I. Sơ đồ quản lý thu chi doanh nghiệp
 Đầu tiên, để hiểu về quản lý thu chi trong doanh nghiệp, người quản lý cần xác định rõ sơ đồ quản lý. Những khoản thu, chi và quỹ doanh nghiệp chính sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình ghi chép và quản lý thu chi doanh nghiệp.
 1.1. Các khoản thu
 – Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Khoản thu chính đến từ công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
 – Doanh thu từ chuyển nhượng: Khoản thu từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, dự án đầu tư hay chuyển nhượng quyền sở hữu.
 – Doanh thu cho thuê tài sản
 – Doanh thu chuyển nhượng, thanh lý
 – Khoản thu đến từ các khoản nợ khó đòi đã đòi được hay khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
 1.2. Các khoản chi
 – Chi phí vật liệu công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
 – Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản bảo hiểm và các khoản trích trên lương
 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
 – Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,…)
 – Chi phí thuê đất
 – Chi phí bằng tiền khác (hội nghị khách hàng, tiếp khách)
 1.3. Các loại quỹ doanh nghiệp
 – Quỹ đầu tư phát triển
 – Quỹ dự phòng tài chính
 – Quỹ khen thưởng
 – Quỹ phúc lợi
 – Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
 Từ những khoản thu chi trên, ta có thể thấy quản lý thu chi trong doanh nghiệp có quy mô lớn hơn quản lý thu chi trong cửa hàng. Nhiều khoản thu chi hơn đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm, kỹ năng cùng kiến thức mới có thể theo dõi và kiểm soát hiệu quả.
 Bên cạnh đó, quy trình này cũng khó khăn hơn do tính chất phức tạp của thu chi trong doanh nghiệp. Do đó, bạn cần có công cụ hỗ trợ trong quá trình quản lý để đạt kết quả tốt nhất.
 II. Quản lý thu chi thế nào cho hiệu quả
 Kiểm soát chi phí doanh nghiệp ở thời nào cũng rất quan trọng, nhất là trong thời đại ngày nay khi tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, thành công sẽ thuộc về doanh nghiệp được kiểm soát chi phí chặt chẽ. “Sai một ly đi một dặm”, các chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không có sự kiểm soát gắt gao sẽ dễ gây thất thoát và đẩy doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản.
 1. Quản lý các dòng tiền
 Hằng năm một doanh nghiệp có khá nhiều khoản cần thu chi. Vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ các vấn đề thu chi, cắt giảm cân đối chi phí. Điều quan trọng nhất là phải tính toán khả năng thanh khoản – tức là doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt sẵn có để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và giữ cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Sau đây là một số cách để quản lý dòng tiền:
 Chia các dòng tiền cho nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau như: tài khoản lương, tài khoản thu nợ, đồng thời đóng các tài khoản không hoạt động hoặc hợp nhất các tài khoản ít hoạt động. Việc làm này sẽ loại bỏ những chi phí ngân hàng không cần thiết và là một phương pháp kiểm soát nội bộ tốt để tránh việc sử dụng không đúng một tài khoản ngân hàng.
 Thương lượng với các ngân hàng về các điều kiện tốt nhất có thể về lệ phí và lãi trên tài khoản séc, lệ phí đối với các khoản thấu chi và lãi tín dụng.
 Làm việc với các tài khoản ngân hàng một cách chặt chẽ, giám sát các giao dịch và số dư ngân hàng.
 Cân đối các tài khoản ngân hàng một cách thường xuyên và theo dõi các khoản chênh lệch.
 Tối ưu hóa các khoản thanh toán cho nhà cung cấp bằng cách sử dụng điều kiện tín dụng và lập lịch trình thanh toán đúng hạn (ví dụ 30 ngày kể từ ngày xuất hoá đơn).
 Hãy tận dụng khoản chiết khấu khi thanh toán sớm (ví dụ 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày). Đây có thể được coi là một trong những cân nhắc lựa chọn đã được đề cập ở trên.
 2. Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty
 Chủ doanh nghiệp cũng nên để mắt tới tình hình sử dụng tài sản công ty để tránh tình trạng sử dụng sai gây lãng phí tài sản doanh nghiệp.
 Tắt đèn hay các vật dụng tiêu tốn năng lượng khác khi không sử dụng. Hệ thống tắt đèn tự động có thể là một lựa chọn hữu ích hoặc khuyến khích nhân viên hạn chế tăng ca ngoài giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe, tăng năng suất lao động cũng như tiết kiệm chi phí phát sinh.
 Duy trì nhiệt độ văn phòng thích hợp – Không quá lạnh trong mùa hè, không quá nóng vào mùa đông.
 Kiểm soát việc sử dụng các thiết bị văn phòng. Để ở nơi an toàn và có trật tự, giao trách nhiệm quản lý để tránh thất thoát tài sản.
 Kiểm soát việc sử dụng điện thoại một cách hợp lý. Đào tạo cho nhân viên kịch bản gọi điện thoại khi chào hàng để mang lại hiệu quả cao và tránh gia tăng cước phí gọi điện thoại.
 Sử dụng email hiệu quả và thận trọng. Vì chi phí cho việc sử dụng email có thể là tối thiểu, nhưng chi phí về năng suất có thể là khá lớn.
 Chọn mức bưu phí hay chuyển phát nhanh hiệu quả nhất dựa trên nhu cầu.
 Thực hiện phạm vi bảo hiểm đầy đủ có bao gồm những rủi ro. Những khoản khấu trừ cao hơn cho những sự cố với rủi ro xảy ra thấp có thể làm giảm phí bảo hiểm.
 Ô tô của công ty chỉ được phép sử dụng vào việc chung như đi ký kết hợp đồng, chăm sóc khách hàng, nhân viên tuyệt đối không được dùng để làm việc riêng như đi du lịch, đi về quê hay chở hàng thuê bỏ tiền túi…
 3. Chính sách nới lỏng và thắt chặt tài sản
 Với một doanh nghiệp mới thành lập không có đủ quỹ và các khoản đầu tư sẵn có cho các tài sản cố định với chi phí đáng kể như máy móc, thiết bị cho quá trình sản xuất, thì doanh nghiệp đó có thể ký hợp đồng phụ với một doanh nghiệp khác mà đã có sẵn các máy móc và thiết bị cần thiết cho một phần của quá trình sản xuất.
 Nếu một số thiết bị chỉ thỉnh thoảng mới dùng chứ không phải thường xuyên, thì doanh nghiệp nên tiến hành thuê thiết bị đó khi cần thiết thay vì mua nó, việc làm này sẽ hiệu quả về mặt kinh tế hơn. Thuê chứ không mua cũng có thể là một phương án mà doanh nghiệp có thể xem xét.
 4. Các chương trình cắt giảm chi phí
 Các chương trình cắt giảm chi phí từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Tuy nhiên đây là một vấn đề khá “nhạy cảm” nên bên cạnh những lợi ích còn có cả những điều bất lợi tiềm ẩn bên trong nó. Lời khuyên dành cho doanh nghiệp khi áp dụng chương trình này là phải cân nhắc giữa những điều được/mất và phải áp dụng một cách linh động để giảm tránh các thiệt hại một cách thấp nhất.
 III. Cách lập sổ quỹ tiền mặt trên Excel bằng mẫu sổ có công thức tự động
 – Theo quy định của Luật kế toán hay hướng dẫn tại chế độ kế toán thì:
 + Căn cứ ghi sổ quỹ: Phiếu thu, Phiếu chi (đã có đầy đủ chữ ký theo quy định về chứng từ kế toán)
 + Thời điểm ghi sổ quỹ: Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
 – Nhưng đối với công tác kế toán ở ngoài doanh nghiệp thì việc lập sổ cũng như căn cứ để lập sổ có nhiều cách để thực hiện
 Sau đây, Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng xin được chia sẻ cách lập sổ quỹ tiền mặt trên excel:
 Cách 1: Lập sổ quỹ tiền mặt trực tiếp bằng chứng từ
 – Căn cứ vào phiếu thu – Phiếu chi đã được thực hiện nhập xuất tiền trong quỹ để ghi sổ.
 – Đầu tiên các bạn phải quan tâm đến số dư đầu kỳ: Thường thì các bạn sẽ làm sổ quỹ tiền mặt theo các kỳ như: theo ngày, theo tháng, quý hoặc theo năm
 Nội bộ: thì các bạn làm theo yêu cầu của giám đốc là ngày, tháng hoặc quý. Còn Thuế thì các bạn làm theo năm (Tức là tổng hợp toàn bộ phát sinh thu – chi tiền mặt của năm báo cáo vào 1 file (sheet)
 + Nếu đây là kỳ đầu tiên làm sổ quỹ tiền mặt (DN mới thành lập) hoặc kỳ trước không có số dư (tồn quỹ = 0) thì: Số dư đầu kỳ = 0
 + Nếu các bạn làm theo ngày: thì lấy số dư tại số dư cuối kỳ của báo cáo sổ quỹ ngày hôm trước
 + Nếu các bạn làm theo theo tháng/quý: thì lấy số dư tại số dư cuối kỳ của báo cáo sổ quỹ tháng/quý trước
 + Nếu các bạn làm theo theo năm: thì lấy số dư tại số dư cuối kỳ của báo cáo sổ quỹ năm trước (có đối chiếu với số dư của TK 111 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản năm trước)
 Cách 2: Lập sổ quỹ tiền mặt bằng cách lấy số liệu từ sổ nhật ký chung
 Khi công ty các bạn áp dụng ghi sổ bằng hình thức Nhật Ký Chung thì mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được hạch toán ghi sổ Nhật Ký Chung -> Sau đó mới đưa vào vào sổ liên quan
 Để giản tiện thời gian nhập liệu, Dưới đây Kế Toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy số liệu từ sổ Nhật Ký Chung sang sổ quỹ tiền mặt
– Căn cứ lập: Số liệu đã có trên sổ Nhật Ký chung
 – Số dư đầu kỳ: Lấy tại số dư cuối kỳ trên sổ quỹ tiền mặt của kỳ trước
 – Công thúc sử dụng: Hàm IF
 IV. Bảng theo dõi thu chi công ty bằng excel
 Excel là một công cụ được khá nhiều kế toán sử dụng trong công việc quản lý hàng hóa hay thu chi. Chính vì vậy những mẫu file Excel quản lý thu chi cũng dần trở nên quen thuộc hơn với các công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý thu chi bằng Excel dưới đây để theo dõi và kiểm soát thu chi hợp lý nhất nhé.
 1. Ưu nhược điểm và những nội dung có trong file quản lý thu chi bằng Excel
 1.1. Ưu nhược điểm khi sử dụng Excel quản lý thu chi
 Quản lý thu chi tiền mặt bằng Excel không chỉ có thể theo dõi thu chi của các công ty mà còn phù hợp cho các cá nhân khi kiểm soát chi tiêu của bản thân. Phương pháp này khá được ưa chuộng bởi những lợi ích thiết thực đưa đến khi quản lý thu chi:
 Thống kê thu chi chi tiết theo từng hạng mục qua từng ngày, từng tuần, từng tháng giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý, đánh giá tình hình thu chi.
Số liệu chính xác, rõ ràng giúp lên kế hoạch thu chi khoa học và hiệu quả hơn.
 Tạo báo cáo tổng hợp tình hình chi tiêu hàng tháng cũng như báo cáo so sánh chi tiêu thực tế so với kế hoạch giúp cân đối thu chi hợp lý nhất.
Có thể chủ động trong việc cập nhật số liệu nhanh chóng và thêm bớt danh mục.
 Chi phí đầu tư và sử dụng thấp.
 Tuy nhiên bên cạnh đó quản lý thu chi bằng Excel vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau:
 Để quản lý thu chi bằng Excel, người dùng phải am hiểu và thành thạo sử dụng Excel bởi các hàm và công thức của nó sẽ khá phức tạp.
 Khi phải quản lý quá nhiều thông tin, phần mềm sẽ gặp tình trạng chậm và thiếu linh hoạt trong việc thống kê, theo dõi.
 Khó phân tích thống kê mang tính quản trị trên Excel vì vậy nó chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ.
 Tính bảo mật không cao, dễ dàng xảy ra hiện tượng thất lạc file.
 1.2. Những nội dung có trong file quản lý thu chi bằng Excel
 Để xây dựng một mẫu file Excel quản lý thu chi công ty hay cá nhân hiệu quả, người dùng cần có những nội dung sau trong file:
 Thông tin về chứng từ: Số thứ tự, ngày tháng (đối với thu chi công ty)
 Thông tin về giao dịch: Họ và tên người thực hiện, nội dung giao dịch (đối với thu chi công ty)
 Thông tin về tài khoản phát sinh: Thu/chi, nội dung, số tiền, ghi chú (nếu có)
 V. Mẫu bảng thu chi công ty
 Tag: địa mail thủ đổi quận cổ tỉnh xóa nhánh đức đức-công p l đăng tnhh lực thiêm may sadaco xổ đô tphcm hà đà nẵng 2019 2018 gì việt nam 100 đơn tử giấy cơ cống thạnh mỹ hồ chí minh mã