Điện trở là gì – Công dụng của điện trở

Điện trở là gì

 Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

 Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:

 R =  ρ.L / S

 ·  Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu

 ·   L là chiều dài dây dẫn

 ·  S là tiết diện dây dẫn

 ·  R là điện trở đơn vị là Ohm

Công dụng của điện trở là gì?

  • Công dụng chính của điện trở trong mạch điện hoặc mạch điện tử là cản trở, điều chỉnh hoặc thiết lập dòng điện qua nó bằng cách sử dụng các loại vật chất dẫn điện.
  • Điện trở cũng có thể được nối với nhau thành chuỗi dùng để làm mạng điện trở hoạt động như bộ giảm điện áp, bộ chia điện áp hoặc bộ giới hạn dòng điện trong mạch điện.

 Một số ứng dụng của điện trở trong thực tế như:

  • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp
  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
  • Tham gia vào các mạch tạo dao động R C sử dụng NE555

Các loại điện trở

 Điện trở được chia thành 6 loại chính bao gồm:

  • Điện trở cacbon
  • Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở film
  • Điện trở bề mặt
  • Điện trở băng

Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

 Để xác định điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây thì thay đổi chiều dài của dây dẫn, tiết diện dây và vật liệu làm dây dẫn phải như nhau (giữ nguyên).

 =>  Kết quả: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài mỗi dây.

 

Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

 Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện tỉ lệ thuận với điện trở suất của vật liệu làm các dây dẫn.

Bảng màu điện trở

 Để biết giá trị của một điện trở, hãy sử dụng đồng hồ đo ohm hoặc đọc mã màu trên điện trở.

 Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 (1983) quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:

 

 Tính toán giá trị điện trở:

 Đối với điện trở 4 vạch màu:

 Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở

 Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

 Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

 Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

 Đối với điện trở 5 vạch màu:

 Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở

 Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở

 Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

 Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

 Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở

 

 Ví dụ như hình trên:

 Điện trở ở vị trí bên trái có giá trị được tính như sau: R = 45 × 102 Ω = 4,5 KΩ

 Bởi vì vàng tương ứng với 4, xanh lục tương ứng với 5, và đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cho biết sai số của điện trở có thể trong phạm vi 5% ứng với màu kim

 loại vàng.

 Điện trở ở vị trí giữa có giá trị được tính như sau: R = 380 × 103 Ω = 380 KΩ

 Bởi vì cam tương ứng với 3, xám tương ứng với 8, đen tương ứng với 0, và cam tương ứng với giá trị số mũ 3. Vòng cuối cho biết giá trị sai số là 2% ứng với màu đỏ.

 Điện trở ở vị trí bên phải có giá trị được tính như sau: R = 527 × 104 Ω = 5270 KΩ

 Bởi vì xanh lục tương ứng với 5, đỏ tương ứng với 2, và tím tương ứng với 7, vàng tương ứng với số mũ 4, và nâu tương ứng với sai số 1%. Vòng màu cuối cho biết sự thay đổi giá trị của điện trở theo nhiệt độ là 10 PPM/°C.

 Lưu ý: Để tránh lẫn lộn trong khi đọc giá trị của các điện trở, đối với các điện trở có tổng số vòng màu từ 5 trở xuống thì có thể không bị nhầm lẫn vì vị trí bị trống không có vòng màu sẽ được đặt về phía tay phải trước khi đọc giá trị. Còn đối với các điện trở có độ chính xác cao và có thêm tham số thay đổi theo nhiệt độ thì vòng màu tham số nhiệt sẽ được nhìn thấy có chiều rộng lớn hơn và phải được xếp về bên tay phải trước khi đọc giá trị.

 Do các điện trở cố định thường có sai số đến 20%, tức là có thể biến đổi xung quanh trị số danh định đến 20%. Cho nên không cần thiết phải có tất cả các trị số 10, 11, 12, 13,… Mặt khác các mạch điện thông thường đều cho phép sai số theo thiết kế. Nên chỉ cần các trị số 10, 15, 22, 33, 47, 68, 100, 150, 200,… là đủ.

  

  

  

  

  

  

 Tag: 1k đốt nóng kín gồm nguồn ngoài hiệu thế kĩ thuật ký hành ampe vôn máy đất sấy 10k shunt hóa sứ dán pha đun nước kyoritsu 4105a vạn năng nguyên gây ra xả thuần đoạn xoay cuộn tiếp hộp kiểm tra led nikelin phần mềm tác lượng tỏa thanh đương quang hạ cấu song việt sinh nghĩa địa 100k rồng nhiêu đạt cảm chống sét đường ôm lò tiếng anh cường tăng sống chết 6v r=2 proteus mẫu biên bản r=70 220 ntc thị trường đá tủ lạnh tần người lý than u=u0coswt hai đầu 1 đề chạy 470 12v xúc 4k7 kéo lên mấy chân mua chì thermistor mayso tự l sợi 74 220k khô trình hướng báo cáo 2k2 megaohm cháy 3005a phương pháp hàn hdpe thắp sáng lần lượt đèn r=60 nhôm ảnh nung phi tuyến đặc trưng 500 vonfram 1/4w tắt cấp vom 50 sun tắc