Nghị định thư Kyoto ít có tiến triển sau năm 2012

Vòng đàm phán trù bị cho Hội nghị Durban dự kiến diễn ra vào cuối năm nay (Ảnh: World Economic Forum/UN Climate Talks)

  Ông Adrian Macey, chủ trì phiên họp của 80 nước ký kết nghị định thư, đã yêu cầu khoảng 40 nước giảm lượng khí cacbon điôxít (CO2) từ nay đến 1 năm tới. Ông Macey cho biết: ‘‘Khi chúng tôi đánh giá những tiến bộ, chúng cho thấy rất bất công’’.

 Theo Liên hợp quốc (LHQ), các cuộc thảo luận diễn ra từ ngày 6-17/6 đã ghi nhận những ‘‘tiến bộ rõ nét’’ về các chủ đề như năng lượng xanh (quang năng, phong năng) hay hình thức hỗ trợ các nước nghèo phòng chống tác động của biến đổi khí hậu. Bà Christiana Figueres, lãnh đạo ban thư ký LHQ về khí hậu, khẳng định: ‘‘Bảo đảm tương lai của Nghị định thư Kyoto là điều quan trọng nhất trong năm nay’’ và cho biết các nước đàm phán tiếp tục ‘‘nghiên cứu mọi lựa chọn’’.

 Các nước đang phát triển, gồm 77 quốc gia, và Trung Quốc đã nêu rõ: ‘‘Nghị định thư Kyoto là công cụ hợp pháp duy nhất và có tính bắt buộc cho phép cắt giảm lượng khí thải một cách hiệu quả’’.

 Hội nghị trù bị tại Bonn được tổ chức theo yêu cầu của các nước cần một hành động quyết định sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thông báo lượng khí thải CO2 đã tăng mức kỷ lục 5,9% trên thế giới trong năm 2010.

 Liên minh các quốc đảo đã khẳng định thất bại của hội nghị thượng đỉnh do LHQ tổ chức cuối năm 2009 tại Copenhagen và các cuộc đàm phán tuần qua tại Bonn nhằm cứu vãn Nghị định thư Kyoto thuộc về các nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất (GES).

 Liên minh trên tuyên bố thế giới đang xếp hàng đối mặt với biến đổi khí hậu, gồm các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng… và yêu cầu các nước giàu nhất trợ giúp.

 Tuy nhiên, các nước phát triển như Nhật Bản, Canađa và Nga mong muốn tăng hạn ngạch khí thải CO2 cho họ trong khung cảnh của một thỏa thuận toàn cầu mới buộc các nước mới nổi thải nhiều khí CO2 nhất như Trung Quốc và Ấn Độ phải cắt giảm.

 Về phần mình, các đối tác đề nghị gia hạn Nghị định thư Kyoto như Liên minh châu Âu đề nghị do thiếu tiến triển nên chỉ gia hạn Nghị định thư Kyoto khi các nước thải nhiều khí CO2 nhất chứng tỏ nhượng bộ.

 Ủy viên châu Âu về khí hậu, bà Connie Hedegaard đánh giá: ‘‘EU chiếm 11% lượng khí thải thế giới. Để các cuộc đàm phán về khí hậu tiến triển, các nước chiếm 89% lượng khí thải còn lại cần cam kết hơn nữa’’.

 Mỹ, nhân tố gây khó khăn nhất trong các cuộc đàm phán, kiên quyết từ chối ký Nghị định thư Kyoto năm 1997 khi viện cớ Trung Quốc và Ấn Độ cũng là các bên liên quan. Washington đánh giá nghị định thư trên sẽ cắt giảm của người Mỹ nhiều việc làm. Kết thúc hội nghị, trưởng phái đoàn Mỹ Jonathan Pershing đã tuyên bố: ‘‘Không có nhiều tiến triển’’.

 Các cuộc đàm phán tại Bonn chỉ đạt tiến triển về các mặt kỹ thuật song thực tế không có tiến triển liên quan cắt giảm khí thải. LHQ đang cố gắng vận động tài chính để mở một phiên đàm phán mới như nhiều nước tham dự mong muốn trước các cuộc đàm phán thường niên giữa các bộ trưởng môi trường, sẽ diễn ra vào tháng 11 và 12 năm nay tại Durban (Nam Phi). Nhiều nước đã tỏ ra dè dặt đối với vấn đề tài chính./.

  • Thái Hà  Theo Reuters (Bài dịch)

 

 Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005

 Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I[1][2] cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm BrazilTrung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buột xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.

 Bên cạnh đó cũng còn nhiều tranh cãi xung quanh mức độ hiệu quả của nghị định này giữa các chuyên gia, khoa học gia và những nhà hoạt động môi trường. Một vài nghiên cứu về phí tổn bỏ ra nhằm hậu thuẫn cho sự thành công của nghị định cũng đã được quan tâm tiến hành

 

 Nguồn: http://tuyengiao.vn/the-gioi/nghi-dinh-thu-kyoto-it-co-tien-trien-sau-nam-2012-32785

 

 

 

 

 

 Tag: hết nội dung ước