Tạm ngừng, giải thể và phá sản doanh nghiệp

 Tạm ngừng, giải thể và phá sản doanh nghiệp

 Tạm ngừng hoạt động, giải thể hay phá sản doanh nghiệp là những trạng thái của doanh nghiệp. Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định về tạm ngừng doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014.

 Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh

  1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trongtrường hợpdoanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điềukiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật.
  3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

 Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  3. b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  4. c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  5. d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp.
  6. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

 Điều 202. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

 Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. b) Lý do giải thể;
  4. c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  5. d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

 đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

 Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  1. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
  2. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
  3. a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  4. b) Nợ thuế;
  5. c) Các khoản nợ khác.
  6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
  7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
  8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến vềviệc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

 kiểm   tra   tnhh   là   gì   cần   mất   lâu   ngoài   2014   giá   rẻ   khó   nhiêu   bước   tuyên   bố   mtv   biểu   dịch   bình   dương   bút   2018   hạch   nghiệm   kế   đà   nẵng   hướng   dẫn   hà   fdi   gò   vấp   trọn   gói   gian   hai   ảnh   nào   khái   niệm   hủy   hóa   đơn   muốn   online   ở   đâu   vấn   tv   như   xin   2017   trở   lên   tncn   nên   voi   co   thue   1tv   2016   100   bhxh   chốt   sổ   cp   chế   trả   hoàn   hải   hàng   tồn   kho   ủy   gtgt   lưu   mạng   172   so   sánh   tác   ngân   đặc   mã   ưu   nhược   95   giữa   hoạch   quân   đội   nhanh   tạm   ngừng   2015   bán   chờ   gần   đây   huống   tiến   nơi   sư   hậu   ví   dụ

 Điều 203. Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

 Việc giải thể doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

  1. Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốcgia vềđăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án;
  2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trongba số liên tiếp.

 Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo quyết định giải thể của doanh nghiệp phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  1. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy địnhtại khoản 5 Điều 202 của Luật này.
  2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
  3. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  4. Cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại Điều này.

 Điều 204. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

  1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
  2. a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  3. b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  4. c) Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  5. d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  6. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
  7. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trongthời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng kýkinh doanh.

 Điều 205. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

  1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
  2. a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  3. b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  4. c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  5. d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

 đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

  1. e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  2. g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
  3. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 Điều 206. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết địnhthu hồi Giấy chứng nhận đăng kýhoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
  3. a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  5. c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  6. d) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

 đ) Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
  2. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, vănphòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Điều 207. Phá sản doanh nghiệp

 Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

 Lưu ý: Trước khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải làm thủ tục chốt thuế với cơ quan quản lý thuế.

 Dịch vụ tạm ngừng, giải thể doanh nghiệp

 Luật Ngô Gia xin gửi tới các doanh nghiệp dịch vụ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp, dịch vụ giải thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng hoặc giải thể doanh nghiệp hãy liên hệ với Luật Ngô Gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tạm ngừng hoạt động, dịch vụ giải thể doanh nghiệp

 0934562586