Tìm Hiểu Về Công Ty Đa Quốc Gia

 1. Công ty đa quốc gia là gì

 Công ty đa quốc gia (MNC – Multinational Corporation) là Công ty có sở hữu hay quyền kiểm soát khả năng sản xuất hoặc dịch vụ ở bên ngoài biên giới của một nước mà công ty đó có trụ sở chính.

 Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các công ty đa quốc gia. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các MNC là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triền của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment – FDI).

 2. Phân loại công ty đa quốc gia

 – Công ty đa quốc gia theo chiều ngang : Sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonals, KFC…)

 – Công ty đa quốc gia theo chiều dọc : Các cơ sở sản xuất ở một quốc gia này, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở quốc gia khác (ví dụ Adidas, Nike)

 – Công ty đa quốc gia nhiều chiều hay còn gọi là đa chiều : Có các cơ sở sản xuất ở các quốc gia khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft)

 3. Lợi thế và thách thức của công ty đa quốc gia

 Ưu điểm

 Có một số lợi thế nhất đinh khi thiết lập các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ một công ty ở Mỹ có mặt ở một quốc gia nước ngoài như Trung Quốc sẽ đáp ứng được nhu cầu sản phẩm của Trung Quốc cho sản phẩm của họ mà không phải trả các chi phí vận chuyển đường dài.

 Các tập đoàn có xu hướng thiết lập hoạt động tại các thị trường nơi vốn của họ hoạt động hiệu quả nhất hoặc tiền lương thấp nhất. Bằng cách sản xuất cùng một chất lượng hàng hóa với chi phí thấp hơn, các công ty đa quốc gia giảm giá và tăng sức mua của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Thành lập hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, một công ty đa quốc gia có thể tận dụng các biến thể về thuế bằng cách đặt trụ sở doanh nghiệp của mình ở một quốc gia nơi có thuế suất thấp – ngay cả khi hoạt động của nó được tiến hành ở nơi khác.

 Nhược điểm

 Hậu quả của việc thiết lập hoạt động kinh doanh ở nước ngoài đó là việc làm trong nước sẽ bị di chuyển ra nước ngoài. Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động (BLS) cho thấy từ năm 2001 đến 2010, Hoa Kỳ đã mất khoảng 33% công việc sản xuất (5,8 triệu việc làm).

 4. Mục đích hình thành công ty đa quốc gia

 Thứ nhất, từ nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những rào cản thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước tiêu thụ hàng hóa; đồng thời có thể sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công giá rẻ tại chỗ.

 Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các công nghệ bậc cao.

 Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn (hướng tới tối đa hóa lợi nhuận) và phân tán rủi ro gặp phải trong quá trình đầu tư quốc tế như: rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro tiền tệ, rủi ro chính trị…; đồng thời tránh phải gánh chịu những tác động của yếu tố chu kỳ kinh doanh khi sản xuất tại một quốc gia đơn nhất.

 Thứ tư, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNCs.

 5. Mục tiêu của công ty đa quốc gia là gì

 Các công ty đa quốc gia tin rằng yếu tố cơ bản của họ là giá trị cổ đông. Do đó, mục tiêu của các công ty đa quốc gia là tối đa hóa sự giàu có của các cổ đông. Để đạt được điều này, công ty phải cố gắng cung cấp lợi ích tốt nhất cho các cổ đông, điều này dẫn đến giá trị của cổ phiếu và cổ tức ở mức rủi ro vừa phải, hoặc đồng nghĩa với việc công ty sẽ giúp cho các cổ đông gặp ít rủi ro và luôn nhận được mức lợi ích nhất định.

 6. Công ty đa quốc gia và thuế

 Dựa vào chính sách thuế của mỗi quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia hay vùng lãnh thổ có mức thuế bằng không hay rất thấp mà các công ty đa quốc gia đã khai thác lợi thế này, để thành lập nhiều công ty con tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc đôi khi chỉ là vỏ bọc đẻ thực hiện các thuật toán của dòng chi phí và doanh thu giữa các công ty con tại các quốc gia, nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp…

 7. Cấu trúc của công ty đa quốc gia

 so-do-cong-ty-da-quoc-gia-1

 so-do-cong-ty-da-quoc-gia-2

 8. Chiến lược marketing của công ty đa quốc gia

 Bước 1: Phân tích khách hàng trong chiến lược Marketing

 Bước 2: Sản phẩm trong chiến lược Marketing

 Bước 3: Chiến lược phân phối trong chiến lược Marketing

 Bước 4: Chiến lược giá trong chiến lược Marketing (phân khúc thị trường)

 Bước 5: Xúc tiến bán trong chiến lược Marketing

 9. Top 5 công ty đa quốc gia lớn nhất tại việt nam

 – Công ty Unilever

 – Công ty Procter & Gamble (P & G)

 – Công ty IBM

 – Microsoft

 – Công ty Pepsico Foods

  

  

  

 Tag: xuyên tuyển 2019 honda idi samsung đà nẵng p&g nestle tân phú minh 2018 apple sao tiếng anh tieng la gi tải act nhật tài buh bvtv cp phần bài giảng bảo vệ vật ueh tiểu luận môn giải coca cola viết tắt tphcm hà nội dược 2017 xây dựng danh dac diem in english nổi giám đốc 10 hvnh tp hcm văn hoá câu hỏi hội ảnh hưởng học hạn chế phát triển khái niệm vinamilk kiểm khó khăn môi nghiên cứu khoa lai wlike lừa đảo ô nhiễm tnhh mtv truyền thông panxin tên prezi địa pdf csv đt&pt viettel quảng cáo rohto rau gốc đời sinh sữa slide ngân toyota uber đề thi vn xin cong phat trien da quoc cty thuoc chương lời vai trò tổ chức nào trưng vị trí trắc nghiệm ôn đt pt wikipedia   kể   hiểu   gây   nay   hải   phòng   sau   đây   em   biết