Hợp đồng là gì – Các loại & hình thức hợp đồng

Hợp đồng là gì

 Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

 Hợp đồng là một trong các khái niệm đầu tiên của pháp luật, được hình thành ngay từ khi con người thực hiện những giao dịch đầu tiên. Thuật ngữ hợp đồng còn được dùng để chỉ các quan hệ pháp luật phát sinh từ hợp đồng, để chỉ văn bản chứa đựng nội dung của hợp đồng.

 Hợp đồng có thể được thực hiện ngay khi các bên đạt được sự thoả thuận. Đối với các hợp đồng đơn giản này, cử chỉ, lời nói là hình thức thể hiện hợp đồng. Cùng với sự gia tăng nhu cầu trao đổi, nhất là từ khi giới thương gia hình thành, việc thực hiện hợp đồng dần dần tách khỏi thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận, và hợp đồng dưới hình thức văn bản xuất hiện. Để chống lại sự gian dối, lật lọng trong giao dịch, hình thức văn bản có chứng thực, chứng nhận dần được hình thành. Chế định hợp đồng đạt được sự hoàn thiện cả về nội dung và hình thức vào thời kì đầu của xã hội tư sản. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng từng bước bị hạn chế nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

Các loại hợp đồng

 Hợp đồng dân sự xã hội

 Hợp đồng kinh tế

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Hợp đồng bảo hiểm
  • Hợp đồng phân phối, đại lý và trung gian
  • Hợp đồng sở hữu trí tuệ
  • Hợp đồng liên doanh
  • Hợp đồng hàng hải (Vận đơn, Hợp đồng thuê tàu)
  • Hợp đồng lao động
  • Các loại hợp đồng dự án xây dựng

Các hình thức hợp đồng

 Thứ nhất: Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thoả thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền).Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này còn được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau và thêm vào đó nữa là các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ….

 Thứ hai: Hình thức viết (bằng văn bản): Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản.Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này.Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một văn bản.Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.

 Thứ ba: Hình thức có chứng nhận, chứng thực:  Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lí, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất.Hợp đồng lọai này có giá trị chứng cứ cao nhất chứ không phải có giá trị cao nhất vì các hợp đồng được lập ra một cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý như nhau. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

 Thứ tư: Hình thức khác: Ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thỏa thuận giao kết trên thực tế. Và điểm cần lưu ý là đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức văn bản có Công chứng, chứng thực) thì các bên phải tuân theo những hình thức đó, ngoài ra thì các bên có thể tự do lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết, tuy nhiên đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức văn bản có công chứng nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm thì các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

Quy định về hợp đồng dân sự

 Về đề nghị giao kết hợp đồng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Như vậy, so với quy định trong BLDS 2005, điểm mới trong BLDS 2015 là mở rộng và rõ hơn về bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể có nhiều bên nhận được đề nghị trong giao kết hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay.

 Thông tin giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 387 BLDS 2015, đối với trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là điều hoàn toàn mới nhằm quản lý chặt chẽ thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

 Tại khoản 1 Điều 388 BLDS 2015 có quy định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: Do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Ở đây, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm chế định loại trừ “Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”, phù hợp với thực tiễn áp dụng ở nước ta. Quy định như vậy là để tránh mâu thuẫn giữa các đạo luật khác, đồng thời ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

 Chế định chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Theo Điều 391 BLDS 2015, việc đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Như vậy, ở chế định này đã bổ bổ sung thêm trường hợp: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Việc bổ sung quy định này vừa đúng về mặt lý luận và phù hợp với thực tiễn áp dụng.

 Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 393 BLDS 2015, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Đây là quy định làm rõ hơn trường hợp nào thì im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và trường hợp im lặng nào thì không. Với việc bổ sung nội dung này đã hạn chế những tranh chấp phát sinh từ sự im lặng.

 Chế định nội dung hợp đồng: Theo Điều 398 BLDS 2015, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong BLDS mới đã bổ sung thêm quy định: “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng”. Đây được xem là bổ sung thêm phương thức giải quyết tranh chấp.

 Theo Điều 400 BLDS 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Quy định này đã bổ sung thời điểm giao kết hợp đồng bằng hình thức chấp nhận khác. Quy định như vậy sẽ rõ ràng, dễ vận dụng và hạn chế xảy ra tranh chấp từ chế định “sự im lặng” khi giao kết. Đồng thời phù hợp thực tiễn áp dụng với việc bổ sung thêm quy định những hình thức khác được thể hiện trên văn bản.

 Hiệu lực của hợp đồng: Theo Điều 401 BLDS 2015, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Như vậy, từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Quy định này là nhẳm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của các bên, đồng thời rõ ràng hơn trong việc thay đổi nội dung hợp đồng (tức là phải có sự thỏa thuận giữa các bên).

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

 Việc xác định hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu rất quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đối với các bên. Theo luật sư Trí Nam các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý những điều kiện sau để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực

 Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của chủ thể hợp đồng là pháp nhân khá khó nhưng một số trường hợp dễ nhận biết thì Quý vị không thể không biết ví dụ: Văn phòng đại diện công ty không được quyền đại diện công ty ký kết hợp đồng với mục đích thực hiện chức năng kinh doanh của công ty.

 Về thực tế luật sư thấy rằng khi có tranh chấp liên quan đến năng lực dân sự, năng lực hành vi của pháp nhân ký kết hợp đồng thường phát sinh chủ yếu từ việc công ty ủy quyền cho chi nhánh đại diện giao kết hợp đồng. Nên khi Quý vị ở vào tình huống tương tự thì nên cẩn trọng trong việc xác định thẩm quyền đại diện của chi nhánh công ty. Bởi quy định pháp luật về đại diện tại luật thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự 2015 không hoàn toàn giống nhau.

 Tranh chấp khi giao kết hợp đồng kinh tế

 Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.

 Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Quy định này là điều khoản thường được các bên áp dụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong việc giải quyết tranh chấp trong đó bao gồm cả tuyên bố vô hiệu hợp đồng đã được công chứng.

 Thứ tư, hợp đồng phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật. Chúng tôi đưa quy định về hình thức hợp đồng xuống dưới cùng bởi khi hợp đồng không đảm bảo về mặt hình thức thì khi xem xét hợp đồng vô hiệu cơ quan tài phán vẫn phải căn cứ nội dung đã được các bên thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đến thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Hợp đồng xây dựng hết hiệu lực khi nào

 Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

 Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án.

 Thời gian có hiệu lực bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

 Sau khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán xong cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng. Các bên tham gia tiến hành thanh lý và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi nghĩa vụ có liên quan khác.

 Theo hướng dẫn tại điểm 2.27, Mục 2, Chương II, Thông tư 06/2007/TT-BXD thì việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng

 1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

 3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.”

Điều khoản bảo mật trong hợp đồng

 Bộ luật lao động không quy định khái niệm điều khoản bảo mật nhưng có thể hiểu:

 Điều khoản bảo mật thông tin là loại điều khoản thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà theo đó người lao động (NLĐ) đưa ra cam kết và phải tuân thủ những giới hạn về việc tìm việc làm mới trong một giới hạn về thời gian, không gian, lĩnh vực để bảo vệ bí mật công nghệ, kinh doanh cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) và dự kiến cả hậu quả pháp lý trong trường hợp NLĐ vi phạm cam kết này.

 Hoặc theo cách hiểu của nước ngoài điều khoản bảo mật thông tin được gọi là điều khoản không cạnh tranh và được định nghĩa: một điều khoản không cạnh tranh- NCC (non-compete clause) hoặc giao ước không cạnh tranh – CNC (covenant not to compete) là một điều khoản trong đó NLĐ bị cấm, khi rời công ty, tham gia vào các hoạt động tương tự hoặc điều hành một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm việc cho đối thủ cạnh tranh, do đó có khả năng làm phương hại đến NSDLĐ cũ mà anh ta đã làm bằng sử dụng kiến thức cụ thể về doanh nghiệp mà anh ta có được trong công việc cũ trong các vấn đề công nghiệp hoặc thương mại.

 Khung pháp lý cho điều khoản bảo mật

 Pháp luật các nước từ lâu đã quy định khung pháp lý cho điều khoản bảo mật. Để đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, hầu hết các nước đều thiết lập những giới hạn nhất định trong việc áp dụng điều khoản bảo mật. Tuy rằng Điều 23, Bộ luật Lao động 2012 đã có quy định về điều khoản bảo mật thông tin nhưng rõ ràng là chưa cụ thể và còn nhiều bất cập khi áp dụng. Do vậy, để điều khoản bảo mật được áp dụng vào thực tiễn việc thành lập khung pháp lý cho điều khoản này là cần thiết, có thể tham khảo một vài điều kiện sau:

 – Điều khoản này phải là điều cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

 Không phải bất kỳ thông tin, tài liệu nào cũng là bí mật kinh doanh. Khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 định nghĩa: “bí mật kinh doanh phải là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.” Như vậy, NSDLĐ cần liệt kê những thông tin, tài liệu gì được xem là “bí mật kinh doanh”, “bí mật công nghệ” trong điều khoản bảo mật. Trong trường hợp NSDLĐ không thể liệt kê bao hàm hết được phạm vi thông tin cần bảo mật tại công ty mình, NSDLĐ có thể đưa ra những tiêu chí để xác định thông tin cần bảo mật

 – Giới hạn trong khoảng thời gian cụ thể và phạm vi địa lý cụ thể:

 Cần có những quy định cụ thể về thời gian và phạm vi địa lý có hiệu lực của điều khoản bảo mật tùy vào mỗi vụ việc, mỗi ngành nghề kinh doanh, vị trí chức vụ của nhân viên nên có quy định về khoảng thời gian hợp lý và phạm vi địa lý khác nhau. Ví dụ theo pháp luật Ý thời gian của điều khoản bảo mật không được quá 5 năm đối với NLĐ giữ chức vụ điều hành, 3 năm đối với NLĐ khác  và theo luật một số bang Hoa Kỳ, NSDLĐ không thể thực thi các điều khoản bảo mật mở rộng đến các khu vực địa lý mà họ không tiến hành kinh doanh.  Ví dụ đối với thợ làm tóc, nhân viên spa làm đẹp điều khoản bảo mật giới hạn không được làm việc ở nơi mới trong bán kính mười dặm có thể được coi là không hợp lý, nhưng một điều khoản bảo mật cho một giám đốc kinh doanh có thể được coi là hợp lý hoặc thậm chí toàn quốc.

 – Quy định về trường hợp điều khoản bảo mật bị vô hiệu nếu NSDLĐ không đền bù một khoản tài chính cho NLĐ:

 Không thể phủ nhận khi ký kết điều khoản bảo mật NLĐ đã chịu hạn chế không nhỏ trong việc kiếm việc mới cho mình, khoản đền bù tài chính cũng là để dự trù trường hợp NLĐ nếu không tìm được việc làm trong khoản thời gian thi hành điều khoản bảo mật thì có chi phí trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, để thỏa đáng hơn cho hai phía có thể quy định mức đền bù phụ thuộc vào từng loại chấm dứt hợp đồng lao động.

 – Quy định chế tài vi phạm và cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản bảo mật trong hợp đồng lao động:

 Có thể tham khảo Điều L. 152-7 của Bộ luật Lao động Pháp cấm nhân viên tiết lộ hoặc cố gắng tiết lộ bí mật thương mại thuộc về công ty của họ. Hơn nữa, điều L.621-1 của Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp quy định tội hình sự cho một giám đốc hoặc một nhân viên tiết lộ hoặc cố gắng tiết lộ cho các bên thứ ba bí mật thương mại. Các biện pháp trừng phạt là phạt tù tới hai năm và phạt tiền lên tới 200.000 Franc Pháp.

 Bên cạnh đó cũng cần thiết có quy định về cơ chế tố tụng khi tranh chấp liên quan đến điều khoản bảo mật xảy ra trong việc xây dựng các hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực này. Cần có quy định rõ đó là tranh chấp dân sự, thương mại hay tranh chấp lao động để xác định thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng. Sự dự liệu rõ ràng như vậy sẽ giúp NSDLĐ có thể thực hiện quyền của mình một cách thuận lợi.

Cách đóng dấu giáp lai hợp đồng

bên nào đóng dấu giáp lai

  Hợp đồng thì bên nào đóng dấu giáp lai (Ảnh minh họa)

 Không phải ai cũng biết cách đóng dấu giáp lai hợp đồng, theo đó, dấu giáp lai phải đảm bảo:

 – Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định;

 – Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần văn bản;

 – Mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

 Trường hợp có nhiều trang không thể đóng dấu giáp lai 01 lần thì chia ra, các dấu giáp lai đều được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản nối tiếp nhau, đảm bảo khi khớp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai trùng với con dấu doanh nghiệp.

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

 CÁC VĂN BẢN, GIAO DỊCH BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

STT

 VĂN BẢN

 CĂN CỨ PHÁP LÝ

 GHI CHÚ

 QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT; TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ Ở

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ; QSDĐ và tài sản gắn liền với đất Điểm a, b Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013; Không bắt buộc nếu một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản
Văn bản mua bán, thuê mua công trình xây dựng của các Bên đều là cá nhân Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014  
Văn bản tặng cho công trình xây dựng mà người được tặng cho là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư Điểm c, Khoản 1, Khoản 3 Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình Khoản 3 Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Văn bản mua bán, tặng cho Rừng sản xuất là rừng trồng Khoản 3 Điều 33 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng Khoản 8 Điều 33 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Văn bản mua bán, tặng cho Cây lâu năm Khoản 2 Điều 34 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm Khoản 6 Điều 34 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

  

TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT LÀ NHÀ Ở
Hợp đồng thuê, thuê mua, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà Điều 492 Luật dân sự 2005; Khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005;  Khoản 4, 5, Điều 63, Nghị Định số 71/2010/NĐ-CP Trừ các trường hợp sau: Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng; Bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; Thuê nhà công vụ; Thuê mua nhà ở xã hội;

 Không bắt buộc công chứng, chứng thực kể từ 01/07/2015

Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014 Không bắt buộc các trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
Hợp đồng mua bán nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản Điểm b, khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005 Không bắt buộc trước ngày 01/07/2015
Hợp đồng mua bán nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014;

 Điều 1 Luật Nhà Ở 2014;

 Khoản 4, Điều 3 Luật Nhà Ở 2014;

 Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014

  

Từ ngày 01/07/2015 Đang có mẫu thuẫn giữa Luật Nhà Ở và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản.

 Luật Nhà Ở bắt phải công chứng Như phần 11

 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản không bắt buộc

Hợp đồng thuê mua nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản Điểm b, khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005 Không bắt buộc trước ngày 01/07/2015
Hợp đồng thuê mua nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014;

 Điều 1 Luật Nhà Ở 2014;

 Khoản 4, Điều 3 Luật Nhà Ở 2014;

 Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014

Từ ngày 01/07/2015 Đang có mẫu thuẫn giữa Luật Nhà Ở và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản

 Luật Nhà Ở bắt phải công chứng Như phần 11

 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản không bắt buộc

THỪA KẾ
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ Khoản 3, điều 652, Bộ Luật dân sự 2005 Xác định tính hợp pháp của di chúc
Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng trong thời hạn 05 ngày Khoản 5, điều 652, Bộ Luật dân sự 2005 Xác định tính hợp pháp của di chúc
Văn bản khai nhận di sản thừa kế với các tài sản mà quyền sở hữu, quyền sử dụng được đăng ký, quản lý bởi cơ quan NN Tham chiếu Khoản 4 Điều 52 Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP[2] Tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật chuyên ngành đã nêu ở trên.

 Không bắt buộc, chỉ bắt buộc khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, cấp mới Giấy chứng nhận

Văn bản phân chia di sản thừa kế mà quyền sở hữu, quyền sử dụng được đăng ký, quản lý bởi cơ quan NN Tham chiếu Khoản 4 Điều 52, Điều 53 Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP Tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật chuyên ngành đã nêu ở trên.

 Không bắt buộc, chỉ bắt buộc khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, cấp mới Giấy chứng nhận

Văn bản từ chối di sản thừa kế Tham chiếu Khoản 4 Điều 52, Điều 53 Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP Không bắt buộc tuy nhiên để đảm bảo quyền của người thừa kế khác (bao gồm cả NN trong trường hợp Khai nhận)
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Văn bản thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Được ký kết trước ngày đăng ký kết hôn và có hiệu lực vào ngày đăng ký kết hôn
Văn bản thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng Khoản 2, Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để xác thực với nguời thứ 3 thì cần phải công  chứng, chứng thực.
Văn bản thoả thuận về việc mang thai hộ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Việc thoả thuận mang thai hộ đối với người mang thai hộ đang có quan hệ hôn nhân phải được sự đồng ý của người chồng.
Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Uỷ quyền lại không có giá trị pháp lý
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Văn bản bán, tặng, cho phương tiện vận tải đường bộ của cá nhân Điểm g, khoản 1, Điều 10, Thông tư số 15/2014/TT-BCA Chủ phương tiện là cá nhân
Văn bản bán, tặng, cho xe máy chuyên dùng Điểm b, khoản 1, Điều 6, Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu
Văn bản bán, tặng, cho phương tiện giao thông đường sắt Điều 8, Thông tư số 01/2013/TT-BGTVT Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu
Văn bản bán, tặng, cho phương tiện thuỷ nội địa Điều 14, Thông tư số 75/2015/TT-BGTVT Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu
Văn bản bán, tặng, cho tàu biển Điều 14 Nghị định số 161/2013/NĐ-CP Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu
Văn bản đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu Điều 15, Điều 16 Nghị Định số 70/2007/NĐ-CP Chủ thể đăng ký là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không

 Tại Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hình thức hợp đồng:

 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

 Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó

 Vậy trừ các trường hợp giao dịch dân sự bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản công chứng, chứng thực, đăng ký (hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…) còn những loại hợp đồng khác thì hai bên có thể tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp và tiện lợi nhất cho các bên.

 Một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại chợ, thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi thì vẫn được coi là hợp đồng và vẫn có hiệu lực với các bên như hợp đồng thể hiện bằng văn bản.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

 1.  Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

 2.  Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

 3.  Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

 4.  Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

 5.   Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.

 6.  Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng:

 +   Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.

 +   Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.

 +   Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.

 Giải quyết tranh chấp hợp đồng theo các phương thức sau đây:

 1.  Phương thức thương lượng, hòa giải:

 +   Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng.

 +   Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

 +   Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

 +   Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế bằng phương thức hòa giải:

 –    Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.

 –    Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên.

 –    Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.

 –    Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.

 +   Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng:

 –    Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.

 –    Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.

 +   Các hình thức hòa giải:

 –    Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.

 –    Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

 –    Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

 –    Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

 2.  Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:

 Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

 +   Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.

 +   Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.

 +   Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.

 +   Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).

 +   Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.

 +   Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.

 +   Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.

 +   Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể .

 +   Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).

 +   Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).

 +   Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được.

 +   Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.

 +   Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

 +   Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

 Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:

 a)  Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.

 b)  Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.

 c)  Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.

 d)  Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.

 e)  Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

 Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:

 a) Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).

 b) Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên.

 3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp

 Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

 Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

 a)   Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.

 b)   Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.

 c)   Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.

 Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

 a)   Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).

 b)   Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: x y đẳng na phản ứng tráng hỗn ancol mạch hở dãy nghỉ hưu chăm sóc xanh draf may mu 20 triệu muốn nhiêu in chỗ 36 lít anken brom dư scan claim tươi giặt ủi thuyết biểu diễn cổ waiver đốt cháy m gam cắm mốc ranh 2018 09/2016 đimetyl buta-1 3-đien giờ fanpage dị facebook gaming bách conan cửa hút bể phốt cắt mạng vnpt phô tô canh lề loạt luaật kỹ nai âm mẹ lan sát khách sạn phiếu ký/hợp vinaphone vtvcab đặt xin check iphone thác cát thấm giả sẻ nhuận arbitration mou sổ dõi tháo dỡ mô kol niềng răng trông tập nợ s ngẫu tieng thiệu file excel toán kho bãi tờ thử kcb bhyt đứng mềm free mai maẫu photocopy cấu vòng đeo tay oem back thấu dọn biên logistics mầm non gửi hóa website bệnh viện thư hỗ gởi tan oxit ibc giảng dưt tháng độc trội m&a trăm bài tích an ninh cme bigo live truyền cáp bì tạm ngừng đivinyl stiren su buna-s dược buổi thảo chuẩn tuyển tnhh lớp 9 violet nông trực đen schedule thuế tncn on call chậm gì? nạp ( load ) vủng layer click thumbnail phím ngôn ngoại tệ mau san lấp sách phá ctv thép sáng nhạc quần áo review whereas nấu ăn trú ân oán điện 58 khí mái osin tuyến access sơn ô khám chữa môn dương ôsin huấn luyện park 50 bút vé bay boo quỷ seo license tiệc cưới vỡ 08 margin xa bày rà lệnh nhãn thúc lớn didactic from time taxi linh tiếng tuổi forward sức khỏe chụp cán exhibit video thị hàn viêc buta đien nạo vét ghế bệnh; tiki lễ tử c4h8o2 lúa ca khúc đông quỹ càng giảm ngưng force majeure đun nóng h2so4 3-dien mùa download khứ lương nháy đào giếng 808 thụ 7 trạm đáo thuương alma thất truyện naruto kênh mương đo đạc tra email gói mấy dưỡng buôn móc fob nhớ băng rôn xế franchise wifi thoại ppa lữ lazada nhật icon vndirect phiên default bơm sạch 2016 nhập muùa bốc xếp thải nguy yeu oxi vượt xăng dầu cảnh 09/2016/tt-bxd ec sale net principal trốn 40g vàng kẽm chênh lệch cif blt lixang phế chiến lược pc font môi 09 màu la gỗ thí miscellaneous kiểu gen bbc chốt hsdt phúc hắc phó gencon em nà 100 diệt côn che marketing sắm sáp internet sứ ankan tỉ hơi h2 24 đàm bê tông đánh word 40 77 outsource pt design and build witnesseth mệnh cỏ vaận vai trò v/v dạng freelancer đổ thỉnh uống mối rèm phun châm đat coc 54kg butadien 104kg account “mẫu tuổi” lắc phuụ mãnh thú photo o&m repo nda tốt quán quay phim lump sum tàn nhẫn nhóm cà phê ưng gym cứu thọ online lọ lem chàng hoàng baảo ban shipper bill invoice recitals giùm tvc usd sĩ swap favor of form dđiều phổ biến vẽ chào gọn