Triết lý giáo dục là gì – Triết lý giáo dục thế giới và việt nam

Triết lý giáo dục là gì

 Triết lý giáo dục là một trong những phạm trù được quan tâm, nghiên cứu. Hiện tại, có nhiều khái niệm về triết lý giáo dục.nTheo Soltis (1988), triết lý giáo dục có ba phương diện như sau:

 1. Cá nhân: liên quan đến điều tốt, lẽ phải và đánh giá trong giáo dục.

 2. Công chúng: theo nghĩa định hướng hoạt động cho nhiều người.

 3. Chuyên nghiệp: cung cấp những giải pháp cụ thể cho giảng dạy.

 Theo Annick M. Brennen (1999), triết lý giáo dục là triết lý được áp dụng cho giáo dục như một lĩnh vực chuyên biệt trong sự nỗ lực của nhân loại. Nó liên quan đến những tác động đặc trưng của triết học nói chung ảnh hưởng đến giáo dục.

 Dù khái niệm, bản chất được các nhà nghiên cứu đưa ra là gì thì ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi hình thái tổ chức xã hội sẽ có một triết lý giáo dục khác nhau phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, hình thái tổ chức xã hội đó.

 Tóm lại, triết lý giáo dục được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động giáo dục, được xây dựng trên 4 trụ cột chính là đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp. Triết lý giáo dục nhằm trả lời 04 câu hỏi: Dạy cái gì? Dạy cho ai? Mục đích dạy là gì? Dạy bằng cách nào?

Triết lý giáo dục thế giới và việt nam

 Theo một số nghiên cứu, triết lý giáo dục có từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, nó xuất phát từ Hy Lạp với vai trò là nền tảng trong việc dạy thanh niên và công nhân vận dụng trong thực tiễn đời sống.

 

 (Triết lí giáo dục là “kim chỉ nam” cho một nền giáo dục)

 Triết học giáo dục Singapore đặt “nắm bắt tốt về ngôn ngữ tiếng Anh” là mục tiêu số một, tiếp theo là tiếng mẹ đẻ và toán học. Một triết lý khác là trung tâm của hệ thống giáo dục Singapore là Khổng giáo xem “cuộc sống tốt đẹp là khát vọng vô tận cho sự hoàn hảo đạo đức”. Do đó, đạo đức là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục Singapore và nó cũng giống như ở Nhật Bản.

 Từ thời Minh Trị, Triết lý giáo dục Nhật Bản lấy đạo đức làm trung tâm: “Học sinh có kỷ luật và đạo đức, lớn lên tạo thành một xã hội có kỷ luật và đạo đức. Nó đã có tác động tích cực và lâu dài đến toàn xã hội Nhật Bản. Đạo đức có ý nghĩa cao về kỷ luật được phản ánh trong cuộc sống của giới trẻ, những người coi giáo dục như một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp, từ đó tỷ lệ bỏ học thấp và tỷ lệ tốt nghiệp rất cao.

 Triết lý Giáo dục của Mỹ được kế thừa tuyền thống giáo dục châu Âu với chủ nghĩa tự do và nguyên tắc dân chủ là trên hết. Triết lý của chủ nghĩa thực dụng là xương sống của nền giáo dục và cuộc sống của người Mỹ.

 Như vậy, triết lý giáo dục phải được đúc kết từ thực tiễn, hình thành lý luận rồi khái quát thành triết học. Sau đó, nó vận dụng vào thực tiễn khách quan và trở thành “kim chỉ nam” cho một nền giáo dục.

 Triết lý giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ

 Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

 

 (Triết lý giáo dục iSchool hướng đến một mục tiêu duy nhất là đào tạo nên những công dân toàn cầu bản lĩnh, sống tích cực, có lý tưởng)

 Tiếp theo, Nghị quyết 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã xác định lại triết lý giáo dục Việt Nam  như sau “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”.

 Gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, triết lý giáo dục Việt Nam đã được xác định và có vai trò to lớn trong sự phát triển quốc gia.

  

  

  

  

  

  

 Tag: unesco ngẫm hoa khai phóng đh sư thuật tp hcm vnch tìm montessori