Kế toán tiền mặt là gì – Tìm hiểu vai trò và quy trình KTTM

Kế toán tiền mặt là gì

 Kế toán tiền mặt hay còn gọi là kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán.

 Kế toán tiền mặt là công việc theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt tại quỹ, theo dõi tồn quỹ hàng ngày từ đó để có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ.

Vai trò quan trọng của kế toán tiền mặt trong doanh nghiệp

 1. Cung cấp thông tin kế toán thông qua hệ thống kế toán

 2. Giúp các doanh nghiệp biết rõ tình hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp mình.

 Các nghiệp vụ kế toán được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác cho phép chủ doanh nghiệp theo dõi được các khoản nợ của mình với người khác và cho biết những khách hàng nào đã nhận hàng hoá-dịch vụ mà chưa thanh toán. Tất cả các thủ tục và báo cáo dòng tiền giúp vẽ nên bức tranh toàn cảnh về kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 3. Cân đối các khoản chi phí

 Doanh nghiệp sẽ không biết được lợi nhuận là bao nhiêu nếu không theo dõi được thu nhập và chi phí.

 Ví dụ, nếu công ty phải trả tiền cho các thiết bị văn phòng có giá quá cao, công ty có thể tiêu tốn rất nhiều tiền mà không bao giờ nhận ra sai lầm, trừ khi các chi phí này được hạch toán vào hệ thống kế toán.

 4. Cung cấp thông tin cho việc kêu gọi đầu tư

 Khi doanh nghiệp cần kêu gọi vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán tiếp tục đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 Vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán là cơ sở để đánh giá thực lực của công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh, khả năng tài chính khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ đó nhằm tạo niềm tin cho các đối tác có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đối doanh nghiệp

 ⇒ Kế toán tiền mặt giúp xử lý các phát sinh liên quan đến tiền mặt bao gồm tính toán số liệu, xem xét chứng từ đủ điều kiện, đúng hay sai. Sau khi tính toán và xem xét chứng từ đã hợp lý thì kế toán thực hành định khoản và hạch toán trên phần mềm kế toán.

Quy trình kế toán tiền mặt

 Quy trình thu – chi tiền mặt là nghiệp vụ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, ta cùng đi vào tìm hiểu quy trình kế toán thu và chi tiền mặt một cách đầy đủ và rõ ràng nhất như sau:

 Quy trình kế toán thu tiền mặt

 Đối với quy trình kế toán thu tiền mặt, cần thực hiện đủ các công việc như sau:

  • Bước 1: Người nộp tiền làm thông báo nộp tiền chuyển cho Kế toán thanh toán;
  • Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu thu (thường gồm 3 liên) chuyển cho Kế toán trưởng;
  • Bước 3: Kế toán trưởng ký và duyệt Phiếu thu chuyển lại Kế toán thanh toán;
  • Bước 4: Kế toán thanh toán nhận lại Phiếu thu và chuyển cho Người nộp tiền;
  • Bước 5: Người nộp tiền ký Phiếu thu và nộp tiền, sau đó chuyển cho Thủ quỹ;
  • Bước 6: Thủ quỹ nhận Phiếu thu đồng thời thu tiền và vào Sổ quỹ. Sau đó, Thủ quỹ giữ liên 2 Phiếu thu, giao lại liên 3 cho Người nộp tiền và liên 1 cho Kế toán thanh toán;
  • Bước 7: Kế toán thanh toán tiến hành lưu chứng từ và vào sổ tiền mặt (TK 111).

 Để hình dung quy trình thu tiền mặt một cách rõ ràng nhất, bạn đọc theo dõi sơ đồ sau:

Quy trình thu tiền mặt trong doanh nghiệp
Quy trình thu tiền mặt trong doanh nghiệp

 Quy trình kế toán chi tiền mặt

 Đối với quy trình kế toán chi tiền mặt, cần thực hiện đủ các công việc như sau:

  • Bước 1: Người đề nghị chi tiền làm Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng,… chuyển cho Kế toán thanh toán;
  • Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu chi (thường gồm 2 liên) nộp lên Kế toán trưởng;
  • Bước 3: Kế toán trưởng nhận Phiếu chi sau đó ký duyệt và chuyển lên Giám đốc hoặc Người được ủy quyền duyệt Phiếu chi;
  • Bước 4: Giám đốc ký duyệt Phiếu chi sau đó chuyển lại Kế toán thanh toán;
  • Bước 5: Kế toán thanh toán tiếp nhận Phiếu chi đã được duyệt giao cho Thủ quỹ;
  • Bước 6: Thủ quỹ tiến hành ký và xuất tiền cho Người đề nghị và lấy đầy đủ chữ ký bên nhận tiền;
  • Bước 7: Thủ quỹ ghi sổ quỹ (giữ lại liên 2) và chuyển liên 1 Phiếu chi cho Kế toán thanh toán để vào sổ tiền mặt (TK 111).

 Lưu ý: Nếu không được duyệt chi ở bộ phận nào (Kế toán trưởng hay Giám đốc) thì cần trả về thông báo cho Người đề nghị.

 Để hình dung quy trình chi tiền mặt một cách rõ ràng nhất, bạn đọc theo dõi sơ đồ sau:

Quy trình chi tiền mặt trong doanh nghiệp

Bài tập kế toán tiền mặt

 Bài 1: Bài tập kế toán tiền mặt tại quỹ

 Tình hình tiền mặt tại quỹ tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại Hông Kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

  1. Thu tiền bán sản phẩm thuộc đối tường chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Theo hóa đơn GTGT, ghi: Gía bán chưa có thuế 100.000.000 đồng, thuế GTGT 10.000.000 đồng. Giá vốn bán hàng là 80.000.000 đồng. Người mua thanh toán bằng tiền mặt.
  2. Thu về thuê TSCD hoạt động, theo hóa đơn GTGT ghi: Giá cho thuê chưa có thuế: 12.000.000 đồng, thuế GTGT đầu ra 10%, bên thuê đã thanh toán toàn bộ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
  3. Công ty cung cấp dịch vụ vận tải, tổng giá thanh toán ghi trên vé vận tải có thuế GTGT là 315.000.000 đồng. Dịch vụ vận tải chịu thuế GTGT là 5%. Công ty đã thu tiền bán vé 315.000.000 đồng tiền mặt nhập quỹ.
  4. Vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt về nhập quỹ, số tiền 14.000.000 đồng.
  5. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 50.000.000 đồng.
  6. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành, trị giá cổ phiếu mua lại là: 200.000.000 đồng bằng tiền mặt

 Bài giải:

 Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt:

 1a. Nợ 111:             110.000.000

 Có 3331:       10.000.000

 Có 511:       100.000.000

 Giá vốn bán hàng:

 1b. Nợ 632:             80.000.000

 Có 155:       80.000.000

 Thu tiền cho thuê TSCD bằng tiền mặt:

  1. Nợ 111:               13.200.000

 Có 3331:       1.200.000

 Có 515:       12.000.000

 Thu tiền bán vé vận tải:

  1.  Nợ 111:             315.000.000

 Có 3331:       15.000.000

 Có 511:       300.000.000

 Vay ngắn hạn ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:

  1.  Nợ 111:             140.000.000

 Có 311:      140.000.000

  1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt

 Nợ 111:             50.000.000

 Có 112:      50.000.000

 6.Mua lại cổ phiếu đã phát hành bằng tiền mặt:

 Nợ 419:             200.000.000

 Có 111:      200.000.000

 Bài 2:Bài tập kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ

Tại doanh nghiệp Hoa Mai có tài liệu về hoạt động kinh doanh như sau, hãy định khoản các nghiệp vụ dưới đây:

TK 1112:    45.000.000đ           (3.000 USD)

TK 1122: 120.000.000đ           (8.000 USD)

Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

  1.  Bán hàng thu ngoại tệ 10.000 USD bằng TGNH. TGBQLNH: 16.100đ/USD.
  2.  Dùng TGNH để ký quỹ mở L/C 12.000 USD, NH đã gởi giấy báo Có. TGBQLNH:

 16.120đ/USD.

  1.  Nhập khẩu hàng hóa, giá trên Invoice 12.000 USD chưa trả tiền cho người bán.

 TGBQLNH: 16.100đ/USD. Sau đó NH đã dùng tiền ký quỹ để thanh toán với bên

 bán. TGBQLNH: 16.150đ/USD.

  1.  Xuất khẩu hàng hóa, giá bán trên hóa đơn 16.000 USD, tiền chưa thu. TGBQLNH:

 16.200đ/USD.

  1.  Nhập khẩu vật liệu giá 6.000 USD, chưa trả tiền. TGBQLNH: 16.180đ/USD.
  2.  Chi tiền mặt 600 USD tiếp khách ở nhà hàng. TGTT: 16.200đ/USD.
  3.  Nhận giấy báo Có của NH thu tiền ở nghiệp vụ 4 đủ. TGBQLNH: 16.220đ/USD.
  4.  Bán 7.000 USD chuyển khoản thu tiền mặt VNĐ. TGTT: 16.220đ/USD.
  5.  Chi TGNH trả tiền ở nghiệp vụ 5 đủ. TGBQLNH: 16.210đ/USD.
  6. Nhập khẩu hàng hóa trị giá 10.000 EUR, tiền chưa trả. TGBQLNH: 22.000/EUR.

 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Cho biết ngoại tệ xuất theo phương pháp FIFO. Cuối năm, đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá BQLNH 16.250đ/USD, 22.100đ/EUR.

 Bài giải

1.
Nợ TK 112: 161.000.000 = 10.000 x 16.100
Có TK 511: 161.000.000

 2.

 Nợ TK 144:                193.440.000      = 12.000 x 16.120

 Có TK 1122:  184.400.000      = 120.000.000 + 4000 x 16.100

 Có TK 515:         9.040.000

 Có TK 007: 12.000 USD

 3.

 Nợ TK 156:                193.200.000      = 12.000 x 16.100

 Có TK 331:     193.200.000

 Nợ TK 331:                193.200.000      = 12.000 x 16.100

 Nợ TK 635:                       240.000

 Có TK 144:     193.440.000      = 12.000 x 16.120

4.
Nợ TK 131: 259.200.000 = 16.000 x 16.200
Có TK 511: 259.200.000
5.
Nợ TK 152: 97.080.000 = 6.000 x 16.180
Có TK 331: 97.080.000
6.
Nợ TK 642: 9.720.000 = 600 x 16.200
Có TK 1112: 9.000.000 = 600 x 15.000
Có TK 515: 720.000

 Có TK 007: 600 USD

7.
Nợ TK 1122: 259.520.000 = 16.000 x 16.220
Có TK 131: 259.200.000 = 16.000 x 16.200
Có TK 515: 320.000

 Nợ TK 007: 16.000 USD

  1. Bán ngoại tệ thu tiền mặt:

 Nợ TK 1111:              113.540.000      = 7.000 x 16.220

 Có TK 1122:  112.820.000      = 6.000 x 16.100 + 1.000 x 16.220

 Có TK 515:            720.000

 Có TK 007: 7.000 USD

9.
Nợ TK 331: 97.080.000 = 6.000 x 16.180
Nợ TK 635: 240.000
Có TK 1122: 97.320.000 = 6.000 x 16.220

 Có TK 007: 6.000 USD

10.
Nợ TK 156: 220.000.000 = 10.000 x 22.000
Có TK 331: 220.000.000
Điều chỉnh:
TK 1112:
Sổ sách: 36.000.000 = 2.400 x 15.000
Điều chỉnh: 39.000.000 = 2.400 x 16.250

 Nợ TK 1112:                  3.000.000

 Có TK 413:         3.000.000

 TK 1122:

 Sổ sách:       145.980.000        = 9.000 x 16.220

 Điều chỉnh:   146.250.000        = 9.000 x 16.250

 Nợ TK 1122:                     270.000

 Có TK 413:            270.000

TK 331:
Sổ sách: 220.000.000 = 10.000 x 22.000
Điều chỉnh: 221.000.000 = 10.000 x 22.100

 Nợ TK 413:                    1.000.000

 Có TK 331:         1.000.000

 Đánh giá lại cuối kỳ:

 Nợ TK 413:                    2.270.000

 Có TK 515:         2.270.000

 Bài 3 Bài tập kế toán tiền mặt

 Doanh nghiệp A đang trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng tồng kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tỷ giá xuất ngoại tệ theo phương pháp FIFO. Số dư đầu kỳ của một số TK :
TK 1112     10.000 USD , tỷ giá ghi sổ: 16.000 VND/USD
TK 1111     250.000.000 đ
TK 1122     20.000 USD , tỷ giá 16.000 VND/USD
Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:

 1)    Dùng tiền mặt 16.200.000đ để mua 1.000 USD gởi vào ngân hàng ACB.

 2)    Nhập khẩu một tài sản cố định hữu hình của Cty Bình Minh, trị giá 2.000 USD, chưa trả tiền, tỷ giá ngày giao dịch 16.100 VND/USD.

 3)    Chi tiền mặt thanh toán chi phí bán hàng 500 USD, chi phí tiếp khách theo hóa đơn 700USD, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, tỷ giá ngày giao dịch 15.900 VND/USD.

 4)    Trả nợ cho Cty Bình Minh, bằng chuyển khoản, tỷ giá ngày giao dịch 16.200 VND/USD.

 5)     Chi tiền mặt mua 10 lượng vàng SJC, giá mua 16.000.000đ/lượng.

 6)     Rút tiền gởi ngân hàng 2.000USD để nhập quỹ tiền mặt, chi tiền mặt tạm ứng cho chị Mai 3.000USD, tỷ giá ngày giao dịch 16.200VND/USD.

 7)    Chị Mai đi công tác về làm giấy giải trình tạm ứng như sau:

 –         Chi phí ăn, ở, đi lại :     2.500USD

 –         Mua tài liệu quản lý:       200USD

 –         Số còn lại nhập quỹ tiền mặt:      300USD, tỷ giá ngày giao dịch 16.100VND/USD.

 Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đánh giá chênh lệch hối đoái vào cuối kỳ, tỷ giá cuối kỳ là 16.000VND/USD.

 Giải

 Dùng tiền mặt mua ngoại tệ gửi ngân hàng:

 1a. Nợ TK 112(1122)                             16.200.000(1000USD x 16.200)

 Có TK 111(1111)                       16.200.000(1000USD x 16.200)

  1. Nợ TK 007                                        1000USD
  1. Nợ TK 211                                        32.200.000(2000USD x16.100)

 Có TK 331                                32.200.000(2000USD x 16.100)

 3a. Nợ TK 641                                        7.950.000(500USD x 15.900)

 Nợ TK 642                                        11.130.000(700USD x 15.900)

 Nợ TK 133                                        1.908.000(120 USD x 15.900)

 Nợ TK 635                                        132.000

 Có TK 111(1112)                     21.120.00(1320USD x 16.000)

  1. Có TK 007                                 1.320USD

 4a. Nợ TK 331                                        32.200.000(2000USD x 16.000)

 Nợ TK 635                                        200.000

 Có TK 112(1122)                     32.400.000(2000USD x 16.200)

  1. Có TK 007 “TGNH”                  2.000USD
  1. Nợ TK 111(1113)                             160.000.000

 Có TK 111(1111)                      160.000.000

 6a. Nợ TK 111(1112)                             32.400.000(2000USD x 16.200)

 Có TK 112(1122)                      32.000.000(2000USD x 16.000)

 Có TK 515                                  400.000

  1. Nợ TK 141                                        48.600.000(3000USD x 16.200)

 Có TK 112(1122)                    48.000.000(3000USD x 16.000)

 Có TK 515                                 600.000

  1. Có TK 007 “TGNH”                3.000USD

 7a. Nợ TK 642                                        43.470.000(2700USD x 16.100)

 Nợ TK 111(1112)                             4.830.000(300USD x 16.100)

 Nợ TK 635                                        300.000

 Có TK 141                                 48.600.000(3000USD x 16.200)

  1. Nợ TK 007 “TM”                              300USD

 Tạm kết dư các TK tại thời điểm đánh giá:

  • Kế toán ghi sổ:
  1. Nợ TK 111(1112)                     430.000

 Có TK 413                               430.000

  1. Nợ TK 413                               200.000

 Có TK 112(1122)                     200.000

  • Số dư tạm thời của TK 413 sẽ đưa vào chi phí:

 Nợ TK 635                               230.000

 Có TK 413                               230.000

 Bài 4: Bài tập kế toán tiền mặt

 Số dư đầu kì của các tài khoản 1111: 100.000.000 (đồng)

                                             1112: 51.000.000 (2.000 USD)

 Trong kì có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

 (1) Bán hàng thu bằng tiền mặt 10.000.000 (đồng) trong đó giá vốn là 8.000.000 (đồng).

 N1111          10.000.000

 C511      10.000.000

 N632            8.000.000

 C156      8.000.000

 (2) Mua nguyên vật liệu nhập kho trả bằng ngoại tệ 1.000 USD chi phí mua 20 USD chưa trả cho người bán. Tỷ giá 18.000 (đồng).

 N152               (1.000 +20)*18.000= 18.360.000

 C131      20*18.000=360.000

 C1112    1.000*17.000= 17.000.000

 (3) Thu tiền mặt do phát hành cổ phiếu tăng vốn 30.000.000 (đồng).

 N1111           30.000.000

 C411      30.000.000

 (4) Chi tiền mặt gửi qua bưu điện 2.000.000 để trả lương cho nhân viên làm việc ở chi nhánh nhưng nhân viên chưa nhận được tiền.

 N113            2.000.000

 C1111    2.000.000

 (5) Dùng tiền mặt tại quỹ mua 1.000 USD nhập vào quỹ tiền mặt tại quỹ. Tỷ giá 17.100 (đồng).

 N1112          1.000*17.100=17.100.000

 C1111    1.000*17.100=17.100.000

 N007            1.000 USD

 (6) Doanh nghiệp dùng 1.000 USD tiền mặt trả nợ cho doanh nghiệp khác khi mua công cụ, dụng cụ kì trước. biết tỷ giá kì trước là 16.900 (đồng), tỷ giá kì này là 17.200 (đồng).

 N131            1.000*16.900=16.900.000

 N635            100.000

 C1112    1.000*17.000=17.000.000

 C007            1.000 USD

 (7) Doanh nghiệp kí hợp đồng với một nhà đầu tư để đầu tư xây dựng cơ bản. Trị giá gói thầu 500 USD, doanh nghiệp trả trước cho nhà thầu 400 USD bằng tiền mặt. Tỷ giá giao dịch là 16.900 (đồng).

 N331            400*16.900=6.760.000

 N635            80.000

 C1112    400*17.100=6.084.000

 C007            400 USD

 (8) Nhận lãi chia từ hoạt động liên doanh 5.000.000 (đồng), thu do bên mua bồi thường vì vi phạm hợp đồng 2.000.000 (đồng), tất cả thu bằng tiền mặt.

 N1111          7.000.000

 C515      5.000.000

 C711      2.000.000

 (9)  Thu tiền mặt do thanh lý tài sản cố định 500 USD. Nguyên giá của tài sản cố định là 100.000.000 (đồng). Tỷ giá 17.500 (đồng).

 N1112          500*17.500=8.075.000

 C711      500*17.500=8.075.000

 N411            100.000.000

 C211      100.000.000

 N007            500 USD

 (10)     Doanh nghiệp được nhà nước cấp cho một tài sản cố định trị giá 2.000 USD, chi phí lắp đặt chạy thử 1.000 USD trả bằng tiền mặt. tỷ giá 19.000 (đồng).

 N211             (1.000+2000)*19.000=57.000.000

 C411      2.000*19.000=38.000.000

 C1112    600*17.100+400*17.500=17.260.000

 C515      1.740.000

 C007             1.000 USD

 YÊU CẦU: Biết doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, xuất ngoại tệ theo phương pháp fifo. Yêu cầu định khoản và đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối lỳ của các tài khoản có gốc ngoại tệ. Biết tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng cuối kì là 21.000 (đồng).             

1112
(2000) 34.000.000(1.000) 17.100.000(500) 8.750.000 17.000.000 (1.000)17.000.000 (1.000)6.840.000 (400)17.260.000 (1.000)
(3.500) 59.850.000 58.100.000 (3.400)
(100) 1.750.000

 Kế toán ghi:                        N1112      350.000

 C413 350.000

 Đánh giá lại để tính lãi lỗ hoạt động tài chính kế toán ghi:

 N413        350.000

 C515 350.000

  

  

  

  

 Tag: tiết mẫu khái niệm tóm tắt