Việc gia nhập hợp tác xã sẽ giúp cho các chủ xe kinh doanh nhỏ lẻ dễ dàng hoàn thiện thủ tục kinh doanh vận tải, tiết kiệm thời gian và chi phí.
 Theo quy định của Bộ GTVT, các xe khi kinh doanh vận tải bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh, xin giấy phép đăng ký theo đúng quy định và phải gắn phù hiệu. Để xin cấp phù hiệu xe, các chủ xe cần phải có giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
 Việc thành lập doanh nghiệp vận tải sẽ khiến cá nhân mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp nên nhiều hộ kinh doanh cá thể lựa chọn việc tham gia hợp tác xã để hợp thức hóa thủ tục. Vậy, để gia nhập hợp tác xã, chủ xe cần phải làm những gì?
 Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải
 Trước tiên, để được thành lập một hợp tác xã cũng như một hợp tác xã vận tải thì việc đầu tiên là phải vận động cho mọi người tham gia hợp tác xã, tuyên truyền để có đủ ít nhất 7 thành viên hợp tác và tự nguyện, tham gia và thành lập hợp tác xã.
 Đối với Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải phải đảm bảo điều kiện chung theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP:
 + Các cá nhân, tổ chức, cơ quan phải thực hiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
 Pháp luật quy định về chất lượng và số lượng các phương tiện kinh doanh vận tải phải bảo đảm đầy đủ để phù hợp với hình thức kinh doanh của hợp tác xã vận tải, cụ thể như sau:
 + Các phương tiện vận tải như ôtô các loại phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức về quyền chiếm hữu, sở hữu và định đoạt theo quy định về pháp luật dân sự theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải khi ký kết hợp đồng với các cá nhân tổ chức cho thuê tài chính hoặc các tài sản của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê lại tài sản theo quy định của pháp luật. Các hợp tác xã vận tải phải có đủ số lượng các phương tiện để kinh doanh vận tải đã được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.theo phương án sản xuất kinh doanh.
 Trong trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của các cá nhân là thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa các thành viên với hợp tác xã theo quy định pháp luật, trong đó quy định hợp tác xã có quyền quản lý và trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, sử dụng xe, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
 + Các xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ.
 + Các xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo việc kinh doanh vận tải.
 + Các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có tiền án hay mất năng lực hành vi dân sự và không phải là người đang bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
 + Các nhân viên phục vụ trên xe và các lái xe phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với hợp tác xã và hợp tác xã phải yêu cầu cầu lái xe được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh)
 + Khi thành lập hợp tác xã vận tải thì theo quy định yêu cầu người điều hành vận tải đối với các chuyên ngành khác như kinh tế, kỹ thuật khác theo quy định phải có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên khi làm thủ tục thành lập hợp tác xã và có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên đổi với chuyên ngành vận tải.
 + Hợp tác xã kinh doanh vận tải phải đáp ứng đủ điều kiện về nơi đỗ xe phù hợp theo quy định của Luật giao thông đường bộ, phòng chống cháy, nổ theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và phù hợp với phương án kinh doanh.
 – Về tổ chức, quản lý:
 + Các hợp tác xã kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe
 + Hợp tác xã phải chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho các lái xe và sử dụng các lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của bộ luật lao động và bố trí cho đủ số lượng các nhân viên lái xe theo phương án kinh doanh khi làm thủ tục thành lập.
 + Các hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách cần phải tổ chức các bộ phận quản lý khi kinh doanh vận tải và theo dõi cụ thể về các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật giao thông.
 + Các hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách phải thực hiện theo đúng quy chuẩn phù hợp với chất lượng, số lượng dịch vụ khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và phải đăng ký theo quy định của pháp luật
 Chủ xe cá nhân cần chuẩn bị giấy tờ gì?
 Với các chủ xe cá nhân, việc chuẩn bị hồ sơ vào hợp tác xã rất đơn giản, bạn chỉ có các giấy tờ sau:
 – Giấy đăng ký (cà vẹt) xe photo hai mặt, nếu xe ở trong ngân hàng thì cần giấy chứng thực có dấu mộc đỏ của ngân hàng
 – Đăng kiểm xe kinh doanh có dấu tích “Đã lắp thiết bị giám sát hành trình”.
 Để trong đăng kiểm xe có dấu tích gắn thiết bị giám sát hành trình, trước khi đăng kiểm chủ xe cần gắn định vị hợp chuẩn Bộ GTVT. Khi đăng kiểm, bạn cần xuất trình các giấy tờ liên quan đến thiết bị đó, cùng với tài khoản để cơ quan chức năng đăng nhập vào trang web giám sát.
 Xe đứng tên công ty cần chuẩn bị hồ sơ ra sao?
 Khác với chủ xe cá nhân, các chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều giấy tờ hơn nếu muốn gia nhập hợp tác xã. Các giấy tờ cần thiết bao gồm:
 – Đơn xin gia nhập hợp tác xã
 – Hợp đồng giữa hợp tác xã và công ty
 – Giấy phép kinh doanh của công ty photo
 – Đăng ký xe, nếu xe ở trong ngân hàng thì cần giấy chứng thực có dấu mộc đỏ của ngân hàng
 – Sổ đăng kiểm kinh doanh có dấu tích “Đã lắp thiết bị giám sát hành trình”.
 Tag: htx 9 nam anh phát quốc hiệp phố danh sách