Hướng dẫn viên du lịch là gì
 HDV Du lịch là người hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch, sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để trình bày, giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về những địa điểm, những điển tích, điển cố, di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng, một khu vực liên quan đến mục đích du lịch của du khách.
 Về mặt lữ hành, HDV Du lịch là người thực hiện các điều khoản nội dung được ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch lữ hành, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp lữ hành, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến các điểm đến, điểm tham quan du lịch trong suốt chuyến hành trình.
Hướng dẫn viên du lịch tiếng anh là gì
 Tour guide
Vai trò của hướng dẫn viên du lịch
 Trong các công ty du lịch, cung ứng các dịch vụ lữ hành, nhân viên hướng dẫn viên du lịch là những người đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quá trình vận hành của doanh nghiệp. Những vai trò cũng như nhiệm vụ cụ thể của một hướng dẫn viên du lịch là:
- Tạo mối quan hệ và tiếp xúc với khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó thu hút họ sử dụng tour của doanh nghiệp mình.
- Hướng dẫn viên du lịch là người bạn đồng hành với du khách trong suốt cuộc hành trình khám phá các điểm tham quan. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác từ ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm,…
- Hướng dẫn viên còn là người đại diện cho công ty lữ hành đứng ra thu xếp, giải quyết và xử lý mọi tình huống xảy ra trong chuyến hành trình để du khách yên tâm tận hưởng cuộc hành trình.
- Bên cạnh đó, hướng dẫn viên còn là người giữ vai trò giới thiệu, quảng bá thương hiệu của công ty mình. Không những thế, họ còn được coi là người đại diện cho Chính phủ giới thiệu với du khách nước ngoài về những nét đẹp trong văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh,… của đất nước.
- Ngoài ra, nhân viên hướng dẫn du lịch còn có vai trò trong việc nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng cũng như những ý kiến phản hồi để giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Hướng dẫn viên du lịch học trường nào
Khoa Du lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập vào năm 1995, là đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội, là một trong những cơ sở đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn có uy tín nhất hiện nay, trong đó có ngành Du lịch học.
 Khoa Du lịch học được thành lập vào ngày 21 tháng 10 năm 1995, tại thời điểm đó, khoa mới chỉ có hai bộ môn là Văn hóa và Địa lý du lịch cùng với Kinh tế và Nghiệp vụ du lịch. Hiện nay, khoa Du lịch học có hai chuyên ngành là Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và đang là cơ sở trọng điểm đào tạo về du lịch. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, khoa Du lịch học đã đạt được nhiều kết quả tốt không chỉ trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy mà còn đạt được các thành tích ấn tượng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
 Khi trở thành sinh viên khoa Du lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bạn có thể yên tâm với chương trình đào tạo được thiết kế chuyên sâu gồm các môn học thuộc lĩnh vực du lịch và môn học bổ trợ, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để rèn luyện kĩ năng giúp sinh viên có thể hòa nhập với môi trường làm việc của ngành du lịch. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp hoặc cũng có thể làm việc với những vai trò khác nhau trong ngành du lịch.
 Nếu bạn là sinh viên có thành tích cao trong học tập thì sau mỗi học kì, bạn sẽ được nhận học bổng trong ngân sách của nhà trường và hoàn toàn có khả năng tham gia tuyển chọn và giành được học bổng ngoài ngân sách như Học bổng Chung Soo, Học bổng Pony Chung, học bổng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV,…Ngoài ra, đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc gia đình chính sách cũng sẽ được nhận hỗ trợ tài chính từ phía Nhà trường, khoa Du lịch học cùng một số đơn vị liên kết khác (Học bổng Vietralvel). Có thể thấy, tại khoa Du lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), bạn sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập và rèn luyện để trở thành một hướng dẫn viên du lịch.
 Bởi vì là một cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng nên điểm chuẩn của khoa Du lịch học cũng tương đối cao nên trước khi quyết định lựa chọn, bạn cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng về học lực của mình.
 Các môn thi/bài tổ hợp xét tuyển và điểm chuẩn vào khoa Du lịch học bao gồm:
 – D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh (Điểm chuẩn khoảng từ 21,5 đến 21,75 điểm)
 – D03: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Pháp (Điểm chuẩn khoảng từ 17,75 đến 19,5 điểm)
 – D04: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Trung (Điểm chuẩn khoảng từ 17 đến 21,5 điểm)
 – D78: Ngữ văn, bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Tiếng Anh (Điểm chuẩn khoảng từ 22 đến trên 24 điểm)
 – D82: Ngữ văn, bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Tiếng Pháp (Điểm chuẩn khoảng từ 18 đến 19,25 điểm)
 – D83: Ngữ văn, bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Tiếng Trung (Điểm chuẩn khoảng từ 17 đến 20 điểm)
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Trường Đại học Hà Nội
 Trường Đại học Hà Nội cũng là một trong những địa chỉ đào tạo uy tín của ngành du lịch. Chương trình đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hà Nội được thiết để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành du lịch Việt Nam trong đó có các hướng dẫn viên du lịch. Đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Trường Đại học Hà Nội đã đưa ra hai khung chương trình đào tạo bao gồm:
 – Chương trình đào tạo đại học chính quy: Đây là chương trình đào tạo xét tuyển dựa trên kết quả của thí sinh khi tham dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia.
 – Chương trình đào tạo quốc tế: Đây là chương trình đào tạo liên kết với Trường Đại học IMC của Áo, xét tuyển dựa trên kết quả học tập trong học bạ cấp ba.
 Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hà Nội sử dụng tổ hợp xét tuyển D01, với mức điểm chuẩn từ 29,68 đến hơn 32 điểm (mức điểm sau khi nhân hệ số 2 điểm môn tiếng Anh). Đây là mức điểm rất cao do chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hà Nội khá ít (60 chỉ tiêu). Với mức điểm như vậy, bạn cũng cần cân nhắc trước khi đặt bút ghi nguyện vọng vào hồ sơ đăng kí thi.
Khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
 Khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập từ năm 1993. Trải qua hơn 25 năm thực hiện đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, nơi đây đã trở thành cơ sở đào tạo chất lượng và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành du lịch và cũng là nơi đào tạo những hướng dẫn viên du lịch có năng lực vào phẩm chất tốt. Hiện nay, khoa Du lịch của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội gồm ba chuyên ngành là: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Du lịch – Văn hóa du lịch; Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch và Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế.
 Khi trở thành sinh viên khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bạn sẽ được học tập và rèn luyện với các hoạt động ngoại khóa và thực hành chuyên ngành trong môi trường sôi nổi và năng động. Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên của khoa đã có thể tham gia dẫn tour hoặc phụ tour. Sau khi ra trường, bạn hoàn toàn có đủ khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý hoạt động du lịch hay tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch.
 Các tổ hợp xét tuyển vào khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bao gồm
 – C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; mức điểm chuẩn là khoảng 23,5 điểm đến 24,75 điểm
 – D01: Toán, Văn, Anhmức điểm chuẩn khoảng 19,25 điểm đến 20,75 điểm
 – D78: Văn, bài thi Khoa học xã hội, tiếng Anh mức điểm chuẩn khoảng 19 điểm đến 21,75 điểm
 – D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh; mức điểm chuẩn khoảng 19 điểm
Khoa Du lịch và Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 Khoa Du lịch và Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên thực hiện đào tạo Quản lý kinh tế và kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Tổng cục Du lịch đã ủy quyền cho khoa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Khi trở thành sinh viên Khoa Du lịch và Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và sâu rộng về quản trị kinh doanh du lịch lữ hành và hướng dẫn du lịch. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có đủ khả năng tự lập nghiệp hoặc làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, doanh nghiệp du lịch quốc tế,…Mức điểm chuẩn của khoa dao động từ 22,75 đến 24,85 điểm. Các tổ hợp xét tuyển vào Khoa Du lịch và Khách sạn bao gồm:
 – A00: Toán, Lý, Hóa
 – A01: Toán, Lý, tiếng Anh
 – D01: Toán, Văn, tiếng Anh
 – D07: Toán, Hóa, tiếng Anh
Có nên học hướng dẫn viên du lịch
 Thuận lợi
 Làm HDV, bạn sẽ được đi nhiều nơi, được tiếp cận với nhiều người, với nhiều vùng văn hóa khác nhau. Vì thế bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích trong văn hóa và cách sống từ chính những nơi bạn đến.
 Thông thường, mức lương “cứng” của HDV cũng vào tầm trung, tức là xấp xỉ hoặc nhỉnh hơn những ngành nghề khác một tí. Tuy nhiên, nghề này lại có thu nhập khá hấp dẫn nếu không nói là ở mức cao “lí tưởng”. Ngoài mức lương ổn định hàng tháng, nghề này “hấp dẫn” nhờ chế độ phụ cấp và những khoản “tip” thường xuyên. Tùy theo mức độ hài lòng và tính chất công việc bạn sẽ nhận được khoản thu nhập tương xứng với công sức mà bạn đã bỏ ra.
 HDV du lịch là một trong những nghề đang được lọt vào top những nghề phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy, nếu bạn có năng lực và kiến thức, đam mê và muốn cống hiến, hãy trở thành một HDV du lịch để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống; trở thành nhà quảng cáo, nhà ngoại giao, nhà kinh tế thực thụ trên thương trường du lịch Việt Nam.
 Khó khăn
 Có rất nhiều những khó khăn trong công việc bạn phải thích ứng như: đi nhiều, đi liên tục; giờ giấc bất thường, không ổn định; vắng nhà thường xuyên, kể cả những ngày lễ, tết;…
 “Đã theo lấy nghề thì phải yêu nghề. Cuộc sống của anh cứ đi chu du nay đây mai đó. Anh vừa dẫn đoàn đi Huế một tuần về tối qua, sáng ngày mai lại dẫn đoàn khác đi Tây Nguyên 5 ngày, sau đó về lại Nha Trang nghỉ vài ngày rồi ra sân bay đón đoàn khách Úc đi Phan Thiết – TP. HCM” – tâm sự của một HDV du lịch tiếng Anh có tiếng trong làng hướng dẫn tại Nha Trang. Hay một tâm sự buồn của anh HDV khác “Đã hơn 7 năm nay, anh chưa được ăn một cái Tết nào ở nhà. Thằng Tý nhà anh đòi anh đưa đi chơi công viên ngày nghỉ lễ như bạn bè cùng lớp mà anh thì cứ khất lần này qua lần khác. Vì anh đâu có được nghỉ vào những ngày đó, còn khi anh được nghỉ thì nó lại phải đi học…”
 HDV du lịch là nghề “làm dâu trăm họ”. Bạn phải lắng nghe, tiếp nhận tất cả các ý kiến, góp ý từ khách hàng của mình về chính bạn, một cá nhân trong đội ngũ công ty bạn hay về cả một công ty của bạn dù nó đúng hay sai, dù đó là lời khen hay lời phàn nàn đi nữa.
 Ngoài kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ, HDV phải hiểu biết về địa lý, văn hóa lịch sử, những sự kiện nổi bật liên quan đến nước mình và nước bạn. Để làm được điều này, HDV phải liên tục cập nhật tin tức hàng ngày, hàng giờ. Điều khó khăn nữa là phải làm sao để tạo được không khí trên xe, tránh để khách có cảm giác nhàm chán, mệt mỏi. Trên một chặng đường dài khoảng 4 tiếng đồng hồ trên xe, nếu HDV chỉ giới thiệu về các danh lam thắng cảnh gặp phải trên đường đi qua thì sẽ rất buồn tẻ, rất có thể khách trên xe sẽ ngủ mất chỉ sau hơn 1 giờ xe lăn bánh. Để hạn chế điều này, nhiều HDV chuyên nghiệp vừa thuyết minh vừa phải biết kết hợp pha trò hài hước, kể những câu chuyện tiếu lâm vui vẻ, tổ chức ca hát, trò chơi,…Như vậy sẽ tạo không khí náo nhiệt, vui tươi, gắn kết các thành viên trên xe, tạo sự gần gũi.
 Ảnh nguồn Internet
 Một tour du lịch được coi là thành công, đòi hỏi HDV không chỉ thể hiện tốt về mặt kiến thức, chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm hướng dẫn, biết cách tổ chức đoàn, nhóm, đặc biệt phải có khả năng xử lý tình huống chuyên nghiệp và hiệu quả. Một số sự cố xảy ra ngoài ý muốn như xe hỏng đột xuất, đường sá, thời tiết,…hay gặp phải một vị khách khó tính,…tất cả đều đòi hỏi bản lĩnh, khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề của một HDV.
 Một khó khăn nữa của HDV là phải biết kiểm soát cảm xúc cá nhân một cách tuyệt đối, đặc biệt phải luôn giữ được “nụ cười du lịch” trên môi. Dù bạn có đang gặp phải chuyện buồn, dù bạn không hài lòng hay bực tức một vấn đề bất kì đi chăng nữa, khi nói chuyện hay thuyết minh bạn cũng phải luôn tỏ ra là một HDV chuyên nghiệp, luôn nhiệt tình, xông xáo, cười tươi và thân thiện.
Lương của hướng dẫn viên du lịch
 HDV du lịch là một trong những nghề có mức thu nhập khá hấp dẫn. Tổng mức thu nhập dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tính chung cho cả HDV nội địa và quốc tế. Thu nhập này bao gồm cả lương và “lậu”. “Lậu” hiểu đơn giản là những khoản tiền thêm ngoài mức lương cứng mà HDV có thể nhận được như: đưa khách đến những điểm mua sắm, điểm ăn uống có thỏa thuận trước với chủ, rồi nhận chia “hoa hồng”; hoặc tiền “tip” trực tiếp của khách trong và sau khi kết thúc chuyến đi. Thật khó để xác định chính xác con số cụ thể cho thu nhập của HDV vì nó phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và thái độ, trách nhiệm khi làm việc; đồng thời nó còn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của tour du lịch; vào đối tượng khách du lịch;…
 Tag: nhiêu khối thẻ part time chứng saigontourist chào tạm bán gian thuê ngắn tphcm thủ hàn khái niệm hình thơ bằng máy lạc diễn đàn dành nữ đạo liệu đổi kỹ báo giá tìm loa kịch tra cẩm nang phương dữ loại vietravel blog xin tip la gi vẽ tranh ước mơ cv mặc vựng bảng tả thanh hoàng