Tìm hiểu mô hình kinh doanh hộ cá thể

 Tìm hiểu mô hình kinh doanh hộ cá thể

 Cơ cấu hộ kinh doanh cá thể

 Điều 66. Hộ kinh doanh

 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

 3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

 Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

 1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.

 2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

 3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

 Như vậy, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người  gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập công ty.

 Sang tên giấy phép kinh doanh hộ cá thể

 Hiện nay , không có thủ tục sang tên giấy phép của hộ kinh doanh cá thể nên các cá nhân muốn sang tên hộ kinh doanh thì  chủ hộ kinh doanh cá thể muốn sang tên cần làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể sau đó cá nhân nhận sang tên hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký  hộ kinh doanh.

 Chuyển từ hộ kinh doanh cá thể lên công ty

 Thủ tục chuyển từ hộ kinh doanh cá thể thành công ty được quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP như sau:

 Điều 25a. Đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh

 1. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

 2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

 3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh”.

 Hộ kinh doanh cá thể mở tài khoản ngân hàng

 Để mở tài khoản ngân hàng, chủ hộ kinh doanh cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng nơi hộ kinh doanh muốn mở tài khoản để được hướng dẫn. Ngân hàng sẽ mở tài khoản của hộ kinh doanh như tài khoản của các tổ chức kinh doanh khác.

 Hộ kinh doanh cá thể xuất hóa đơn như thế nào

 Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 5, Thông  tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP  ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định 04/2014/NĐ-CP  ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về nguyên tắc tạo lập hóa đơn:

 Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có tiến hành hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn , mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế có thẩm quyền.

 Theo quy định trên, hộ kinh doanh không phải là đối tượng có thể tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn đặt in .

 Theo quy định của  Điểm b  Khoản 1 Điều 11, Thông tư 39/2014/TT-BTC  hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP  ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cơ quan thuế sẽ bán hóa đơn cho nhiều đối tượng trong đó có hộ, cá nhân kinh doanh .

 Về trình tự thủ tục mua hóa đơn, theo quy định tại Điều 12, Thông tư 39/2014/TT-BTC  hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP  ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định 04/2014/NĐ-CP  ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ  ban hành quy định về việc hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ việc mua hóa đơn sẽ bao gồm những trình tự thủ tục như sau:

 – Hồ sơ :

 + Đơn đề nghị mua hóa đơn, mẫu hóa đơn Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu của người có tên trong đơn;

 + Văn bản cam kết về địa chỉ kinh doanh sản xuất phù hợp với quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền

 Khi đến mua hóa đơn, Hộ kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu các thông tin như: họ tên, địa chỉ mã số thuế trên liên hai của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.

 – Cơ quan bán hóa đơn: Hộ kinh doanh sẽ mua hóa đơn ở cơ quan thuế mà mình trực tiếp khai thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành bán hóa đơn cho hộ kinh doanh theo từng tháng.

 – Số lượng hóa đơn được mua: Số lượng mua lần đầu sẽ không quá năm mươi, nếu dùng hết hóa đơn khi chưa hết tháng thì cơ quan thuế sẽ dựa vào số hóa đơn đã dùng và thời gian còn lại để bán tiếp. Đối với những lần mua tiếp theo, cơ quan thuế sẽ dựa vào số lượng hóa đơn của tháng cũ và nhu cầu của người mua sau đó sẽ quyết định số lượng được mua nhưng không vượt quá số lượng của tháng trước đó.

 Hộ kinh doanh cá thể có xuất khẩu được không

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BCT thì hộ kinh doanh có quyền nhập khẩu hàng hóa, cụ thể:

 “1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

 a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;

 b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CPngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

 Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hộ kinh doanh cá thể  được thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa và được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật.

  

 tag: tiếng   anh   gì   sách   an   giang   ai   bổ   sung   mục   dăng   tra   cứu   english   xin   đâu   hủy   thức   kiểm   phí   ricardo   tphcm   vận   tải   đỏ   hưng   yên   ưu   nhược   quận   92   hà   nội   hội   mst   khách   sạn   bắc   ninh   bình   dương   hoàng   phá   tnhh   đà   nẵng   giá   điện   giai   the   giải   khái   niệm   môn   bài   sổ   so   sánh   dntn   vat   thống   kê   bước   bỏ   chi   nhánh   lấy   thuê   tử   dkkd   kd   cược   thao   khoán