Nghị quyết 103/2020/QH14 phê chuẩn hiệp định bảo hộ đầu tư

 QUỐC HỘI
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Nghị quyết số: 103/2020/QH14

 Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020

 NGHỊ QUYẾT

 PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA MỘT BÊN LÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ MỘT BÊN LÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN LIÊN MINH CHÂU ÂU

 QUỐC HỘI

 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 Căn cứ Luật Điều ước quốc tế s 108/2016/QH13;

 Theo đề nghị của Chủ tịch nước tại Tờ trình s 02/TTr-CTN ngày 18 tháng 4 năm 2020 về việc phê chun Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu;

 Sau khi xem xét Báo cáo thuyết minh số 207/BC-CP ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra s 4684/BC-UBĐN14 ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban Đi ngoại của Quc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

 QUYẾT NGHỊ:

 Điều 1. Phê chuẩn điều ước quốc tế

 Phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (sau đây gọi tắt là Hiệp định) được ký ngày 30 tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội, Việt Nam. Toàn văn bản tiếng Anh và tiếng Việt của Hiệp định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

 Điều 2. Áp dụng điều ước quốc tế

 1. Áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của Hiệp định, trừ các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3.57 Chương 3 của Hiệp định này.

 2. Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định để thực hiện các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3.57 Chương 3 của Hiệp định.

 Điều 3. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế

 1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả và theo đúng lộ trình các cam kết trong Hiệp định.

 2. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Hiệp định; phê duyệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định; chuẩn bị nguồn lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi thế mà Hiệp định đem lại; xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định, hạn chế tối đa các trường hp tranh chấp với nhà đầu tư mà phía Việt Nam là bị đơn; tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân; thưng xuyên rà soát, đánh giá kết quả và hiệu quả thực thi các cam kết đã ký trong Hiệp định, định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện Hiệp định.

 3. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Hiệp định và thông báo thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam.

 Điều 4. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết

 Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

 Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2020.

 CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 Nguyễn Thị Kim Ngân