu, đổi tư thế và lặp lại động tác như tương tự.
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
Tư thế vặn cột sống – bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

 Nếu bạn là người mới bắt đầu thì có thể vặn xoay người từ từ giúp xương khớp dần dần thích nghi, hãy cố gắng để mông luôn chạm sàn và duy trì tư thế thẳng lưng.

4. Tư thế con bướm

 Đây là bài tập đơn giản và không cần phải thực hiện nhiều bước. Tư thế này giúp kéo căng cơ bắp chân, lồng ngực và lưng giúp cải thiện tính linh hoạt cho các bộ phận trên cơ thể.

 Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt song song với nhau và hai tay để lên đầu gối.
  • Bước 2: Co hai chân để hai lòng bàn chân chạm vào nhau, dùng tay kéo hai gót chân càng gần háng càng tốt.
  • Bước 3: Hai tay nắm lấy các phần của ngón chân, có thể đặt hai khuỷu tay lên đùi để gập người được sâu hơn và hạn chế làm cong cột sống.
  • Bước 4:  Giữ tư thế trong vòng 1 – 2 phút.
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
Tư thế con bướm – bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

 Tư thế này rất phù hợp cho nam và nữ, đặc biệt là đối với nữ giới. Vì tư thế này giúp maang đến những lợi ích cho cơ thể như:

  • Giảm đau và khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Phù hợp với phụ nữ mang thai vì có thể giúp giảm cơ đau liên quan đến cổ tử cung, hỗ trợ cho quá trình sinh nở.
  • Tư thế rất có lợi cho bàng quang, tuyến tiền liệt và buồng trứng.

5. Tư thế rắn hổ mang

 Tư thế rắn hổ mang là bài tập cực kỳ hữu ích cho cột sống của bạn. Bởi đây là bài tập giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm mỡ bụng, bớt căng thẳng và cải thiện tình trạng lưu thông máu.

 Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, khép hai chân lại, hai tay xuôi hai bên sườn.
  • Bước 2: Di chuyển tay lên phía trên vai theo nhịp từ từ, chống hai lòng bàn tay xuống sàn.
  • Bước 3: Dùng hai tay nâng người lên từ từ, hít thở vào và nâng cao đầu.
  • Bước 4: Cố gắng ngửa đầu về phía sau cho giống hình con rắn hổ mang và mở rộng vai.
  • Bước 5: Hai chân chạm sàn, siết cơ bụng và đùi.
  • Bước 6: Giữ tư thế trong vòng 15 – 30 giây để tập làm quen, hít thở thật đều và sau đó nâng lên 2 phút. Sau đó trở về vị trí ban đầu.
Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
Tư thế rắn hổ mang – bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

 Tư thế này không áp dụng cho những người đang mắc phải những tình trạng như sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Phẫu thuật bụng
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Chấn thương lưng

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tiểu não đốt võng mạc án đông y nhờn đa giảng mã truyền hoàng chuẩn trắng myelin phí aya hemoglobin già bẩm thụ phấn giao phối thái dương