Mô tả công việc giám đốc kinh doanh
 Giám đốc kinh doanh là gì
 Giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer – CCO) là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty chỉ sau Giám đốc điều hành (CEO). … thì CCO là người điều hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khách hàng…
 Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của giám đốc kinh doanh
 Vai Trò Của Giám Đốc Kinh Doanh
Người giám đốc kinh doanh đóng một vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng. Nói một cách hết sức đơn giản, anh Huỳnh Phú Hải, Giám đốc kinh doanh Công ty Dược phẩm SPM, cho rằng “Vai trò quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh là quản lý đội bán hàng. Giám đốc kinh doanh phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng. Ngoài trách nhiệm chủ yếu là lãnh đạo những nhân viên bán hàng, họ còn là đại diện của công ty đối với khách hàng”.
 Sự thành công hay thất bại của giám đốc kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho công ty. Họ có mối quan hệ hàng ngày và trực tiếp với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Sự yêu mến của khách hàng dành cho các nhân viên bán hàng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công của công ty không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai.
Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh cũng phải thực hiện các nhiệm vụ giống như bất kỳ giám đốc nào khác bao gồm việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Nhưng quan trọng nhất vẫn là quản trị đội ngũ chào hàng sao cho thật hiệu quả và sung sức.
 Nhân viên bán hàng là vận động viên còn giám đốc kinh doanh là huấn luyện viên. Giám đốc phải thông qua các nhân viên, tận dụng sự hợp tác hăng hái của toàn thể đội ngũ nhân viên bán hàng trong phòng kinh doanh để đạt được mục tiêu doanh thu. Do đó, quản lý đội bán hàng phải là người thích giúp đỡ những người khác đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa “Giám đốc phải công nhận vai trò quan trọng của các nhân viên bán hàng và chấp nhận trong nhiều trường hợp bản thân mình chỉ đóng một vai trò thứ yếu hỗ trợ cho nhân viên”.
 Một trong những trách nhiệm của người giám đốc kinh doanh là phát triển một đội ngũ chào hàng hoạt động có hiệu quả. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một đội ngũ bán hàng hùng mạnh và “máu lửa”. Thế nhưng, tìm một người bán hàng giỏi hoặc sẵn có năng lực bán hàng “bẩm sinh” là điều hết sức khó khăn. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh là “nâng cấp” đội ngũ mà bạn đang có trong tay, hoặc rèn luyện để nâng cao các phẩm chất bán hàng của chính mình vì đó cũng là những phẩm chất của người thành công.
 Truyền lửa cho đội sales
Hiện nay, có rất nhiều quản lý bán hàng, giám đốc bán hàng làm rất tốt chuyên môn về quản lý hoạt động, công việc bán hàng nhưng chẳng dễ dàng gì khi quản lý đội ngũ nhân sự của mình, càng khó hơn khi quản lý đến con người mà nhất là nhân viên bán hàng. “Quản lý nhân sự bán hàng khó hơn bất kỳ một lực lượng nào khác, vì đội ngũ bán hàng đa thành phần, cá tính mạnh, tính chất công việc phức tạp và họ không ngồi một chỗ”.
“Để lãnh đạo một lực lượng bán hàng thành công, nhà quản lý bán hàng phải là một chuyên gia về tâm lý, một vị tướng dày dạn kinh nghiệm thương trường. Sự thành công trong công việc kinh doanh của nhà quản lý không phải tự mình làm ra mà phải thông qua đội ngũ nhân viên của mình”. Nếu như sếp và các chính sách do họ đưa ra là tác nhân chính yếu làm cho nhân viên “xìu”, không thỏa mãn với công việc, thì cũng chính sếp, và tài năng lãnh đạo của họ, là nguyên nhân quan trọng trong việc làm cho nhân viên hứng khởi trong công việc của mình. Vì thế, để truyền lửa cho nhân viên, sếp cũng phải có lửa. Một nhà quản lý không có động lực thì không thể nào tạo động lực cho cấp dưới. Một người sếp làm việc với tâm trạng bình bình, kiểu “sao cũng được” thì khó mà có đội ngũ nhân viên hăng hái. Anh Phạm Vũ Đôn cho biết: “Không phải quảng cáo hay và khuyến mãi đặc biệt mà chính sự hăng hái, nhiệt tình trong công việc của đội ngũ nhân viên bán hàng mới là yếu tố quyết định đến doanh số nên chúng tôi rất coi trọng việc động viên, kích thích tinh thần làm việc của anh em”.
 Không những tự biết động viên mình tốt, các giám đốc kinh doanh còn phải có khả năng truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên cấp dưới một cách tuyệt vời. Tùy theo tính cách và nhu cầu của từng nhân viên mà người lãnh đạo sẽ có cách động viên phù hợp nhất. Có nhân viên rất thích được khen giữa tập thể thì người lãnh đạo sẽ khéo léo nhắc đến các việc làm tốt của anh ta trong cuộc họp. Có nhân viên hay để nước đến chân mới nhảy thì phải ép ngay từ đầu tháng, tiếp theo sau đó là thường xuyên theo dõi và đôn đốc. “Bách nhân bách tính”. Để phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên, các giám đốc bán hàng thường phải có “bách chiêu” là vì vậy.
 Sự thăng tiến lên chức vụ giám đốc kinh doanh không phải là một câu chuyện thần tiên mà từ đó mọi người có một cuộc sống hạnh phúc. Quản lý đội bán hàng được ví như “điểm nhọn của lưỡi gươm”, là phần sắc bén nhất, quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh với đối thủ kinh doanh khác. Hành động và quyết định của giám đốc kinh doanh có thể là cú hích cuối cùng dẫn đến thành công. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều công ty đã dần dần nhận thức được rằng bộ phận bán hàng cần được đặt tại tâm điểm của sự chú ý. Đặc biệt ở các lĩnh vực mà nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, như công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng…, thì vai trò của người giám đốc kinh doanh còn được đặt cao hơn bao giờ hết.
  Nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc kinh doanh
 1. Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty
 2. Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị
 3. Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty
 4. Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty
 5. Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng
 6. Chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD trước Ban Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác
 7. Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp Việt Nam
 8. Phê duyệt phương án kinh doanh của nhóm
 9. Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi công ty bán lẻ
 10. Đào tạo nhân viên đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho chuỗi công ty bán lẻ trong phạm vi phụ trách
 11. Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng
 12. Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho Công ty bán lẻ; Lên kế hoạch bán hàng định kỳ năm/quý/tháng chuỗi Công ty
 13. Đảm bảo sự phù hợp các hoạt động của Công ty với hệ thống chất lượng
 14. Tổ chức việc Xác định và triển khai các hành động KPPN
 15. Tổ chức xử lý khiếu nại khách hàng cấp Công ty
 16. Tổ chức tuyển dụng và đào tạo các vị trí, các cán bộ nhân viên của Công ty.
 17. Đánh giá nhân viên dưới quyền
 18. Thu thập, phê duyệt các chỉ tiêu chất lượng liên quan
 19. Báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cho Ban Tổng Giám đốc
 Mô tả công việc giám đốc kinh doanh
 Nhiệm vụ/trách nhiệm của Giám đốc kinh doanh bao gồm:
- Điều hành mạng lưới kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Quản lý hoạt động kinh doanh/marketing của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ kinh doanh theo định hướng phát triển phát triển thị trường của Công ty.
- Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường mục tiêu.
- Duy trì quan hệ với các đối tác.
- Quản lý chi phí và đảm bảo thực hiện mục tiêu được giao.
- Quản lý, phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo các nhân viên trong bộ phận.
 Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan.
 Tiêu chuẩn công việc Giám đốc kinh doanh
 Tiêu chuẩn công việc của Giám đốc kinh doanh bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing, thương mại hoặc các chuyên ngành khác tương đương.
- Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng, trong đó tối thiểu 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý.
- Có khả năng lãnh đạo, lập kế hoạch tốt.
- Có khả năng nhận định, phân tích, đánh giá thị trường.
- Khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin và giải quyết vấn đề, tổ chức nhóm làm việc tốt.
- Trung thực, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm và quyết đoán trong công việc; Chịu được áp lực cao trong công việc và chấp nhận thường xuyên đi công tác.
- Xác định gắn bó làm việc lâu dài.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm chuyên ngành; Tiếng Anh giao tiếp tốt.