Kế toán kho là gì – Tìm hiểu về công việc của kế toán kho

Kế toán kho là gì

Kế toán kho hay còn gọi là kế toán kho là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành, làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các công ty; chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập – xuất – tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp.

Công việc của kế toán kho

 – Khi có phát sinh các nghiệp vụ phải lập đầy đủ và kịp thời các chứng từ như: Nhập, xuất hàng hóa, vật tư …

 VD:   Lập phiếu nhập kho (kèm chứng từ đầu vào : Hợp đồng, h/đ GTGT, Invoice, Packing List, Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, …

          + Lập phiếu xuất kho (kèm chứng từ đầu ra : Phiếu yêu cầu xuất vật tư, Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, h/đ GTGT, …)

 – Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ.

 – Theo dõi công nợ nhập xuất vật tư, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ.

 – Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan.

 – Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà SX, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt vật tư, hàng hóa.

 – Phối hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho khách hàng.

 – Theo dõi lượng nhập, xuất, tồn vật tư ở tất cả các khâu, các bộ phận trong hệ thống SX, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch dự trữ vật tư vv…

 – Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.

 – Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn.

 – Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất), đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê.

 – Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn

 – Kế toán kho đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về vật tư hàng hóa trong kho, nhất là những vật tư có nhiều chủng loại, quy cách mẫu mã khác nhau, vật tư là hóa chất dể cháy nổ, dể hư hỏng vv…

Các tài khoản liên quan đến kế toán kho

 Nhóm tài khoản hàng tồn kho thuộc loại tài khoản tài sản ngắn hạn, bao gồm tài khoản được cập nhật mới nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 53/2016/TT-BTC. như sau:

 Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường

Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm:
  • Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển.
  • Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.
  • Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”.
Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”.
Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”.
Hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi trên đường.
Khi mua hàng hoá mà hàng hoá đó đã thuộc sở hữu của Cty nhưng trong tháng hàng chưa về đến kho. Kế toán tiến hành lưu hồ sơ là Hàng đang đi trên đường. Đến cuối tháng nếu hàng vẫn chưa về đến kho Kế toán dựa vào các chứng từ chứng minh hàng hoá đó thuộc sở hữu của Cty (gồm hoá đơn GTGT, biên bảng giao nhận hàng hoá ).Tiến hành hạch toán
  • Nợ 151 (Hàng mua đang đi đường).
  • Nợ 133 (nếu có).
  • Có 111,112 hoặc 331.
Đến cuối tháng Khi hàng về đến kho, tiến hành thủ tục nhập kho, kế toán dựa vào phiếu nhập kho cùng các chứng từ có liên quan, hạch toán như sau:
  • Nợ 156 (Hàng hóa ),152 (Nguyên vật liệu) ,153 (Công cụ, dụng cụ).
  • Có 151 (Hàng đang đi trên đường).
Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán gồm có 2 mục:
  • Hàng tồn kho.
  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

a. Bên Nợ TK 152

  • Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác.
  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
  • Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

 b. Bên Có TK 152

  • Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn.
  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua.
  • Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng.
  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
  • Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
  • Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

a. Bên nợ 153

TH1 : Mua trong nước. Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, dựa vào hoá đơn tài chính (HĐ GTGT hoặc hóa đơn bán hàng) của bên bán hoặc hoá đơn bán lẻ, kế toán hạch toán như sau:
  • Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ).
  • Nợ 133 (Thuế VAT đầu vào) (nếu có).
  • Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng), hoặc 331 (Phải trả người bán)
(Nếu có phát sinh những khoản chi phí vận chuyển liên quan đến công cụ dụng cụ thì hạch toán vào giá gốc của CCDC tức bên nợ 153)
TH2: Nhập khẩu
Kế toán dựa vào Tờ Khai hải quan, tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ sau:

 Nghiệp vụ 1:

  • Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ).
  • Có 331 (Phải trả người bán).
Nghiệp vụ 2: Thuế Nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
  • Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ).
  • Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt).
  • Có 3333 (Thuế nhập khẩu).

 b. Bên có 153

Xuất Công cụ, dụng cụ (Phiếu xuất kho) ra để phục vụ cho bộ phận sản xuất hoặc bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý và phân bổ nhiều kỳ kế toán.
  • Nợ 142 (Chi phí trả trước ngắn hạn dưới 1 năm), hoặc Nợ 242 (Chi phí trả trước dài hạn trên 1 năm).
  • Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ).
  • Có 153 (Công cụ, dụng cụ).
Đồng thời, cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn để hạch toán cho từng bộ phận có liên quan:
  • Nợ 627 (Chi phí sản xuất chung) hoặc 641 (Chi phí bán hàng), hoặc 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp).
  • Có 142, hoặc 242 (bằng trị giá xuất kho/thời gian phân bổ)
  • (Theo quy định của thuế TNDN (TT123) hiện hành thì thời gian phân bổ của CCDC không quá 2 năm ).

 Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Các tài khoản kế toán kho cần nắm rõ

 Tài khoản 155 – Thành phẩm

a. Bên nợ 155

Nhập kho: Khi nhập kho thành phẩm, kế toán dựa vào phiếu tính giá thành và phiếu báo thành phẩm hoàn thành tức là phiếu nhập kho thành phẩm để tiến hành hạch toán như sau:
  • Nợ 155 (Thành phẩm).
  • Có 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).

b. Bên có 155

Bán thành phẩm ra bên ngoài cho khách hàng, kế toán sẽ xuất hóa đơn tài chính. Kế toán sẽ dựa vào phiếu xuất kho và hóa đơn tài chính để tính giá xuất kho của hàng tồn kho theo 1 trong 4 phương pháp. Cách hạch toán và cách làm cũng tương tự như bên có của 156. Các bạn em bên có của 156 để làm tương tự cho 155 nhé.
Về xuất thành phẩm hoặc hàng hoá ra để tiêu dùng nội bộ. Tiêu dùng nội bộ tức là xuất thành phẩm ra cho các bộ phận trong công ty sử dụng
Ví dụ: Cty sản xuất quạt, xuất quạt ra cho bộ phận kinh doanh sử dụng), kế toán dựa vào bộ chứng từ xuất kho (gồm phiếu xuất kho, hoá đơn tài chính), tiến hành hạch toán 3 bút toán như sau:
Bút toán 1:
  • Nợ 641 (Chi phí bán hàng).
  • Có 512 (Doanh thu tiêu thụ nội bộ, ghi theo giá bán). Nghiệp vụ này dựa vào hóa đơn tài chính mà Cty xuất theo giá bán thị trường. Tên người mua và tên người bán đều đứng tên công ty.
Bút toán 2:
  • Nợ 632 (Giá vốn hàng bán, ghi theo giá vốn).
  • Có 155 (Thành phẩm). Nghiệp vụ này được ghi nhận là tính giá xuất kho của hàng tồn kho théo trong 4 phương pháp.
Bút toán 3:
  •  Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
  • Có 3331 (Thuế GTGT đầu ra phải nộp).
Nghiệp vụ này được ghi nhận dựa vào hóa đơn tài chính để ghi nhận vào. Và Cty không phải nộp thuế vì đầu vào bằng đầu ra.

 Tài khoản 156 – Hàng hóa

a. Bên Nợ TK 156

  • Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ.
  • Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.
  • Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

b. Bên Có TK 156

  • Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB.
  • Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ.
  • Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
  • Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
  • Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).
  • Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
  • Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

 Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

 Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (Chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

 Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

a. Bên nợ 157

 Xuất hàng hoá hoặc thành phẩm xuống cho khách hàng, cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng hoặc cho đơn vị trực thuộc của Công ty mà sử dụng chung hóa đơn của Cty , kế toán sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi đi bán đại lý hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với chi nhánh hoặc cửa hàng) hoặc phiếu xuất kho đối với khách hàng.

 Kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ 157 (Hàng gừi đi bán).
  • Có 156 (Hàng hóa); 155 (Thành phẩm).

b. Bên có 157

 Khi đại lý bán hàng hoá được, tiến hành lập bảng kê hóa đơn mà đại lý bán được gửi về công ty thì công ty tiến hành xuất hoá đơn hàng hoá đã bán ra cho đại lý và hạch toán như sau

  • Nợ 1111,112,131 (Phải thu của đại lý).
  • Có 511 (Doanh thu bán hàng hoá).
  • Có 3331 (Thuế VAT đầu ra phải nộp).
  • Đồng thời hạch toán giá vốn hàng đã bán.
  • Nợ 632 (Giá vốn hàng bán).
  • Có 157 (Hàng gửi đi bán).

 Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT).
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
  • Có các TK 111, 112, 131, …

 Tài khoản 158 – Hàng hoá kho bảo thuế

a. Bên Nợ TK 158

Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá nhập Kho bảo thuế trong kỳ.

b. Bên Có TK 158

  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá xuất Kho bảo thuế trong kỳ.
  • Số dư bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối kỳ tại Kho bảo thuế.

Chứng từ sử dụng trong kế toán hàng tồn kho

 Chứng từ sử dụng trong kế toán hàng tồn kho bao gồm các biểu mẫu:

  • Phiếu nhập kho: Mẫu số 01-VT.
  • Phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT.
  • Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số 03-VT.
  • Phiếu báo vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số 04-VT.
  • Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số 05-VT.
  • Bảng kê mua hàng: Mẫu số 06-VT.
  • Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mẫu số 07-VT.

Kinh nghiệm quy trình kế toán kho

 – Thủ kho phải lập sơ đồ kho thông qua hệ thống kệ chứa hàng, phân bổ chủng loại hàng hóa theo từng kệ để hàng và dán ngay ngoài cửa. Khi phát sinh hàng hoá mới hay thay đổi cách sắp xếp thì thủ kho phải cập nhật vào sơ đồ hệ thống nhà kho (sơ đồ kho phải ghi rõ ngày cập nhật).

 Khi  xuất nhập hàng 

 + Kiểm tra các chứng từ yêu cầu nhập / xuất hàng theo đúng quy định.

 + Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan.

 + Nhận các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng, lưu và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định.

 Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn

 + Ghi phiếu nhập, phiếu xuất kho, phiếu ghi chú trên các kệ chứa hàng

 + Trực tiếp nhập phiếu xuất vào phần mềm.

 + Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.

 Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

 + Đảm bảo tất cả các loại hàng hóa phải có định mức tồn kho tối thiểu.

 + Nếu số lượng hàng hóa xuất / nhập biến động, phải đề xuất Giám Đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp.

 + Theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu hàng ngày.

 Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho

 + Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu.

 + Theo dõi quá trình nhập hàng thông qua phiếu ghi chú trên giá kệ hàng, đôn đốc việc mua hàng.

 + Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng.

 Sắp xếp hàng hóa trong kho

 + Trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong kho.

 + Sắp xếp hàng hóa tránh bị ướt, đổ vỡ…

 + Lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ kho khi có phát sinh hàng hóa.

 Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho

 + Sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 + Với loại hàng mau hư thì phải quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO

 Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho

 + Tuyệt đối đảm bảo quy tắc PCCC trong kho.

 + Định kỳ hàng tháng kiểm tra lại các giá kệ chứa hàng tránh kệ bị gãy đổ…

 Một số sai lầm thường gặp phải trong quản lí hàng tồn kho 

 Định mức hàng tồn trong nhà kho là số lượng hàng hóa được xác định luôn được duy trì trong kho để đảm bảo cung ứng kịp thời khi có nhu cầu sử dụng phát sinh và giúp duy trì hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

 Nếu DN chỉ quản lý xuất, nhập hàng hóa trong kho một cách đơn thuần mà không có kế hoạch tính toán, chuẩn bị cho lượng hàng hóa/vật tư định mức cần thiết tồn trong kho để đối phó với những tình huống bất ngờ thì DN sẽ có nguy cơ đối mặt với việc bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hoặc công việc kinh doanh bị gián đoạn. Tuy nhiên, việc để hàng tồn nhà kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN cũng như làm tăng nhiều chi phí bảo quản, mặt bằng,…để lưu trữ hang hóa.

 Không sắp xếp hàng hóa vật tư khoa học

 Hàng hóa được sắp xếp khoa học trên các giá kệ hàng là một trong những yếu tố giúp việc tìm kiếm, vận chuyển, nhập xuất kho được tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực. Những hàng hóa được sử dụng thường xuyên, số lượng lớn nên để ở vị trí gần với cửa ra vào và ngược lại. Có được cách sắp xếp, bố trí hàng hóa, vật tư khoa học là một trong những yếu tố giúp tiết kiệm diện tích kho bãi, gia tăng năng suất lao động cùng với việc tra xuất, quản lý, kiểm soát được thuận tiện, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều gặp khó khăn trong việc sắp xếp hàng hóa vật tư khoa học trên cả sổ sách lẫn trong kho bãi.

 Không kiểm tra hàng hóa vật tư định kì thường xuyên

 Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất của nhiều người quản lý kho hàng khi số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho quá lớn và không được sắp xếp khoa học thì việc kiểm tra, thống kê lại càng khó khăn hơn. Công tác kiểm tra hàng hóa vật tư định kì thường xuyên là một hoạt động cần thiết để xác định lượng hàng hóa thực tế trong kho với trên giấy tờ, sổ sách quản lý có chính xác hay không? Và cũng là một hoạt động giúp hàng hóa được luân chuyển liên tục, tránh tình trạng hàng hóa/vật tư bị hỏng hóc, hao mòn, giảm giá trị sử dụng trong kho mới được thanh lý.

 Không dành thời gian tìm hiểu hết các tính năng của phần mềm, cũng như đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ.

 Việc các Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư phần mềm trị giá hàng chục, hàng trăm triệu để ứng dụng vào công tác Quản lý kho hàng, điều hành doanh nghiệp nhưng lại không đầu tư thời gian để tìm hiểu, khai thác và sử dụng hết các tính năng của phần mềm là một trong những điều lãng phí nhất. Cùng với đó, việc tiếc tiền chi cho những khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên cũng là một trong những sai lầm khiến cho hoạt động quản lý kho của DN kém hiệu quả và gây lãng phí nhiều nguồn lực sau này.

  Muốn quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì phải kết hợp nhiều cách với nhau:

 – Chi tiết hàng hóa đến mức có thể, càng chi tiết càng tốt.

 – Hệ thống nội bộ nên tự kiểm soát lẫn nhau. Hàng nhập và hàng bán sẽ được sự theo dõi độc lập của kế toán, thủ kho, bán hàng, và kinh doanh (nếu có).

 – Thường xuyên kiểm kê và kiểm kê bất chợt.

 – Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học để kiểm kê nhanh và chính xác.

 Có một vài gợi ý với bạn như vậy.

 – Nếu như bạn không có phần mềm để sử dụng, thì bạn có thể dùng Excel, xây dựng lên file theo dõi nhập xuất tồn hàng hóa.

 – Gồm :

 1/ Sheet : bảng mã : bạn hãy xây dựng một hệ thống mã hàng, mỗi một mặt hàng mang một mã.

 2 / Nhập hàng lên giá kệ.

 3 / Xuất hàng

 4/ Tồn

 5/ Xuất bán.

 Thứ nhất: Phân loại hàng hóa theo nhóm hàng theo tưng khu vực kệ chứa hàng cho phù hợp, dễ tìm kiếm, nhìn đếm, dễ xếp dỡ, cái này thuộc về kinh nghiệm sắp xếp chứ chẳng liên quan gì tới kiến thức kế toán.
Thứ hai: Xây dựng quy chế nhập xuất vật tư rõ ràng, các mặt hàng cần thiết lập hệ thống mã quản lý khoa học, bộ mã làm sao thể hiện được một số tiêu chí cơ bản của mặt hàng: chủng loại, hãng sản xuất, khu vực lưu trữ cất xếp, số thứ tự nhảy liên tục và có khả năng bổ sung xem giữa khi phát sinh hàng mới, đại loại có thể gồm một dãy ký tự AAA BBB XXX YYY, ví dụ Tủ lạnh LG loại 150 lít nằm ở khu vực 12-01 (đại khái chia khu vực lưu trữ theo số thứ tự hoặc ma trận số – nếu xếp tầng – 12 -01 nghĩa là khu vực số 12 tầng 1) thì mã có thể là TL.LG150.001.

 Thứ 3: Huấn luyện những người tham gia vào công tác nhập xuất nhớ mã, hiểu và tuân thủ đúng quy trình nhập hàng, xuất hàng.

 Lập sổ tay hoặc dùng phần mềm theo dõi hàng ngày việc nhập xuất, tốt nhất là có một cuốn sổ tay kiểu nhật ký ghi chép việc nhập xuất đi cùng với phần mềm, vì kinh nghiệm cho thấy không nên tin tưởng quá vào phần mềm quản lý trong lĩnh vực quản lý kho.

 Rồi làm những việc như đã nói ở trên nữa.

 Công ty bạn có rất nhiều hàng hóa chủng loại như vậy theo mình để quản lý nhập xuất tốt thì bạn nên làm một File Excel quản lý chi tiết sẽ rất tốt đó . Tốt nhất là bạn nên tạo ra cho mỗi loại hàng hóa một mã quản lý riêng và trên File Excel đó nên làm rõ các cột ” Nhập ,Xuất ,Số lượng nhập và xuất từng đợt là bao nhiêu?,Và ngày nào xuất nhập và xuất cho ai ,lý do gì ? thì rất rễ quản lý .

Bài tập kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Bài 2.1: Tại 1 doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập – xuất vật liệu như sau:

 Tồn đầu tháng: Vật liệu (VL) A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ
Trong tháng:
1.  Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ, tiền chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng.
2.  Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm.
3.  Dùng TGNH trả nhợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế.
4.  Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.
5.  Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán đủ bằng tiền chuyển khoản.
6.  Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm.

Yêu cầu: Tính toán và trình bày bút toán ghi sổ tình hình trên theo hệ thống KKTX với các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), Nhập sau – Xuất trước (LIFO), bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyền liên hoàn.

             Đáp án

 Đầu kỳ:
A = 48.000.000    = 800 x 60.000
B = 4.000.000    = 200 x 20.000

 1. Nhập kho  

Nợ TK 152 (A):    31.000.000    = 500 x 62.000
Nợ TK 133 (A):    3.100.000
Có TK 331: 34.100.000
Nợ TK 152 (B):    6.300.000    = 300 x 21.000
Nợ TK 133:         630.000
Có 331:    6.930.000
500
Nợ TK 152 (A):    100.000    = (176.000 − 16.000) x ———
800
300
Nợ TK 152 (B):    60.000    = (176.000 − 16.000) x  ——-
800
Nợ TK 331:    16.000
Có TK 111:    176.000

                                                                                          31.000.000 + 100.000
Giá VL A (tính luôn chi phí vận chuyển): 62.200 = ——————————–
500

 6.300.000 + 60.000
Giá VL B (tính luôn chi phí vận chuyển): 21.200 =  ——————————
300
2. Xuất kho    
Phương pháp FIFO:    

Nợ TK 621:    66.560.000
Có TK 152 (A):    60.440.000 = 800 x 60.000 + 200 x 62.200
Có TK 152 (B):    6.120.000 = 200 x 20.000 + 100 x 21.200

 Phương pháp LIFO:      

Nợ TK 621:    67.460.000
Có TK 152 (A):    61.100.000    = 500 x 62.200 + 500 x 60.000
Có TK 152 (B):    6.360.000    = 300 x 21.200

 Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
800 x 60.000 + 500 x 62.200
Giá trung bình của A: 60.850 =   ———————————–
800 + 500
200 x 20.000 + 300 x 21.200
Giá trung bình của B: 20.720 =   ————————————-
200 + 300

Nợ TK 621: 67.066.000
Có TK 152 (A): 60.850.000    = 60.850 x 1.000
Có TK 152 (B):    6.216.000    = 20.720 x 300

 Phương pháp bình quân cuối kỳ:
800 x 60.000 + 500 x 62.200 + 700 x 61.000
Giá trung bình cuối kỳ của A: 60.900 =  ————————————————————–
800 + 500 + 700
200 x 20.000 + 300 x 21.200 + 700 x 19.000
Giá trung bình cuối kỳ của B: 19.720 =  ——————————————————-
200 + 300 + 700

Nợ TK 621:    66.816.000
Có TK 152 (A): 60.900.000    = 60.900 x 1.000
Có TK 152 (B): 5.916.000    = 19.720 x 300

  3. Trả tiền:   

Nợ TK 331:    373.000    = (31.000.000 + 6.300.000) x 1%
Có TK 515:    373.000
Nợ TK 331:    40.657.000    = (34.100.000 + 6.930.000) – 373.000
Có TK 112: 40.657.000

 4. Xuất kho:     
Phương pháp FIFO:     

Nợ TK 642:    1.060.000
Có TK 152 (B): 1.060.000    = 50 x 21.200

 Phương pháp LIFO:   

Nợ TK 642:    1.000.000
Có TK 152 (B): 1.000.000    = 50 x 20.000

  Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
20.720 x 200 + 0 x 0
Giá trung bình của B: 20.720 =  ——————————
200+0

Nợ TK 642:    1.036.000
Có TK 152    (B): 1.036.000    = 50 x 20.720

  Phương pháp bình quân cuối kỳ:    

Nợ TK 642:    986.000
Có TK 152    (B): 986.000    = 50 x 19.720

  5. Nhập kho:    

Nợ TK 152 (A):    42.700.000     =700 x 61.000
Nợ TK 152 (B):    13.300.000     =700 x 19.000
Nợ TK 133:           5.600.000      =(42.700.000 + 13.300.000) x 10%
Có TK 112: 61.600.000

  6. Xuất kho:
Phương pháp FIFO:

Nợ TK 621: 44.890.000
Có TK 152 (A): 36.960.000    =300 x 62.200 + 300 x 61.000
Có TK 152 (B): 7.930.000      =150 x 21.200 + 250 x 19.000

 
Phương pháp LIFO:

Nợ TK 621: 44.200.000
Có TK 152 (A): 36.600.000   =600 x 61.000
Có TK 152 (B): 7.600.000     =400 x 19.000

  Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
60.850 x 300    + 61.000 x 700
Giá trung bình của A: 60.960 =  ——————————————-
300    + 700
20.720 150    + 19.000 700
Giá trung bình của B: 19.300 =   —————————————-
150    + 700

Nợ TK 621:    44.296.000
Có TK 152 (A):    36.576.000 = 600 x 60.960
Có TK 152 (B):    7.720.000    = 400 x 19.300

  Phương pháp bình quân cuối kỳ:    

Nợ TK 621:    44.428.000
Có TK 152 (A):    36.540.000    = 600 x 60.900
Có TK 152 (B):    7.888.000    = 400 x 19.720
Tag: tuyển iuh ueh mô tả elearning hubt hà văn lang tai đà nẵng hutech tdt câu phỏng vấn tphcm bạc neu khám bách siêu chức tôn đức thắng khoá quốc dân thận trọng jd điểm hcsn 54 luật dương tổng sạn đời khoảng