Câu chuyện Lý Thuần Phong: Trình độ khoa học cổ đại đã vượt xa khoa học hiện đại

 Lý Thuần Phong: Nhà số học, dịch học, thiên văn học, thiên tượng học​

 Trong loạt bài này, chúng tôi lấy thiên tượng cổ kim làm điểm tiến nhập. Với cơ sở là thiên tượng, “Thôi Bối Đồ” có nhiều chỗ triển hiện thời khắc của thiên tượng ắt là không thể thiếu được những dẫn chứng lịch sử. Nên tôi đành phải giới thiệu một chút về sự đặt định của Lý Thuần Phong về phương diện này.

 Lý Thuần Phong là nhà Dịch học nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, là nhà thiên văn học hiếm có tính trên đầu ngón tay, ông còn là nhà toán học nổi tiếng thời nhà Đường.

 “Cải tiến Hỗn thiên nghi” (Dụng cụ thiên văn đo sự vận hành của mặt trăng, mặt trời và các vì sao)

 Hỗn thiên nghi thời cổ đại mà chúng ta nhìn thấy hiện nay là hỗn thiên nghi 3 vòng tròn đan xen được cải tiến phát minh dựa trên cơ sở kết cấu hai vòng đan xen của Trương Hành. Đây là thiết bị cơ bản nhất, tinh xảo nhất quan sát và đo lường thiên tượng.

 2017-1-28-mh-tianxiang-06--ss
Hỗn thiên nghi 3 vòng tròn đan xen tại viện bảo tàng công nghệ khoa học Cao Hùng Đài Loan, bắt nguồn từ Lý Thuần Phong.

 “Tính toán chính xác nhật thực, chính sử lần đầu ghi chép lại”

 Sử sách ghi lại rằng: Lý Thuần Phong hiệu chỉnh lại lịch mới thì bẩm báo với Thái Tông rằng sẽ xảy ra nhật thực. Ngày xưa người ta cho rằng nhật thực là điềm chẳng lành với Thiên tử, hơn nữa lúc đó chưa một ai có thể dự báo trước được. Đường Thái Tông có chút không vui, ông nói với Lý Thuần Phong rằng: “Nếu không có nhật thực, thì ái khanh làm sao?”

 Lý Thuần Phong nói: “Nếu không có nhật thực, thì thần xin được chết.” Tới ngày dự tính, Thái Tông đợi trong sân đình, nhìn không thấy hiện tượng nhật thực, bèn nói đùa với Lý Thuần Phong rằng: “Trẫm thả khanh về nhà cáo biệt vợ con.”

 Lý Thuần Phong nói: “Vẫn còn sớm 1 khắc (15 phút)” Ông chỉ vào kim chỉ bóng mặt trời nói rằng: “Đến đây mới che khuất.”

 Quả nhiên: “Như ngôn nhi thốn, bất sai hào phát” (Che khuất đúng như lời, không sai một giây)(4)

 Tới nay với phần mền thiên văn học phục chế lại thiên tượng ngày xưa, kết hợp với bằng chứng lịch sử, chúng ta có thể kiểm tra lại được khoảng thời gian nhật thực được dự báo chính xác ấy chính là ngày 03/09/639 (Năm Trinh Quán thứ 13). Đây là lần nhật thực dài nhất tại Trường An vào những năm Trinh Quán (gần với nhật thực toàn phần).

 Nhật thực - Thiên tượng

 Hình vẽ nhật thực tại Trường An vào Năm Đường Trinh Quán thứ 13 (Ngày 03/9/639) được Lý Thuần Phong dự tính chính xác và lần đầu tiên được lịch sử ghi lại.

 “Nhà toán học xuất chúng”

 Lý Thuần Phong chủ trì việc biên tập, hiệu đính và chú giải 10 bộ sách chuyên sâu về toán học như “Chu Bễ Toán Kinh”, “Cửu Chương Toán Thuật”, “Hải Đảo Toán Kinh”, “Tôn Tử Toán Kinh”, “Ngũ Tào Toán Kinh”…. Nhờ vào sự diễn giải chi tiết của ông, những thuật toán khó khăn, trúc trắc trở nên dễ học dễ hiểu, sau này đã trở thành sách giáo khoa toán học cho trường học toán của con cái công khanh thời nhà Đường. (5)

 Thuật tính mà Lý Thuần Phong chú giải có ảnh hưởng rất lớn tại thời đó và đời sau, ông được Joseph Needham, học giả người Anh mệnh danh là “Nhà chú thích các tác phẩm toán học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.”

 “Chuyên gia văn sử học”

 Tu sửa sử sách luôn được cho rằng đây là thành tựu lớn nhất của những văn nhân thời cổ đại. Dưới thời Đường Thái Tông đã biên soạn một lượng lớn sử sách, Lý Thuần Phong cũng tham gia vào phần chuyên môn của mình, chỉnh lý viết nên cuốn “Tấn Thư”, “Thiên Văn Chí” trong “Ngũ đế Sử”, “Luật lịch Chí”, “Ngũ Hành Chí”, ông còn tham gia viết những phần về thiên văn trong các cuốn “Lương Thư”, “Trần Thư”, “Bắc Tề Thư”, “Chu Thư”, “Tuỳ Thư.”

 “Tác phẩm chuyên sâu về Thiên văn học, Dịch học: ‘Ất Tỵ Chiêm’ (Quẻ Ất Tỵ)”

 “Ất Tỵ Chiêm” (Quẻ Ất Tỵ) của Lý Thuần Phong được lưu truyền cho tới nay, đây là tác phẩm chuyên sâu về thiên văn học, Dịch học thời cổ đại. Trong đó đã ghi chép chi tiết kết cấu của Hỗn thiên nghi, còn tính toán chính xác trị số vận hành của mặt trời mùa đông chuyển động nhanh hơn (so với trái đất), mùa hè vận hành chậm lại hơn, sớm đã nổi tiếng hơn cả nhà thiên văn học nổi tiếng “Tăng Nhất Hành”. Cuốn sách còn lần đầu tiên xác định được cấp gió.

 Một lượng lớn những nội dung về bốc quẻ, âm dương, dự đoán học trong “Ất Tỵ Chiêm” (Quẻ Ất Tỵ) bị thời cận đại gọi là “thứ bã trấu vô dụng”, kỳ thực lại chính là một trong những tinh hoa trong văn hoá Thần truyền. Chính nhờ những tinh tuý này mà Lý Thuần Phong đã không ngần ngại suy đoán được thời khắc xuất hiện nhật thực, nghiên cứu viết ra lịch pháp, tiên đoán được tương lai.

 Sự to lớn của văn hóa thiên tượng – Đỉnh cao của văn hóa dự ngôn

 Cũng giống như Newton, mọi thành tựu khoa học của ông trên thực tế đều để thành tựu trải đường cho Thần học của ông, những thành tựu học thuật của Lý Thuần Phong đều để trải thảm cho “Thôi Bối Đồ” của ông.

 “Phát hiện tác giả”

 Ngày nay thông thường mọi người đều cho rằng “Thôi Bối Đồ” là do Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong hợp tác viết nên, nhưng trong sử sách chỉ có ghi chép rằng Lý Thuần Phong nhà Đường làm “Thôi Bối Đồ” (6). Tôi kiểm tra lại cảnh tượng trong lịch sử thì thấy ghi chép này là chính xác. “Thôi Bối Đồ” không liên quan gì tới Viên Thiên Cương, là do một mình Lý Thuần Phong làm, nhưng hình minh hoạ là ông nhờ bạn mình vẽ theo ý của ông, những hình minh hoạ đó đều là những câu đố bằng tranh. Hai người trong tượng cuối cùng của “Thôi Bối Đồ” chính là bối cảnh của hai ông.

 "Thôi Bối Đồ" - tức "Đồ hình đẩy lưng", tác phẩm tiên tri chính xác

 “Thôi Bối Đồ” – tức “Đồ hình đẩy lưng”, tác phẩm tiên tri chính xác

 Nguồn: https://tansinh.net/van-co-co-duyen/cau-chuyen-ly-thuan-phong-trinh-do-khoa-hoc-co-dai-da-vuot-xa-khoa-hoc-hien-dai/

  

  

  

  

  

  

 Tag: thám xem phim phá án wiki phạm thế kỹ truyện đáp 2019