Theo Điều 2(viii) của Công ước WIPO (Công ước Stockholm) ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình.
Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế.
Kiểu dáng công nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng.
Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).
Vai trò của sở hữu trí tuệ
Thực tế cho thấy, việc bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm. Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác. Xét về lâu dài, hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế. Từ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng đó, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) – cơ quan thường trực Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh đã không ngừng nâng cao công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này trên tất cả các hoạt động, như: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về SHTT; tư vấn, hướng dẫn việc đăng ký xác lập và bảo hộ quyền SHTT; công tác thực thi, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT và khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng kiến, đổi mới, sáng tạo; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh… Những hoạt động trên đã mang lại kết quả, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh, giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn, giải quyết những vấn đề liên quan đến SHTT trong cạnh tranh; đưa hội thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật và phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được triển khai tại các địa phương ngày càng đi sâu vào đời sống xã hội… Trong 5 năm gần đây, nhiều dự án về SHTT đã được triển khai thực hiện và đạt kết quả khả quan, như: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), nước mắm Do Xuyên – Ba Làng (Tĩnh Gia), bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân); đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, như: Bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), tơ lụa Hồng Đô (Thiệu Hóa), nón lá Trường Giang (Nông Cống)… Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển gần 20 chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc sản địa phương; hỗ trợ ứng dụng 1 giải pháp hữu ích để sản xuất gạch không nung từ bột đá phế thải; tập huấn cho hàng trăm lượt người về SHTT. Sau khi được đăng ký bảo hộ quyền SHTT, Sở KH&CN đã hướng dẫn các địa phương tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh. Theo đó, một số sản phẩm như “Tơ Hồng Đô”, “Chè lam Phủ Quảng” đã được giới thiệu ra các thị trường nước ngoài và được bạn bè quốc tế quan tâm. Ngoài ra, hàng năm, Sở KH&CN hướng dẫn UBND các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Thọ Xuân và Thường Xuân đã được bảo hộ các chỉ dẫn địa lý “Chiếu cói Nga Sơn”; “Mắm tôm Hậu Lộc”, “Bưởi Luận Văn” và “Quế Ngọc Thường Xuân” xây dựng và triển khai các mô hình liên kết sản xuất, phát triển các sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay, nhận thức của đại đa số người dân và một số doanh nghiệp về giá trị tài sản trí tuệ còn thấp, việc bảo hộ quyền SHTT của các doanh nghiệp vẫn chưa cao, sản phẩm SHTT của tỉnh chưa có đóng góp lớn về chất lượng để nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa ở địa phương và quan trọng hơn là chưa trở thành nhân tố chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mặc dù đăng ký quyền SHTT đã được quy định rất rõ ràng trong luật, song tình trạng vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra, đặc biệt là tình trạng vi phạm làm hàng giả, hàng nhái. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, giá trị tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm đến 3/4, cá biệt chiếm đến trên 90% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vì thế, việc tạo lập và phát triển các quyền SHTT sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nếu bỏ qua thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước và mỗi địa phương. Vì lẽ đó, trong thời gian tới, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật SHTT, công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích, giải pháp phát huy giá trị tài sản của các văn bằng bảo hộ quyền SHTT doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ sức khỏe, tài sản và góp phần lành mạnh hóa thị trường, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Vi phạm sở hữu trí tuệ
Có 3 chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ cụ thể sau đây:
1. Chế tài hành chính
Chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chế tài hành chính được hiểu là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.
Chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ theo biện pháp hành chính được quy định tại Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính như sau:
– Hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội
– Trực tiếp sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện các hành vi này. Hàng hóa giả mạo gồm:
+ Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu
+ Hàng hoá sao chép lậu
– Trực tiếp sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển hay buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi đó
– Thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ
Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng các hình thức xử phạt chính như: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Đối với những hành vi ít nghiệm trọng, tác động đến xã hội ít thì biện pháp hành chính là biện pháp được ưu tiên đầu tiên để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
2. Chế tài hình sự
Chế tài xử lý hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
Chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này được quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự:
“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”
3. Chế tài dân sự
Khác với 2 chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ nêu trên, chế tài dân sự là việc chủ thể quyền (người bị vi phạm) phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại xâm phạm sở hữu trí tuệ, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này phải do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành.
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ
1. Hồ sơ tài liệu
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
2. Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
a) Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
b) Hình thức nộp đơn trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ
Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp các dịch vụ về đăng ký sở hữu trí tuệ, Luật DeHa xin gửi tới quý khách dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ bao gồm:
Tư vấn các quy định về sở hữu trí tuệ
Tra cứu nhãn hiệu
Chuần bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Khiếu nại về sở hữu trí tuệ
Tư vấn giải quyết vi phạm về sở hữu trí tuệ
tag: nam tạp ty cổ giáo davilaw paris winco hiệp 1994 viết tắt đội soát tri invenco tuyển nghị 105 trần nhượng ip cẩm nang lê nết huống tiểu tnhh actip vipatco 85/2011 100 luaật trips khía 103 bross cộng dancheon giám đâu logo mềm dđăng ảnh