Luật bản quyền gnu/gpl là gì
 GPL hoặc General Public License, đôi khi còn được gọi là GNU GPL, là giấy phép phần mềm tự do được sử dụng rất rộng rãi cho đến ngày nay.
 Nó được viết bởi Richard Stallman của Free Software Foundation cho dự án GNU.
 Giấy phép này cho phép phần mềm được sử dụng, sửa đổi, và tái phân phối một cách tự do bởi bất cứ ai.
 WordPress cũng được phát hành theo giấy phép GPL, có nghĩa rằng WordPress là một phần mềm mã nguồn mở có thể được sử dụng, thay đổi, và mở rộng bởi bất cứ ai.
 Các dự án WordPress xem xét giấy phép GPL về mặt triết học như bản tuyên ngôn nhân quyền.
 Nó cung cấp các giá trị cơ bản cốt lõi mà dự án này tin tưởng như:
- Bất cứ ai cũng có thể tải về và vận hành phần mềm
- Bất cứ ai cũng có thể sửa đổi nó
- Bất cứ ai cũng có thể phân phối các bản sao miễn phí của phần mềm
- Bất cứ ai cũng có thể phân phát các phiên bản sửa đổi của phần mềm .
 Một trong những khía cạnh chính của GPL là nó sử dụng một cái gì đó gọi là copyleft.
 Copyleft là một cách chơi chữ của từ “copyright”, nhưng khái niệm náy khá đơn giản.
 Về cơ bản, nó sử dụng luật bản quyền để bảo vệ các phiên bản sửa đổi của một công việc nhưng đòi hỏi sự bảo vệ tương tự với những phiên bản đó.
 Vì lý do này mà bất kỳ sản phẩm nào dựa trên WordPress đều thừa hưởng giấy phép GPL.
 Điều này đã gây ra một số tranh cãi như một số công ty, cá nhân nhà sản xuất Theme và Plugin WordPress không đồng ý với điều luật GPL.
 Tuy nhiên, luôn có đông đảo cộng đồng ủng hộ về việc bảo vệ dự luật quyền của WordPress . đồng sáng lập dự án WordPress Matt Mullenweg là hay nói về nó.
Cover bài hát thế nào để không vị phạm luật bản quyền âm nhạc
 nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp không phải xin phép như:
 – Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;
 – Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;
 – Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…
 Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:
 – Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;
 – Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
 – Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.
 Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó. Ngoại trừ các trường hợp nêu trên thì các trường hợp khác đều là hành vi vi phạm pháp luật
Thắc mắc về luật bản quyền hình ảnh
 Liệu tôi có thể sử dụng những hình ảnh từ Google?
 Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bức hình được lưu trữ trên những tên miền cộng đồng (Public Domain) hay thuộc giấy phép (license) Creative Commons, bạn có thể sử dụng hình ảnh đó. Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì việc bạn tải hình ảnh về sử dụng (mục đích cá nhân hay thương mại) đều bị coi là bất hợp pháp. Cho dù bạn có cắt và chỉnh sửa tấm hình thì bạn vẫn phạm pháp.
 Liệu tải ảnh từ các trang miễn phí có an toàn?
 Có rất nhiều trang web cho phép tải ảnh miễn phí mà không yêu cầu gắn bản quyền hình ảnh (image attribution) khi sử dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro nếu bạn sử dụng những hình ảnh miễn phí này vì phía trang web nhiều khi không phải là chủ sở hữu bản quyền.
 Các trang web miễn phí này sẽ luôn nói rằng họ sẽ không bồi thường và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khiếu nại pháp lý nào.
 Liệu tôi có thể tự ý xóa watermark ra khỏi hình?
 Việc bạn xóa bỏ (cắt) watermark ra khỏi bức hình được coi là cố tình vi phạm luật. Nếu người sở hữu bản quyền của bức ảnh quyết định kiện bạn, bạn thực sự gặp rắc rối. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, có rất nhiều cách để kiểm tra nguồn gốc của một bức hình cho dù bạn có đổi tên, thay đổi kích thước hay dùng phần mềm chỉnh sửa.
 Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên tránh những việc phạm pháp không đáng có. Tốt nhất là bạn nên mua hình ảnh từ các trang uy tín để đảm bảo bản quyền hợp pháp (bạn sẽ nhận được các giấy phép sử dụng bản quyền hình ảnh có giá trị quốc tế) cho dù bạn có thể tiết kiệm được một chút chi phí ban đầu khi dùng hình trái phép.
 Luật bản quyền có áp dụng cho các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Pinterest) không?
 Câu trả lời là có! Tuy khó tin nhưng tất cả chúng ta đều có quyền như một nhà xuất bản nội dung trên các trang mạng xã hội. Nội dung cho chính chúng ta cập nhật trên Facebook, tweet trên Twitter hoặc chia sẻ trên Pinterest đều được bảo vệ bản quyền.
 Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể phải chịu trách nhiệm nếu bạn sử dụng hình ảnh mà người khác đã đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của họ! Bạn sẽ an toàn nếu không tự ý đăng lại nội dung thuộc bản quyền của người khác.
 Một ví dụ nổi tiếng: Trong năm 2013, một nhiếp ảnh gia đã thắng kiện 1,2 triệu USD khi những bức ảnh được đăng trên tài khoảng Twitter của anh bị hai công ty truyền thông sử dụng mà không có sự đồng ý.
 Liệu tôi có thể sử dụng những hình ảnh miễn phí bản quyền (Royalty-free) cho các sản phẩm thương mại không?
 Bạn được phép in ấn hình ảnh Royalty-free trên những vật dụng hữu hình khi sử dụng giấy phép bản quyền tiêu chuẩn (Standard license) với một số lượng giới hạn (123RF cho phép in tối đa 500,000 bản) với điều kiện vật phẩm được in được tặng miễn phí (ví dụ những brochure phát miễn phí tại hội chợ).
 Nếu vật phẩm đó được bán vì mục đích thương mại hoặc bạn cần in nhiều hơn số lượng tối đa nhà cung cấp cho cấp (như đã nói ở trên, 123RF cho phép in tối đa 500,000 bản), bạn phải mua giấy phép bản quyền mở rộng (extended license). Bạn có thể tìm hiểu thêm về giấy phép bản quyền mở rộng tại website của 123RF.
 Liệu tác phẩm Mona Lisa có được bảo về bản quyền? Liệu có thể tạo ra các tác phẩm dựa trên Mona Lisa?
 Đây là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci và cũng là một trong những tác phẩm được tái hiện lại nhiều nhất trên thế giới. Thậm chí Mona Lisa đã được nhân bản và tái hiện bởi chính các học trò của Leonardo da Vinci!
 Mona Lisa là tác phẩm không cần xin phép bản quyền khi sử dụng vì Leonardo da Vinci đã sống trong thời kỳ trước khi luật bản quyền xuất hiện. Mặc dù luật bản quyền không áp dụng cho bức tranh, quyền tác giả vẫn thuộc về Leonardo da Vinci trong khi quyền sở hữu thuộc về chính phủ Pháp.
 Ngày nay Mona Lisa được sử dụng rộng rãi trong in ấn và hình ảnh kỹ thuật số (nguyên bản và có sửa đổi nguyên bản). Có một điểm thú vị là, nếu bạn sáng tạo ra một tác phẩm (dựa trên nguyên tác Mona Lisa), nhưng có nhiều điểm khác biệt so với bản gốc thì bạn vẫn hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền cho sự sáng tạo của mình!
 Ai thực sự sở hữu bức hình này?
 Có một vụ tranh chấp bản quyền rất nổi tiếng trên Internet vào năm 2011: Một chú khỉ chụp hình tự sướng bằng máy ảnh của một người thợ chụp hình. Wikimedia cũng đã đăng tải tấm hình gây tranh cãi này vào năm 2014.
 David Slater, người sở hữu máy chụp hình, đã kiện và yêu cầu WikiMedia gỡ bỏ tấm hình vì cho rằng bản quyền hình ảnh thuộc về anh ta. Wikimedia từ chối đề nghị này với lý do bản quyền thuộc về người tạo ta bức ảnh, và trong trường hợp này là chú khỉ.
 Bởi vì luật bản quyền chỉ áp dụng cho con người, Wikimedia sau đó đã lưu trữ bức hình trên tên miền cộng đồng và bất cứ ai cũng có quyền sử dụng. Quyết định này đã dẫn đến nhiều vụ kiện sau đó giữa Wikimedia và David Slater. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Wikimedia vẫn giữ nguyên hình ảnh trên hệ thống của họ.
 Hiệp hội Bảo vệ Động vật (PETA) cũng đã đệ đơn kiện David Slater để bảo vệ bản quyền của bức ảnh, thay mặt cho chú khỉ Naruto – nhân vật chính trong hình.
 Tag: việt nam tế mới sách danh microsoft đạo thiên niên kỷ tổ chức địa phương word tiếp cận trí tuệ hoa bộ dân 2015 kế