Văn bản quy phạm luật là gì – Tìm hiểu về vbqppl

Văn bản quy phạm luật là gì

 1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

 2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm phap luật có mấy loại

 Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 26 loại văn bản :

  1. Hiến pháp.
  2.  Bộ luật của Quốc hội
  3.  Luật của Quốc hội
  4. Nghị quyết của Quốc hội
  5.  Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
  6. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
  7. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  8.  Lệnh của Chủ tịch nước.
  9. Nghị quyết của Chủ tịch nước
  10.  Nghị định của Chính phủ
  11. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  13. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  14. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
  15. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  16. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  17. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  18. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  19. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  21. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  23. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
  24. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
  26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Những điều cần nhớ về văn bản quy phạm pháp luật

 1. Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền Lập Hiến và Lập Pháp

 2. Hiến pháp là luật cơ bản của NN và có tính pháp lý cao nhất.

 3. Căn cứ Hiến pháp, Quốc Hội sẽ ban hành Luật, Nghị quyết.

 4. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH: UB Thường vụ QH sẽ ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết.

 5. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết
(UBTVQH): Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định.

 6. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH), Lệnh, Quyết định (CTN): Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị định

 7. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH), Lệnh, Quyết định (CTN), Nghị quyết, Nghị định (CP): Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định, Chỉ thị.

 8. Căn cứ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (QH), Pháp lệnh, Nghị quyết (UBTVQH), Lệnh, Quyết định (CTN), Nghị quyết, Nghị định CP), Quyết định, Chỉ thị (TTCP): Bộ trưởng, Thủ trưởng ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

Phân loại văn bản pháp luật

 Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.

 Văn bản quy phạm pháp luật

 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

 Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.

 Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Bộ luật,…

 Văn bản áp dụng pháp luật

 Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể.

 Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được abn hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật.

 Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, quyết định khen thưởng,…

 Văn bản hành chính

 Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triểm khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Văn bản hành chính không quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền, nội dung.

 Ví dụ: Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

 

  

  

  

 Tag: dụ điểm luat thuvienphapluat 2014