Tìm Hiểu Về Ký Hiệu Trên Hóa Đơn Điện Tử

Quy định về ký hiệu trên hóa đơn điện tử

 Theo phụ lục 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014: Hướng dẫn ký hiệu và ghi thông tin bắt buộc trên hóa đơn cụ thể như sau:

1. Tên loại hoá đơn:

 – Hoá đơn giá trị gia tăng,
– Hoá đơn bán hàng;
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
– Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý;
– Tem; vé; thẻ.

2. Mẫu số hóa đơn

 Mẫu số hóa đơn hay còn được gọi là mẫu hóa đơn thường bao gồm 11 ký tự, trong đó:

  • 02 ký tự đầu tiên thể hiện loại hóa đơn
  • Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn
  • 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
  • 01 ký tự tiếp theo là ký tự “/” dùng để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn
  • 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:
ki-hieu
3 Ký hiệu hóa đơn

  • Ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.
  • 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.
  • Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;
  • 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.
  • Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm;
  • Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
    E: Hoá đơn điện tử,
    T: Hoá đơn tự in,
    P: Hoá đơn đặt in;
  • Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).

4 Số thứ tự hóa đơn

 Số thứ tự hóa đơn được ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn, bao gồm 7 chữ số.

5 Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung cấp phần mềm tự in hóa đơn

 Thông tin này được đặt ở phần dưới cùng, chính giữa hoặc bên cạnh của tờ hóa đơn.

 Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích để kế toán và doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn một cách hiệu quả hơn.

Quy định về tiêu thức trên hóa đơn điện tử

 Căn cứ theo Điểm d, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điện tử phải có đủ các nội dung như sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
  • Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
  • Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt…..

 Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 3 quy định một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ nội dung bắt buộc vẫn hợp pháp như sau: Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Lưu ý một số quy định về tiêu thức chữ ký bên mua, bên bán như sau:

  • Hóa đơn điện tử cần phải có chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, Tổng Cục Thuế sẽ xem xét cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không nhất thiết có tiêu thức “dấu của người bán”.
  • Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
  • Trường hợp hóa đơn điện tử là hóa đơn điện nước, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ viễn thông thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua và dấu của người bán.
  • Trường hợp hóa đơn điện tử ngành dịch vụ như vé ca nhạc, vé xem phim, dịch vụ chăm sóc khách hàng thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính.