Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì
 Giá trị tài sản ròng (tiếng Anh: Net Worth) là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính thuộc sở hữu của một tổ chức trừ đi giá trị của tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Nói cách khác, giá trị tài sản ròng là những gì được sở hữu trừ đi những gì còn nợ.
 Cách tính tài sản ròng trong báo cáo tài chính
 Tài sản ròng Net Worth với những đối tượng khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau và bạn có thể hiểu về giá trị này qua:
No1: Giá trị đối với cá nhân
 Đối với cá nhân, giá trị tài sản ròng hay của cải chính là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi những khoản nợ. Có thể lấy ví dụ về những tài sản ròng của cá nhân sẽ được tính vào giá trị ròng của họ bao gồm những khoản tiền hưu trí, những khoản tiền được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền mặt, trang sức, vàng bạc…tiền tiết kiệm.
 Nợ của cá nhân phải trả sẽ bao gồm nợ đảm bảo là nợ được thế chấp tài sản và nợ không có đảm bảo như vay tiêu dùng hay nợ cá nhân.
 Thông thường các tài sản vô hình như bằng cấp giáo dục, các chứng chỉ sẽ không được tính vào tài sản ròng mặc dù những tài sản vô hình đó lại góp phần tích cực vào tình hình tài chính của một cá nhân nào đó.
No2: Giá trị đối với công ty
 Giá trị tài sản Net Worth trong kinh doanh với công ty, doanh nghiệp nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng.
 Giá trị này dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả và con số đó sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính mà họ thực hiện.
 Ngoài ra các khoản lỗ lũy kế trong bảng cân đối kế toán nếu vượt quá đối với số vốn của chủ sở hữu của các cổ đông thì đồng nghĩa với việc giá trị tài sản đó sẽ bị âm, cổ đông đầu tư nói riêng bị lỗ.
No3: Giá trị Net Worth với Chính phủ
 Tất cả tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán cũng có thể được xây dựng cho các Chính Phủ. So với nợ Chính Phủ thì giá trị ròng sẽ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó.
No4: Giá trị Net Worth đối với quốc gia
 Giá trị ròng của 1 quốc gia sẽ là tổng giá trị ròng của tất cả các công ty + cá nhân cư trú tại một quốc gia + tài sản ròng của chính phủ. Giá trị này sẽ cho thấy sức mạnh về tài chính của quốc gia đó như thế nào.
 Cách thức tính giá trị tài sản ròng
 Công thức tính giá trị ròng Net Worth sẽ bằng:
 Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả
 Ví dụ: Một công ty A có khoản nợ cần trả là 45 triệu USD và tài sản ròng Net Worth là 65 triệu USD thì giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty sẽ là:
 65 triệu USD – 45 triệu USD = 20 triệu USD
 Cách tính giá trị ròng Net Worth không hề khó nên bạn hoàn toàn có thể tính được nếu tính ra tổng tài sản và số nợ mà cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ có.
 Vậy làm thế nào để tính được giá trị tài sản ròng?
 Để tính được giá trị tài sản ròng mặc dù không khó theo công thức nhưng quá trình để đi được đến công thức đó cũng không dễ. Bạn sẽ cần:
Bắt đầu tính tổng các tài sản của bạn
- Tài sản lưu động: Loại tài sản này sẽ gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hay các khoản tiền tương đương khác.
- Các khoản đầu tư hưu trí: Bao gồm các chương trình đầu tư hưu trí không bắt buộc hay bảo hiểm xã hội.
- Các tài sản đầu tư khác: Đây là những khoản đầu tư không dành cho mục đích hưu trí.
- Bất động sản: Nơi cư trú chính của bạn được định giá tại nơi đó, những bất động sản khác bạn dành cho việc đầu tư hay nghỉ dưỡng v.v… Bạn có thể tham khảo vài trang web định giá bất động sản tại Việt Nam như: gachvang.com, dinhgianhadat.vn…
- Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh: Nếu sở hữu doanh nghiệp của mình hãy cộng giá trị ròng của doanh nghiệp với bất kỳ tài sản kinh doanh quan trọng nào mà bạn có. Tuy nhiên, các khoản này không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển thành tiền mặt nên hãy cân nhắc thận trọng.
- Tài sản cá nhân: Có thể là ô tô, đồ trang sức, đồ đạc… Nhiều người vì không muốn bán và bán không có giá trị nhiều nên đôi khi không đưa vào. Bạn có thể cân nhắc để tính toán cho kỹ.
- Các khoản cho vay cá nhân: Bao gồm những khoản bạn đã cho gia đình, bạn bè hoặc các cộng sự kinh doanh vay mượn. Bạn chỉ nên tính số cho vay bạn có khả năng thu hồi lại mà thôi.
- Tài sản khác: Đây là những tài sản không có trong bất cứ nhóm nào ở trên, ví dụ giá trị hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ.
Bạn hãy tính tổng những khoản nợ của bạn
- Vay thế chấp: Thường là khoản vay mua xe, mua nhà hoặc là khoản mà bạn thế chấp đầu tư hoặc mua tài sản giải trí nào đó.
- Vay trả góp: Thường là khoản vay mua xe hoặc mua nhà hay cũng có thể là vay mua các món khác như xe máy, đồ điện tử hay đồ gia dụng.
- Nợ thẻ tín dụng: Bạn sẽ cần thường xuyên tìm hiểu về khoản nợ này vì dư nợ thay đổi liên tục.
- Vay kinh doanh: Nếu như bạn vay với tư cách cá nhân thì nó sẽ được tính vào giá trị ròng của bạn vì chính bạn sẽ phải trả khoản nợ này.
- Vay cá nhân: Bao gồm các khoản bạn mượn từ bạn bè, người thân hoặc có thể là cộng sự kinh doanh.
- Những khoản nợ khác: Bao gồm bất kỳ khoản nợ nào khác không nằm trong các nhóm trên hay nghĩa vụ Thuế mà bạn sẽ phải nộp.
Bạn chỉ cần làm bước cuối cùng: Lấy tổng tài sản – tổng nợ
 Sau khi bạn đã xác định được tổng giá trị tài sản của mình và đã trừ đi số nợ đó, bạn sẽ tính ra được giá trị tài sản ròng Net Worth mà bạn có thể căn cứ vào đó để xác định mục đích.
 Tại sao bạn cần phải xem xét giá trị ròng
 TaxPlus sẽ cùng bạn tìm những lý do cần phải xem xét giá trị ròng Net Worth dưới đây:
- Giá trị ròng Net Worth là thước đo của sự giàu có hoặc nghèo, thể hiện tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ, quốc gia.
- Dựa vào giá trị ròng có thể theo dõi được sự tiến triển của tài chính ở mức nào.
- Cân đối tài chính, không chú trọng chỉ vào khoản thu nhập.
- Không chỉ chú trọng vào tài sản mà còn phải chú trọng số nợ.
- Nhìn được tình hình về mức nợ ra sao, từ đó có mục tiêu, chiến lược để nhanh chóng giải quyết nợ nần.
- Là một tiêu chí để đánh giá về hồ sơ vay và quyết định có duyệt khoản vay này hay không.