Thành Lập Công Ty Lâm Nghiệp

 Bạn đang muốn thành lập mới công ty Lâm Nghiệp. Nhưng chưa biết điều kiện để thành lập công ty Lâm Nghiệp mới cần những gì ? Có nên và khi nào thì nên thành lập công ty Lâm Nghiệp ?

 Hãy cùng dvdn247 tìm hiểu về ngành nghề Lâm Nghiệp

 Công ty Lâm Nghiệp trực thuộc mã ngành của ngành cấp 1:

 A : NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

 Mã ngành nghề của công ty Lâm Nghiệp

 02 – Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

 021 – 0210 – Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp

 02101 – Trồng rừng và chăm sóc rừng cây thân gỗ

 02102 – Trồng rừng và chăm sóc rừng họ tre

 02103 – Trồng rừng và chăm sóc rừng khác

 02104 – Ươm giống cây lâm nghiệp

 022 – 0220 – 02200 – Khai thác gỗ

 023 – Khai thác, thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ

 0231 – 02310 – Khai thác lâm sản khác trừ gỗ

 0232 – 02320 – Thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ

 024 – 0240 – 02400 – Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

 Quy trình dịch vụ thành lập công ty Lâm Nghiệp

 + Tư vấn thủ tục xin thành lập doanh nghiệp Lâm Nghiệp

 + Tư vấn cách thức thành lập công ty Lâm Nghiệp như thế nào

 + Tư vấn quy định về vốn điều lệ thành lập công ty Lâm Nghiệp

 + Hướng dẫn các bước chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để đăng ký thành lập công ty Lâm Nghiệp

 + Tư vấn những yêu cầu khi thành lập công ty Lâm Nghiệp

 + Thực hiện xử lý pháp lý và hoàn thiện mẫu hồ sơ thành lập công ty Lâm Nghiệp mới

 Tư vấn và gợi ý lựa chọn loại hình doanh nghiệp Lâm Nghiệp

 + Công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên – TNHH 1 TV

 + Công ty cổ phần – CP

 + Công ty hợp danh

 + Công ty tư nhân – Công ty có vốn đầu tư nước ngoài – 100 vốn nước ngoài …

 Tại sao nên lựa chọn dịch vụ mở công ty Lâm Nghiệp của chúng tôi:

 + Kinh nghiệm đã thực hiện đăng ký giấy phép cho danh sách nhiều loại hình và ngành nghề công ty bao gồm cả Lâm Nghiệp

 + Quy trình thành lập công ty Lâm Nghiệp đạt tiêu chuẩn

 + Chi phí thành lập doanh nghiệp Lâm Nghiệp giá rẻ

 Bạn đang có bản kế hoạch, dự án hay đề án thành lập doanh nghiệp Lâm Nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Lâm Nghiệp uy tín chất lượng.

 0934562586

 NỘI DUNG HỆ THỐNG NGÀNH Lâm Nghiệp

 02: LÂM NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

 Ngành này gồm sản phẩm của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến cũng như các hoạt động thu nhặt các sản phẩm lâm nghiệp từ rừng tự nhiên. Ngoài các hoạt động trên, kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp bao gồm các hoạt động sơ chế như sản phẩm gỗ tròn, gỗ cành, củi, đốt than củi hoặc bóc vỏ gỗ. Những hoạt động này được thực hiện ở trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.

 021 – 0210: Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp

 Nhóm này gồm các hoạt động nhằm phát triển, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học các loại rừng; gồm hoạt động trồng rừng tập trung, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Các hoạt động trên được thực hiện ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nhóm này còn bao gồm các hoạt động chuyên ươm giống cây lâm nghiệp; trồng cây lâm nghiệp phân tán có mục đích thương mại tại những diện tích có quy mô chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

 Loại trừ: Hoạt động trồng, chăm sóc cây tại các công viên, khu giải trí được phân vào nhóm 80300 (Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan).

 02101: Trồng rừng và chăm sóc rừng cây thân gỗ

 Nhóm này gồm:

 – Trồng rừng và chăm sóc rừng nhằm mục đích lấy gỗ phục vụ cho xây dựng (làm nhà, cốt pha,…), đóng đồ mộc gia dụng, gỗ trụ mỏ, tà vẹt đường ray, làm nguyên liệu giấy, làm ván ép,…

 – Khoanh nuôi tái sinh rừng.

 02102: Trồng rừng và chăm sóc rừng họ tre

 Nhóm này gồm: Trồng rừng và chăm sóc rừng tre, nứa, luồng, vầu nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng, làm nguyên liệu đan lát vật dụng và hàng thủ công mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy, làm tấm tre, nứa, luồng, vầu ép, trồng luồng để lấy măng.

 02103: Trồng rừng và chăm sóc rừng khác

 Nhóm này gồm:

 Trồng rừng và chăm sóc rừng khác chưa kể ở trên.

 Cụ thể:

 – Trồng cây bóng mát, cây lấy củi, cây đặc sản (hạt dẻ, thông lấy nhựa,…);

 – Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển,…

 – Trồng rừng đặc dụng: Sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh,…

 02104: Ươm giống cây lâm nghiệp

 Nhóm này gồm: Ươm các loại cây giống cây lâm nghiệp để trồng rừng tập trung và trồng cây lâm nghiệp phân tán nhằm mục đích phục vụ sản xuất, phòng hộ, đặc dụng,…

 022-0220-02200: Khai thác gỗ

 Nhóm này gồm:

 – Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho ngành chế biến lâm sản;

 – Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho làm đồ mộc như cột nhà, cọc đã được đẽo sơ, tà vẹt đường ray,…

 – Đốt than hoa tại rừng bằng phương thức thủ công.

 023: Khai thác, thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ

 0231- 02310: Khai thác lâm sản khác trừ gỗ

 Nhóm này gồm:

 – Khai thác luồng, vầu, tre, nứa, cây đặc sản, song, mây,…

 – Khai thác sản phẩm khác như cánh kiến, nhựa cây từ cây lâm nghiệp, cây lâm nghiệp đặc sản…

 – Khai thác gỗ cành, củi.

 0232- 02320: Thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ

 Nhóm này gồm:

 – Thu nhặt hoa quả, rau hoang dại như trám, quả mọng, quả hạch, quả dầu, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên;

 – Thu nhặt các sản phẩm khác từ rừng tự nhiên…

 Loại trừ: Trồng nấm, thu nhặt nấm hương, nấm trứng được phân vào nhóm 01181 (Trồng rau các loại).

 024 – 0240 – 02400: Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

 Nhóm này gồm:

 Các hoạt động được chuyên môn hoá trên cơ sở thuê mướn hoặc hợp đồng các công việc phục vụ lâm nghiệp.

 Cụ thể:

 – Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp;

 – Hoạt động thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,…);

 – Hoạt động bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm nghiệp;

 – Đánh giá, ước lượng số lượng cây trồng, sản lượng cây trồng;

 – Hoạt động quản lý lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng;

 – Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (cho thuê máy lâm nghiệp có cả người điều khiển,…);

 – Vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng.

 – Hoạt động sơ chế gỗ trong rừng.

 – Dịch vụ chăn nuôi, cứu hộ, chăm sóc động thực vật rừng.

 Loại trừ: Hoạt động ươm cây giống để trồng rừng đã phân vào nhóm 02104 (Ươm giống cây lâm nghiệp).