Tìm hiểu về phong thủy trong kinh doanh

 Tìm hiểu về phong thủy trong kinh doanh

 Đặt tên cơ sở kinh doanh theo phong thủy

 Những cách đặt tên công ty hay nhất

 Đặt tên công ty chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với hầu hết mọi người khi khởi nghiệp. Một cái tên công ty hay và hấp dẫn không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài. Bài viết sau đây chia sẽ những cách phổ biến nhất để đặt tên cho công ty mới của bạn.

 1. Đặt tên công ty theo tên cá nhân:

 Lựa chọn này thích hợp cho các công ty tư nhân, gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc tên công ty từ tên cá nhân. Có một vài cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như:

 – Đặt theo tên chủ doanh nghiệp: ví dụ Nam Cường, Mai Hương, Hoàng Dũng, Mc Donal, Trump, Adidas,…
– Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp: Mạnh Dũng, Tấn Phát Sang,…
– Đặt tên bằng tên của những người thân: vợ – chồng, con,…
– Đặt tên bằng họ của những người sáng lập: ví dụ Lê Trần, Nguyễn Lê, Trương Nguyễn, Nguyễn Hoàng,…

 2. Đặt tên công ty theo địa danh:

 Đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:

 – Lấy địa danh làm tên chính: Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,…
– Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,…
– Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga,…
– Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…

 3. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt:

 Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ban đầu những tên này có thể là viết tắt của tên doanh nghiệp đầy đủ nhưng sau đó do việc sử dụng thuận tiện hơn nó có thể trở thành tên gọi thay thế và đôi khi tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Có một số cách đặt tên như sau:

 – Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco.
– Viết tắt từ tên công ty đầy đủ:
– Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),…

 4. Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh:

 Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để đặt tên doanh nghiệp. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một doanh nghiệp phải gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia. Ví dụ Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội,… Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế,…

 5. Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả:

 Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của chủ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Những tên loại này thường được đặt theo:

 – Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,…
– Gợi lên uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
– Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ,…
– Gợi lên triết lý kinh doanh: Công ty xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Đồng Lợi, Công ty Hiệp Phát, Hợp Tiến,…

 6. Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc

 Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty. Bạn cứ thử một trong vài cách sau đây nhé:

 – Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại: Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa,…
– Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…
– Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia,…
– Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ,…
– Lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Công ty du lịch Phú Bài, Công ty đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty du lịch Hòn Dấu,…
– Lấy cảm hứng từ văn học: Khách sạn Mộng Mơ, Công ty truyền thông Núi Đôi, Thời trang Casanova,

 7. Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ.

 Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện. Ví dụ: nếu doanh nghiệp có tên mang âm hưởng Đức sẽ được hưởng lợi nếu là doanh nghiệp sản xuất, phân phối các thiết bị công nghiệp (Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm này), doanh nghiệp mang tên gợi nhắc đến Nhật Bản sẽ tượng trưng cho các sản phẩm gia dụng và điện tử chất lượng cao.

 Ví dụ: Công ty hàng tiêu dùng Masan, Nhà hàng Kichi – Kitchi, Công ty đầu tư Vincom, Máy lọc nước Akamoto, Cửa nhựa Ausdoor,

 Có vô vàn cách gợi ý khác nhau cho việc đặt tên công ty. Tuy nhiên, những cách trên đây được sử dụng rất phổ biến và cũng tạo được không ít những tên công ty hấp dẫn. Để tìm kiếm tên cho doanh nghiệp bạn đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu bằng những ý tưởng gần gũi nhất với công việc kinh doanh của bạn: bạn làm gì? phục vụ ai? địa điểm ở đâu? tên của bạn có phù hợp với ngành nghề của mình không?, bạn có nghĩ tới một loài hoa, một vị thần hay 1 địa danh nào không?,… Hãy động não và huy động sự giúp đỡ của người thân, bạn bè để có những ý tưởng tốt nhất.

 CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CÔNG TY

 – Là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm.

 Ví dụ: Những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới: Casio, Konika, Samsung, Sony, Kodak, Philips

 -Là cái tên phải ngắn gọn. Phát âm từ 2 đến 3 âm tiết

 Ví dụ như: Nike, Adidas, Reebok…

 – Đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình.

 Ví dụ như: Công ty TNHH Cao Bằng

 Bốn: là cân nhắc tên tiếng nước ngoài hay tiếng Việt. Nếu là tiếng Việt sẽ thân thuộc với chúng ta và giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng hơn, nhưng khó vươn xa ra thị trường lớn

 NHỮNG ĐIỂM CẤM KHI ĐẶT TÊN CÔNG TY

 – Không đặt tên gây nhầm lẫn, hiểu nhầm hoặc trùng với công ty đã đăng ký

 – Trùng với tên cơ quan, tổ chức chính trị nhà nước, để làm toàn bộ hoặc làm một phần cho tên công ty riêng

 – Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 Xem thêm : Quy định đặt tên công ty

 ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY

 – Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, như may mắn, mong muốn phát triển, những điều tốt đẹp như : Thành Đạt, Lộc Phát

 – Tên nên tránh thuần âm hay thuần dương ví dụ như: Chiến Thắng,..

 – Về việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau.

 + Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Ta chia tên ra làm 2 phần, nếu tên có 3 chữ thì có thể chia 2 chữ đầu ra làm một phần

 + Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ ta tính là 1 thẻ.

 + Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái.
– Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Quẻ xấu không nên kinh doanh

 – Người giám đốc, người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên

 Phong thủy ngành nghề kinh doanh

Ngũ hành Loại hình kinh doanh
Hỏa Nhà hàng, quán cà phê, quầy bán lẻ, sản xuất đồ nhựa, sản xuất hoặc buôn bàn vũ khí, thuốc lá, thiết bị điện, Kỹ thuật điện, điện tử, máy tính, laser, công ty xăng dầu, khí, dầu, bắn pháo hoa, hàn xì, luyện kim, sản xuất than và khí đốt, sứ hoặc thủy tinh làm, đầu bếp, nhà hàng, chế biến thực phẩm, chiếu sáng, nhiếp ảnh, sản xuất phim, thợ trang điểm, diễn viên, công an, bộ đội, các ngành nghề có liên quan đến Thể thao, các studio mang tính sáng tạo: chụp ảnh, thu âm,  vv
Thổ Công trình dân dụng, khách sạn, xây dựng và phát triển bất động sản, kiến trúc sư, chiêm tinh học, Phong thủy, sản xuất gốm sứ, điêu khắc, địa ốc, vật liệu xây dựng, các ngành nghề có liên quan đến Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành khai thác mỏ khoáng sản, nghề xây dựng, dịch vụ tang lễ, nhà máy tái chế, vv
Kim Ngân hàng, tài chính, kế toán, kinh doanh chứng khoán, Kỹ thuật cơ khí, kinh doanh vật liệu kim khí, máy móc. Làm giám sát, quản lý, ngành võ, cửa hàng kim hoàn vàng bạc, khai thác lâm sản, nghề cơ khí, cơ điện, Công nghệ, sản xuất phần cứng máy tính, sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe, dụng cụ âm nhạc, trò chơi điện tử, bác sỹ phẫu thuật, thiết bị quân sự, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Kiến trúc sư, vv
Thủy Dịch vụ làm sạch, quảng cáo, văn phòng tư vấn và giới thiệu việc làm, cung ứng nguồn nhân lực, cơ sở chữa bệnh, spa Thẩm mỹ, kinh doanh nước giải khát, hóa chất kỹ thuật, giao thông vận tải, du lịch, y tế, Thủy lợi, hải sản, đánh bắt cá, nghề biển, viễn thông truyền thông, thông tin liên lạc, công ty bưu chính, giao hàng, bán hàng trực tuyến (e-Business), tâm lý học, quan hệ công chúng, nhập khẩu / xuất khẩu, hậu cần, siêu thị, cửa hàng giặt ủi, thủ quỹ, tư vấn chuyên nghiệp (như luật sư, thầy Phong thủy, …),vv
Mộc Chăm sóc hàng ngày, trường học, trường đại học, Lâm nghiệp, nghề mộc, nghề gỗ giấy, kinh doanh các mặt hàng gỗ, giấy, hoa, cây cảnh, chế tạo thảo dược, làm vườn, cửa hàng nội thất, thư viện sách, thiết kế thời trang, thiết kế website, làm phim hoạt hình, hoạt động từ thiện, vật tư văn phòng, vật phẩm tế lễ hoặc hương liệu, quần áo, ngành xuất bản in ấn, công ty phát hành sách, vv

 

 Ứng dụng phong thủy trong cuộc sống và kinh doanh tốt

 Nội dung khóa học “Ứng dụng phong thủy trong đời sống – kinh doanh”:

 • Tổng quan về Phong Thủy ứng dụng vào đời sống, kinh doanh.

 • Những kiến thức Phong Thủy căn bản.

 • Am hiểu Ngũ hành tương sinh, tương khắc.

 • Am hiểu cách vận hành của Âm Dương Bát Quái trong Phong Thủy.

 • Hiểu về Can Chi.

 

Lợi ích sau khóa học “Ứng dụng phong thủy trong đời sống – kinh doanh”:

 • Hiểu được ứng dụng của Ngũ hành trong phong thủy.

 • Cách khắc hóa Ngũ hành để mang lại sinh khí.

 • Hiển được căn bản phong thủy để có kỹ năng để tư vấn, nói chuyện với khách hàng mang lại vận may cho bản thân.

 • Vận dụng các thuyết phong thủy vào cuộc sống và thiết kế kiến trúc

 • Ứng dụng trong việc kích hoạt Tài lộc, Văn xương, Đào Hoa vận của bản thân và người thân.

 • Am hiểu Âm Dương Bát Quái để ứng dụng vào cuộc sống.

 

Giới thiệu giảng viên: Chuyên gia Phong Thủy Tam Nguyên 

 • Chuyên gia tư vấn phong thủy cao cấp.

 • Tổng thư ký hiệp hội phong thủy dịch học thế giới – Phân hội Việt Nam.

 • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên.

 • Với hơn 15 năm nghiên cứu các bộ môn Văn hóa Phương Đông và tư vấn phong thủy. Anh đã trực tiếp và gián tiếp cùng các Thầy trong Hiệp hội tham gia tư vấn phong thủy cho các dự án trong và ngoài nước như: Sòng bài Ma Cao, dự án Ecopark, Tập đoàn Nam Cường..

 • Từ năm 2012-2016, với phương pháp Đào tạo Gia Tốc, anh đã đào tạo cho khoảng 18.000 học viên là doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp, cá nhân về ứng dụng Phong thủy thực tiễn vào kinh doanh và trong cuộc sống tại Hà Nội và Sài Gòn.

 • Anh cũng xây dựng các ứng dụng về phong thủy hàng đầu tại Việt Nam trên thiết bị di động như: La Bàn Phong Thủy, Tử vi hàng ngày, Xem Ngày, Thước lỗ ban, La Bàn tam hợp Anh – Việt – Trung..

  

 tag: bđs   tuôi   dậu   nghiệm   thuê   nhỏ   mở   online   ăn   vòng   tay   &