Những điều cần lưu ý khi kinh doanh cửa hàng
 Mở cửa hàng mới có rất nhiều vấn đề phát sinh rất khó lường trước. Từ việc thiếu hụt tài chính đến quản lý con người cũng như làm sao quản lý từ xa được. Nếu không thành công ngoài việc mất mát về tài chính và tiền bạc còn ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng hiện tại.
 Cửa hàng nhỏ nên kinh doanh gì ?
 1. Kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà với 1 cửa hàng tạp hoá
Mở cửa hàng tạp hóa có lẽ là một trong những ý tưởng kinh doanh tại nhà đơn giản nhất với những hộ gia đình có nhà trong ngõ, tuy nhiên ở mặt ngõ thì thuận lợi hơn 1 chút. Đây là cách kinh doanh tại nhà ít vốn khá hiệu quả và chắc chắn sẽ sinh lời, chỉ cần chịu khó bán hàng, vì hàng tạp hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của người dân.
 Ban đầu có thể mở ít hàng, sau đó quen khách, dần dần theo nhu cầu sẽ mở rộng thêm các mặt hàng cho phù hợp. Mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà này tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên mỗi mặt hàng thu lời không cao, nên phải bán nhiều loại mặt hàng khác nhau thì doanh thu sẽ ổn định hơn.
 Thực tế, mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà này cũng đơn giản vì vừa chơi, vừa bán nên cũng không có gì trở ngại, lại làm được rất nhiều công việc nhà. Nhưng cũng phải xem, nếu trong xóm, khu dân cư đã có nhiều cửa hàng tạp hoá rồi thì nên tính cách khác.
 Có nên kinh doanh cửa hàng tạp hoá. Câu trả lời là có khi bạn muốn tận dụng nhà của mình để kinh doanh.
 2. Kinh doanh nhỏ tại nhà với 1 cửa hàng ăn
Đây thực sự là một trong những ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn cho bạn nào có tay nghề nấu ăn và có đam mê kinh doanh, bán hàng. Các món ăn, nếu được làm ngon, đảm bảo vệ sinh sẽ rất thu hút khách, thậm chí là khách ở nơi xa, hay khách đi làm ở gần đó, hay đi ngang qua cũng sẵn sàng ghé cửa hàng ăn của bạn.
 Mô hình kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà này thực tế không khó, quan trọng là tay nghề và chịu khó đi chợ sớm. Buổi sáng bạn có thể mở hàng ăn sáng như bánh đa, bún cá, bánh cuốn, bành mỳ hay xôi chẳng hạn… buổi chiều nếu có thể bạn bán thêm đồ uống giải khát như chè, sữa đậu nành, bia… Tuy nhiên, nhà bạn phải ở mặt ngõ hay đầu ngõ lớn thông ra từ các con ngõ nhỏ thì càng tốt, còn trong 1 khu dân cư đông thì quá tuyệt vời rồi.
 3. Kinh doanh nhỏ tại nhà với 1 cửa hàng gạo, trứng hay đặc sản quê
Đây là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà thực tế cũng khá phổ biến. Ở những cửa hàng tạp hoá họ cũng có thể bán gạo hay trứng cùng 1 số đặc sản quê, tuy nhiên mức độ chuyên biệt về sản phẩm hầu như không có, gạo và trứng hầu như mua từ các lái buôn thậm chí còn chưa được nhặt sạch.
 Để kinh doanh tại nhà hiệu quả với mô hình này, yêu cầu bạn phải tìm được nguồn cung cấp sản phẩm chất lượng từ quê ra. Gạo luôn được nhặt sạch và bảo đảm về chất lượng. Bạn có thể dễ dàng thành lập 1 đại lý gạo quê, có thể rao bán trên internet và mạng xã hội đồng thời ship tận nơi khi khách hàng yêu cầu. Thu nhập của bạn chắc chắn sẽ rất ổn.
 4. Kinh doanh nhỏ lẻ với cửa hàng bán hải sản khô
Đây là một trong những ý tưởng kinh doanh tại nhà hiệu quả, cũng rất đáng để lưu ý bởi sự thuận lợi của nó. Hải sản khô là món ăn ưa chuộng với tất cả mọi người, nhất là đối với những quán nhậu, họ có thể sẽ là đối tác lấy hàng thường xuyên của bạn với một số lượng lớn.
 Khi kinh doanh hải sản khô tại nhà, bạn cũng không phải tốn nhiều công tu sửa, hay làm cửa hàng, hay tìm nơi cất trữ hàng hoá. Tuỳ thuộc vào mức độ hàng có thể tiêu thụ mà bạn lấy về để trong tủ lạnh hoặc ngăn đá, bảo quản được lâu dài. Bạn có thể bán quá mạng, đi ship cho khách lấy thêm thu nhập từ công ship hàng.
 5. Ý tưởng kinh doanh tại nhà hiệu quả với bán quần áo online
Hình thức kinh doanh quần áo là mô hình kinh doanh nhỏ tại nhà rất phổ biến trên mạng xã hội. Cách kinh doanh tại nhà hiệu quả khi bán quần áo online là bạn phải nhập được những mẫu quần áo độc, đẹp, đúng như mô tả và hình ảnh rồi rao trên các hội nhóm của mạng xã hội. Chăm chỉ, thật thà, kiên trì… rồi bạn sẽ có lượng khách hàng riêng vì nhu cầu mặc đẹp của xã hội giờ là rất lớn.
 Chia sẻ kinh nghiệm mở shop quần áo tại nhàÝ tưởng kinh doanh tại nhà này cũng rất da dạng. Bạn có thể kinh doanh quần áo người lớn, quần áo trẻ em, hoặc đồ lót nam nữ. Sản phẩm của bạn sẽ rất chạy nếu đáp ứng các tiêu chí : Độc – Đẹp – Rẻ.
 Với mô hình kinh doanh nhỏ này, bạn cũng chẳng cần phải bày trước cửa ngồi trông mà có thể làm song song với các công việc khác. Khách có thể lên website, hoặc fanpage để xem hàng, nếu ưng thì qua tận nơi xem, hoặc yêu cầu ship thì mình đáp ứng tăng thêm thu nhập.
 Phong thủy cửa hàng kinh doanh ? Bố trí cửa hàng kinh doanh theo phong thủy
 Dưới đây là một số lưu ý khi bố trí cửa hàng
 1, Chọn hướng cửa hàng theo nguyên tắc tọa sơn hướng thủy
Núi là dương, sông là âm vì vậy theo khoa học phong thủy thì cửa hàng tựa vào núi vững chắc thì sẽ vững chắc, yên ổn. Hướng mặt ra sông giúp mang lại khí mát lành và đem lại vận tốt lành.
 2, Hướng cửa phong thủy cửa hàng kinh doanh
Hướng cửa của cửa hàng phải là hướng Nam mục đích có được luồng khí hậu tốt mát mùa hè, ấm mùa đông. Vì thế với cửa hàng cũng nên chọn nhà hướng Nam để điều hòa không khí.
 Trong trường hợp cửa hàng có hướng cửa là Đông Tây thì thường không có được khí hậu tốt nhất. Luồng khí quá dương (Tây) hoặc âm ( Đông) sẽ khiến cho cửa hàng không có được sinh khí tốt nhất.
 3, Cách chọn hướng cửa hàng theo tuổi
Phong thủy Bát Trạch chia thành 2 nhóm: Đông Tứ mệnh và Tây Tứ mệnh.
 * Những người thuộc nhóm Đông Tứ mệnh nên chọn hướng cửa hàng theo các hướng tốt là:
Quẻ Chấn – hướng Đông.
Quẻ Tốn – hướng Đông nam.
Quẻ Ly– hướng Nam.
Quẻ Khảm – hướng Bắc.
(Người thuộc Đông tứ mệnh nên tránh các hướng còn lại thuộc Tây tứ mệnh)
 * Những người thuộc nhóm Tây Tứ mệnh nên chọn hướng cửa hàng theo các hướng tốt là:
Quẻ Càn – Thuộc Tây bắc.
Quẻ Khôn – Thuộc Tây nam.
Quẻ Cấn – Thuộc Đông bắc.
Quẻ Đoài – Thuộc Tây.
 Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không ? Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh
 Nếu bạn chỉ kinh doanh cửa hàng nhỏ, lẻ thì bạn có thể không cần đăng ký kinh doanh.
 Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh lâu dài thì bạn nên đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký kinh doanh là hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty để thực hiện kinh doanh.ư
 Bài toán kinh doanh cửa hàng mới cần lưu ý
 1. Tìm nguồn đầu tư cho mở cửa hàng mới
Điều đầu tiên, để mở cửa hàng mới là nguồn vốn. Để không bỏ xót điều gì, bạn tạo danh sách các chi phí dùng cho cửa hàng mới như: tiền thuê nhà, điện nước, nhân sự, thuế và những chi phí khác. Các khoản chi phí này giống như khi bạn chuẩn bị cho cửa hàng đầu tiên của mình, vậy nên nó sẽ tương đối dễ dàng với bạn.
 Mở cửa hàng mới
 Khi đã có được nhu cầu vốn bạn mới có thể tìm nguồn vốn. Một số cách như sau:
 – Sử dụng nguồn lợi nhuận từ cửa hàng hiện tại. Lợi nhuận từ cửa hàng hiện tại cần cân đối để vừa tận dụng cho cửa hàng mới vừa đủ để thực hiện tái đầu tư. Điều này có thể sẽ khiến bạn phải cần thêm một khoản vốn bổ sung.
 – Sử dụng tài sản cá nhân. Một cách khác để tránh việc vay vốn bên ngoài là dùng tiền tiết kiệm hoặc tài sản cá nhân. Nếu bạn có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng hay có nguồn lợi từ khoản đầu tư cá nhân, hãy xem xét việc trích một khoản tiền vào việc kinh doanh.
 – Nhận một khoản vay. Nếu các sự lựa chọn ở trên không khả thi (hoặc không đủ) để mở rộng cửa hàng, hãy xem xét đến việc dùng một khoản vay. Tùy vào số tiền bạn cần, bạn có thể vay tiền từ gia đình, bạn bè hay ngân hàng.
 – Tìm nhà đầu tư. Xem xét đến việc trình bày kế hoạch kinh doanh và xin nguồn đầu tư từ các Quỹ.
 2. Quản lý nhiều cửa hàng
Khi mở cửa hàng mới, bạn phải chia thời gian của bạn để quản lý thêm cửa hàng có nghĩa là bạn cần có đủ tin tưởng cho những hoạt động đang tồn tại tại cửa hàng hiện tại. Bạn cần có chương trình đào tạo chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ nhân viên làm việc hiệu quả. Xây dựng hệ thống quản lý nhân viên bằng KPI là phương pháp quản lý rất tốt được nhiều nhà quản lý thực thi.
 Ngoài ra, bạn có thể tận dụng phần mềm bán hàng như một công cụ quản lý nhân sự. Nó có thể thay bạn chấm công, xem xét ai là người bán hàng tốt. Thông qua đó bạn sẽ có những chính sách nhân sự phù hợp. Những kế hoạch khen thưởng giúp nhân viên hăng say hơn với công việc.
 3. Quản lý kho và báo cáo đồng bộ
Khi có nhiều cửa hàng sẽ có nhiều hoạt động diễn ra mà bạn không có mặt để kiểm soát. Bạn cần đồng bộ mọi thông tin để có thể quản lý. Sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, laptop để quản lý từ xa. Đó là lý do vì sao phần mềm quản lý bán hàng với công nghệ điện toán đám mây được các nhà bán lẻ đa cửa hàng tin dùng.
 Phần mềm dựa vào công nghệ đám mây cho phép bạn truy cập dữ liệu của nhiều cửa hàng từ một hệ thống. Cho phép bạn dễ dàng nhận được các thông tin bạn cần. Vì vậy, khi bạn muốn xem hiệu suất hoạt động của toàn bộ cửa hàng hoặc xem thông tin chi tiết của từng của hàng, bạn sẽ dễ dàng truy xuất thông tin từ “đám mây”.
 4. Duy trì tính nhất quán của cửa hàng
Bạn cần duy trì tính nhất quán thương hiệu trên tất cả các cửa hàng, từ đó xây dựng thương hiệu cho cửa hàng. Đồng thời phải có yếu tố đặc trưng để kết nối với khách hàng khu vực.
 – Duy trì tính nhất quán thương hiệu. Hãy bắt đầu với tính nhất quán thương hiệu. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều có hiểu biết sâu sắc về công ty. Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Mục đích của bạn là gì? Bạn phục vụ ai?
 – Kết hợp yếu tố địa phương. Khi bạn đã hướng dẫn và phổ biến chính sách thương hiệu của mình, bạn cần suy nghĩ về cách bạn có thể tinh chỉnh cho mỗi cửa hàng để phù hợp với địa phương. Hãy tiến hành một vài nghiên cứu và thu thập dữ liệu nhu cầu cũng như sở thích của người dân địa phương.
 tính nhất quán khi mở cửa hàng mới
 Việc mở cửa hàng mới luôn cần sự cân nhắc cẩn thận vì khối lượng công việc mà người chủ cần quản lý tăng gần như gấp đôi trong khi thời gian vẫn hữu hạn. Để quản lý tốt cần phải có phương pháp quản lý phù hợp.
 Cách kinh doanh cửa hàng quần áo
 Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh quần áo
 1. Phác thảo ý tưởng về cửa hàng
 Bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở shop quần áo là phải phác thảo ý tưởng về cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét vẽ phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn như: tên cửa hàng, phong cách bạn muốn mang lại, mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu, mục đích và định hướng mà cửa hàng theo đuổi là gì?
 Việc xác định được tên cửa hàng và phong cách rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có gì khác với những cửa hàng thời trang khác như thế nào? Tại sao khách hàng lại phải đến cửa hàng của bạn khi họ có rất nhiều lựa chọn khác? Phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các… Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo.
 Khi lập kế hoạch mở shop quần áo, việc đặt tên cho cửa hàng cũng là việc hết sức quan trọng. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa những cái tên na ná khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7a.m… Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp…
 Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn chỉ lập kế hoạch kinh doanh thời trang trong thời gian ngắn, bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là việc bạn không có một phương hướng mở rộng và làm ăn lâu dài.
 2. Lập kế hoạch kinh doanh quần áo cụ thể
 Xác định khách hàng mục tiêu
 Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, việc đầu tiên là phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi một sự thật nghiệt ngã là bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi, và dù khiếu thời trang của bạn đến đâu thì cũng sẽ dễ dàng tạo nên một kho hàng tồn nếu như nó không hợp với thị hiếu khách hàng.
 Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop quần áo,…
 Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
 Người Việt có câu châm ngôn: “Buôn có bạn, bán có phường”, khi có kế hoạch mở shop quần áo, bạn hãy tìm hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất liệu có đảm bảo. Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop.
 Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, trong bản kế hoạch kinh doanh thời trang, điều bạn cần ghi nhớ: nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc. Trong đó cụ thể là xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
 Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.
 Xác định số vốn cần có khi mở shop quần áo?
 Xác định số vốn là bước rất quan trọng khi lập kế hoạch mở shop quần áo. Dù bạn có bao nhiêu vốn đầu tư kinh doanh đi chăng nữa thì nên dành ra 50% số vốn mình có để lấy đợt hàng đầu tiên. Đây là kỹ năng bán quần áo khá quan trọng bạn cần nhớ. Đừng nên mạo hiểm nhập hết hàng với số tiền mình có, rủi ro sẽ cao đấy. Theo kinh nghiệm của các chủ shop thời trang, bạn nên có vốn dự phòng để đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình.
 Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh quần áo online thì vốn tối thiểu sẽ từ 30 đến 60 triệu cho việc nhập hàng và quảng cáo online. Còn nếu bạn mở cửa hàng ở khu tập trung buôn bán quần áo thì bạn nên mở một cửa hàng nhỏ với số vốn từ 60 đến 90 triệu để nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí không gian cửa hàng và quảng cáo online.
 Đầu tư phần mềm quản lý bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc thù của những sản phẩm thời trang là nhiều mẫu mã, màu sắc và size số. Sử dụng phần mềm quản lý sẽ cho bạn biết chính xác số lượng cụ thể của từng mặt hàng, để có thể chọn hàng nhanh tư vấn cho khách. Hơn nữa, một shop thời trang ngày nay mà không lắp đặt thiết bị bán hàng càm giác hơi quê mùa trong mắt người mua sắm. Với khoảng giá 5-10 triệu là bạn đã có đầy đủ các thiết bị bán hàng chuyên nghiệp như các siêu thị lớn rồi.
 Nếu bạn có nhiều vốn thì cũng không nên lấy nhiều hàng hóa, không có sự chọn lọc. Bởi nếu lấy hàng không có gì đặc biệt, không đẹp thì hàng sẽ khó bán. Khi nhập hàng, bạn nên lựa chọn hàng hóa đẹp mắt, hợp với xu hướng cũng như cần chú ý đến các ngày lễ và mùa vụ để có kế hoạch lấy hàng hợp lý. Kinh doanh cửa hàng quần áo thì chi phí đầu tư vốn ban đầu cho giá kệ thời trang khá là tốn kém. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên sử dụng móc treo thời trang trên tường và kệ treo quần áo dưới mặt sàn hoặc tìm mua giá kệ cũ ở những cửa hàng thời trang khác nhé!
 Xác định được nơi nhập hàng giá rẻ, chất lượng tốt
 Kinh doanh shop quần áo thì điều dĩ nhiên là phải có quần áo phải không nào. Điều quan trọng là bạn phải xác định xem mình sẽ nhập hàng ở đâu về bán, nguồn hàng ở đâu là uy tín, chất lượng nhưng giá cả phải hợp lý để bạn có thể thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Vì vậy, trong bản kế hoạch kinh doanh shop thời trang mà bạn lập ra, cần xác định rõ nhà cung cấp hay nơi bạn sẽ lấy hàng.
 Nếu bạn có tay nghề, kỹ năng, gu thẩm mỹ thời trang hoặc đã từng tham gia một lớp học thiết kế thời trang nào đó thì bạn nên tận dụng những ưu thế đó để tự thiết kế và may những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng thời trang của mình. Việc bạn có thể tự mình cung cấp sản phẩm cho cửa hàng không chỉ đảm bảo nguồn hàng ổn định mà còn giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn vì trong những năm gần đây, khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm tự thiết kế nhiều hơn là việc mua sắm những sản phẩm sản xuất đại trà trên thị trường.
 Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà máy hoặc xưởng sản xuất quần áo ở Việt Nam để lựa chọn hàng. Công việc này mất khá nhiều thời gian của bạn nhưng là công việc cần thiết để bạn có thể lựa chọn những mẫu mã thiết kế mới nhất, tránh lấy phải những mẫu hàng tồn kho. Bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý nhưng bạn cần phải thanh lọc sản phẩm trước khi bày bán ở cửa hàng của mình vì một số đại lý cũng nhập hàng từ Trung Quốc hoặc từ các nhà máy với số lượng cực lớn.
 Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư tầm 1 hoặc 2 lần/tháng để qua trực tiếp Quảng Châu hoặc Quảng Đông lấy hàng. Đến tận nơi lấy hàng sẽ tốn thời gian và mất nhiều chi phí nhưng đảm bảo đa dạng hàng hóa, nhiều hàng hóa độc lạ, không bị đụng hàng. Với kiểu dáng mẫu mã đa dạng, nhiều mẫu mới, bạn không chỉ bán lẻ được mà còn có thể chào bán lại cho những cửa hàng nhỏ hoặc những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo một cách dễ dàng.
 Ngoài ra trong bài viết Mách bạn nguồn hàng quần áo giá rẻ dưới 50k từ Bắc vào Nam chúng tôi cũng đã từng chia sẻ chợ đầu mối chuyên bán sỉ đồ thời trang với cực thấp, có thể giải quyết được thắc mắc của bạn kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu.
 3. Chọn địa điểm mở cửa hàng
 Lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng là công việc hết sức quan trọng trong kế hoạch kinh doanh quần áo, bởi vì vị trí đắc địa quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang. Điều đó giải thích tại sao nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng đầu tư lượng chi phí lớn cho những địa điểm được cho là lý tưởng với mong muốn thành công trong kinh doanh thời trang. Vậy nên, khi lập kế hoạch kinh doanh shop quần áo, bạn nên lựa chọn địa điểm mở cửa hàng làm sao cho phù hợp với mục đích của mình.
 Nên lựa chọn vị trí cửa hàng ở các khu buôn bán trung tâm
 Những khu trung tâm buôn bán thường tập trung nhiều cửa hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa bày bán, lưu lượng khách qua lại lớn. Nếu mở cửa hàng ở vị trí mặt tiền của đường lớn, tập trung đông dân cư thì hiệu quả kinh doanh rất cao. Tuy nhiên, để có được những vị trí đó, bạn cần phải bỏ ra một số tiền khá lớn, tùy thuộc vào số lượng vốn của mình mà bạn có thể lựa chọn được vị trí phù hợp.
 Mở cửa hàng quần áo gần các khu tập trung đông dân cư
 Người Việt hay có thói quen mua sắm ở những khu vực buôn bán tập trung dành riêng cho từng mặt hàng. Nếu bạn không có đủ chi phí để thuê mặt bằng tại những khu vực này thì có thể lựa chọn mở cửa hàng quần áo ở những khu vực có trình độ dân trí cao, dân cư đông đúc. Buôn bán ở những khu vực này, bạn nên tập trung vào việc thiết kế những mẫu quần áo thời trang đẹp mắt, độc, lạ, trưng bày sản phẩm đẹp mắt để thu hút sự chú ý của người xem.
 Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu thêm về sở thích, thói quen mua sắm, mức sống cũng như cơ cấu dân số, số lượng dân ở khu vực đó để đánh giá và lựa chọn được địa điểm tốt nhất giúp cho công việc kinh doanh của mình thuận lợi và phát đạt hơn.
 Lựa chọn vị trí đặt cửa hàng có cơ sở hạ tầng hợp lý
 Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh rất lớn. Các cửa hàng thời trang cần chọn lựa những nơi có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và thuận lợi nhằm trưng bày hàng hóa một cách bắt mắt và thu hút. Giao thông và lối qua lại của khách hàng cũng là điều cần lưu ý, đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi, an toàn và là điểm đến lý tưởng cho mỗi lần tham quan, mua sắm.
 4. Thiết kế cửa hàng
 Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng là khâu vô cùng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh shop quần áo của bạn. Bởi vì khi khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng của bạn, họ sẽ không chỉ đến vì quần áo đẹp mà chắc chắn còn bị thu hút vì cửa hàng đẹp. Một cửa hàng được trang trí long lanh với những ánh đèn hay những dòng chữ “bắt trend” chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn một cửa hàng bình thường phải không nào?
 Trang trí shop quần áo như thế nào để thu hút khách hàng?
 Mặt bằng: Bạn sẽ lựa chọn một cửa hàng rộng khoảng bao nhiêu mét vuông? Hay đơn giản chỉ là shop bán hàng online? Tùy vào mô hình kinh doanh shop thời trang mà bạn sẽ có chi phí đầu tư ban đầu phù hợp. Đây là khoản chi phí mở shop quần áo cố định lớn nhất mà bạn phải đầu tư, vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ
 Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang, móc treo, ánh sáng (yêu cầu phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, càng long lanh càng tốt. Tiếp theo là bàn thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng (bạn nên có để có thể quản lý hàng hóa, xuất nhập, lãi lỗ mà không phải mất công bỏ ra 1 vài tiếng cuối ngày để kiểm kê hàng hóa, tiền long, hàng tồn… ). Đôi khi nhờ có thiết bị này mà bạn có thể yên tâm đi kinh doanh hay làm các việc khác. Shopping chẳng hạn, vì đơn giản bên cạnh bạn có điện thoại hay ipad. Có thể truy cập hệ thống bán hàng từ xa, hệ thống camera an ninh từ xa.
 Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về thời trang treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động
 Sắm thiết bị và thuê nhân viên
 Nếu mở cửa hàng quy mô lớn bạn cần phải thuê từ 1 đến 2 nhân viên kiêm cả việc kiểm kho lẫn đón và giới thiệu quần áo cho khách, còn bạn có thể đứng quầy thanh toán để tiết kiệm chi phí. Khi thuê nhân viên cần ưu tiên ngoại hình, có khiếu thẩm mỹ và biết ăn nói. Còn về trang thiết bị, ngoài những hệ thống cơ bản như đèn điện, máy lạnh, chống mối mọt thì bạn nên mua thêm hệ thống POS bao gồm quản lý cửa hàng thời trang, máy in hóa đơn, máy in và quét mã vạch. Hệ thống POS sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc quản lý. Ngoài ra, bạn nên lắp đặt các thiết bị an ninh như camera và cổng từ. Camera quan sát mục đích thực ra “phòng là chính” vì khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh của mình tốt. Còn riêng với cổng từ an ninh trang bị thiết bị này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc mất hàng, bởi vì trên mỗi sản phẩm của cửa hàng đều có gắn chip từ báo động.
 Sẵn sàng hàng hóa trên kệ bán
 Sau khi bạn nhập hàng về, bạn cần phân loại hàng hóa và nhập hàng vào hệ thống bán hàng, dán mã vạch cho các sản phẩm để đảm bảo thanh toán tự động cho khách hàng.
 Cách kinh doanh cửa hàng tiện lợi
 5 Nguyên tắc chọn địa điểm mở cửa hàng tiện lợi
Ngoài yếu tố vốn, nguồn hàng, … thì chọn vị trí mở cửa hàng luôn là vấn đề then chốt khi bắt đầu kinh doanh. Nhất là khi bạn kinh doanh cửa hàng tiện lợi, nếu không tìm được vị trí đắc địa thì nguy cơ ý tưởng của bạn bị phá sản rất cao. Hãy cùng KiotViet tìm hiểu xem cần lưu ý những gì khi chọn địa điểm mở cửa hàng tiện lợi để hạn chế tối đa rủi ro cho bạn.
 1.Tránh xa chợ truyền thống và siêu thị
Thói quen mua sắm của người dân Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào chợ truyền thống. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận dân cư sống ở các khu chung cư đông đúc, vốn ở xa các siêu thị lớn và không muốn đi chợ truyền thống. Đây chính là thị trường ngách để bạn tận dụng mở cửa hàng tiện lợi.
 Mô hình cửa hàng tiện lợi có thể khắc phục được những điểm yếu của chợ truyền thống và siêu thị. Bởi hàng hoá không chỉ chất lượng tốt, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, trưng bày thu hút, dễ tìm mà còn phục vụ liên tục 24/24h.
 2. Tập trung vào khu có nhiều người trẻ sinh sống
Cuộc sống của những người trẻ ngày nay khá bận rộn. Thế nên, họ thường không có thời gian dậy sớm đi chợ truyền thống hay la cà lâu trong các siêu thị lớn. Họ chỉ cần mua một vài mặt hàng thiết yếu một cách nhanh chóng nên cửa hàng tiện lợi sẽ là lựa chọn hàng đầu.
 Vì vậy, khi mở cửa hàng tiện lợi bạn nên tìm vị trí nằm xen kẽ ở các khu dân cư trẻ hoặc các khu nhiều dân văn phòng, trường học……
 3. Diện tích cửa hàng không cần quá lớn
Địa điểm mở cửa hàng tiện lợi của bạn không cần diện tích phải quá lớn. Bởi bản thân các cửa hàng tiện lợi giống như mô hình siêu thị thu nhỏ.
 Hơn nữa, khi lựa chọn cửa hàng tiện lợi, khách hàng chỉ mua một số mặt hàng cơ bản và muốn mua thật nhanh để không mất thời gian. Hãy giúp khách hàng của bạn tiết kiệm thời gian đi lòng vòng để tìm sản phẩm mà họ cần bằng cách bài trí thật bắt mắt, dễ tìm. Thông thường diện tích mở cửa hàng tiện lợi chỉ cần khoảng 4x15m là có thể đáp ứng được nhu cầu trưng bày hàng hoá.
 4. Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh
Khảo sát thị trường, nắm bắt tình hình kinh tế khu vực bạn mở cửa hàng để biết được việc kinh doanh tại đây có khả thi không. Bạn nên tìm hiểu thêm vài khu vực khác có mức sống dân cư tốt để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp nhất.
 Trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý tới những đối thủ cạnh tranh. Nếu ở khu vực bạn muốn mở đã có nhiều cửa hàng tạp hóa hay các cửa hàng tiện lợi, hãy xem xét lại việc có nên mở ở đó không. Ngoài ra, hãy tham khảo giá cả hàng hóa mà đối thủ của bạn đang bán, để xây dựng mức giá tối ưu với của cửa hàng của bạn.
 5. Khả năng tiếp cận và khu vực để xe
Khách hàng mua đồ tại cửa hàng tiện lợi thường muốn càng nhanh càng tốt, đỡ mất thời gian vào siêu thị hay đi chợ truyền thống. Mặt bằng kinh doanh cần ở khu vực tiện lợi dễ quan sát, dễ dừng xe và dắt xe lên xuống. Ngoài cư dân vùng lân cận, có không ít là khách tiện đường ghé qua nên mặt tiền không tiện lợi khiến người mua hàng ngại vào hoặc không yên tâm khi mua hàng.
 Với diện tích vừa đủ, cung cấp đa dạng mặt hàng thì cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đang ngày càng nhận được sự ưu ái của khách hàng. Đúng như tên gọi, người tiêu dùng có một nơi rất tiện lợi để mua sắm các hàng hóa cấp thiết, tiết kiệm chi phí đi lại, không mất nhiều thời gian để chọn lựa các mặt hàng và chờ đợi để thanh toán, vì các cửa hàng này đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giành cho siêu thị mini với nhiều tiện ích.C
 Cách kinh doanh cửa hàng mẹ và bé
 1. Khảo sát thị trường thật kĩ
Bắt đầu kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy thôi, bước khảo sát luôn cần thiết, là nền tảng định hướng mọi hoạt động sau này của bạn. Đối với mặt hàng mẹ và bé, có rất nhiều chủng loại, nhãn hiệu khác nhau, mà yêu cầu của các ông bố bà mẹ cũng muôn hình vạn trạng, nếu bạn cứ làm theo ý kiến chủ quan của mình thì chưa chắc sẽ đến được thành công mong muốn.
 Khảo sát thị trường là việc bạn tìm hiểu xem hiện nay thị trường đồ mẹ và bé đang sôi động như thế nào, có bao nhiêu cửa hàng trong một khu vực, họ hoạt động ra sao, đã thành công thế nào hay lý do gì mà thất bại.
 Tìm hiểu thị trường cũng có nghĩa bạn phải nhận biết được nhu cầu của khách hàng, mặc dù sản phẩm của bạn phục vụ chủ yếu cho các bé nhưng người quyết định mua hay không lại là bố mẹ của bé. Thế nên bạn đồng thời phải xem xét cả hai khía cạnh, một là sản phẩm có hay không phù hợp với bé vốn rất nhạy cảm, hai là có đáp ứng được sở thích của bố mẹ bé hay không. Hàng thì có nhiều loại, Việt Nam xuất khẩu, Cambodia, Trung Quốc hay Thái Lan,…
 Bên cạnh đó là phân loại khách hàng dựa trên khả năng chi tiêu của họ, tùy từng đối tượng mà họ lại dùng các dòng sản phẩm khác nhau. Từ đó bạn mới có thể xác định được mình sẽ bán loại hàng nào và bán như thế nào.
 Khảo sát thị trường là việc rất quan trọng, cũng vì thế mà chúng tôi để nó lên hàng đầu khi muốn chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé cho các bạn. Đừng qua loa, hãy bỏ thật nhiều công sức cho khâu này để mọi thứ được hoàn hảo ngay từ lúc đầu.
 2. Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé khi chọn địa điểm
Cũng giống như các loại hình bán lẻ khác, yêu cầu đối với địa điểm đặt cửa hàng mẹ và bé vẫn là tại nơi đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Đặc biệt, bạn nên chọn nơi cách xa siêu thị một chút, gần với các hộ gia đình, như thế mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh về giá và khoảng cách.
 Tiếp đến là việc bày trí trong cửa hàng. Bạn nên gây ấn tượng với khách ngay ở bên ngoài dựa vào biển hiệu. Biển hiệu nên được trang trí bằng các màu sắc bắt mắt, phông chữ dễ nhìn cùng khẩu hiệu đơn giản, xúc tích. Còn không gian bên trong, đừng bài trí rối mắt, sử dụng gam màu trắng dịu là tốt nhất, nếu có thể hãy tạo cảm giác như đang bước vào một nơi chỉ dành riêng cho các bé.
 3. Tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất
Các ông bố bà mẹ thường có tâm lý muốn mua tất cả mọi thứ cho bé ở một nơi, như vậy cửa hàng của bạn nên đảm bảo có đầy đủ các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó. Các mặt hàng từ nhỏ nhặt như bông chấm rôm đến cồng kềnh như xe nôi, xe đẩy,…đều nên có, và có của một số thương hiệu khác nhau để các bố các mẹ được lựa chọn thoải mái.
 Mặt hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phong phú. Với cửa hàng mới mở, số vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, trước mắt bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu nhất cần cho mẹ và bé. VD: chiếu hơi, chăn quấn em bé, miếng gặm lúc mọc răng, bình ủ sữa, bỉm, đầu vú cao su, dầu tắm gội…
 Xác định được hàng hóa điều cần làm tiếp theo là lựa chọn nhà cung ứng. Lúc này bạn phải dựa vào bản khảo sát thị trường đã làm lúc đầu, tại đây bạn sẽ tìm được nơi nào bán sỉ với giá rẻ nhất để nhập về. Việc chọn nhà cung ứng rất quan trọng, nó quyết định đến hơn 50% khả năng thành công của bạn, chọn đúng người cung cấp với giá rẻ, làm việc lâu dài, ổn định không hề dễ. Hãy tham khảo từ thật nhiều nguồn trước khi có quyết định cuối cùng.
 Mô hình kinh doanh cửa hàng đồng giá
 Lợi thế khi mở cửa hàng đồng giá
Giá cả là vấn đề đầu tiên khách hàng quan tâm khi mua sắm. Với mô hình cửa hàng đồng giá, người mua có thể thoải mái lựa chọn mà không quá bận tâm về giá. Vì giá bán ở cửa hàng thường rất rẻ, đồng giá 10k – 20k – 40k là mức giá phổ biến nhất. Hầu hết khách hàng đều hài lòng và sẵn sàng chi tiêu với mức giá này.
 Lợi thế thứ hai khi mở cửa hàng đồng giá là hàng hóa phong phú đa dạng. Cửa hàng tập trung nhiều chủng loại sản phẩm, mẫu mã thường xuyên cập nhật theo xu hướng thị trường. Điều này mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn theo từng nhu cầu khác nhau. Thêm vào đó, việc nhập hàng số lớn sẽ được ưu đãi giá cả tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để thiết lập chính sách khuyến mãi thu hút khách hàng trong tương lai.
Mặc dù bán hàng đồng giá lãi mỗi sản phẩm không lớn, nhưng đổi lại khách hàng mua số lượng nhiều nhờ đó doanh số chung của cửa hàng sẽ rất cao. Việc khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng trong thời gian dài đem lại hiệu quả tốt cho công việc kinh doanh về lâu về dài.
 Các mặt hàng được bày bán ở cửa hàng đồng giá rất đa dạng và phong phú từ nhóm phụ kiện làm đẹp, vật dụng trang trí, đồ làm bếp, làm vườn, văn phòng phẩm,… Về cách thức nhập hàng, bạn có thể nguồn hàng từ các chợ đầu mối trong nước hoặc nguồn hàng từ nước ngoài như Nhật, Hàn, Thái.
 Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.
 Mở cửa hàng đồng giá – chịu lỗ 1 để thu lãi 9?
Mô hình kinh doanh hàng đồng giá chưa thực sự được khai thác tiềm năng ở Việt Nam. Hiện tại, ngoài 2 chuỗi cửa hàng có quy mô chuyên nghiệp là Daiso và Komonoya, còn lại hầu hết là các cửa tiệm nhỏ lẻ kinh doanh ở chợ. Nếu có thể tìm ra được chiến lược kinh doanh phù hợp chắc chắn mô hình này sẽ mang lại doanh thu tốt cho bạn. Đặc biệt trong thời kỳ giá cả cạnh tranh này, mức giá hấp dẫn từ các cửa hàng đồng giá luôn thu hút được nhiều khách hàng.
 Cửa hàng đồng giá là lựa chọn của người có thu nhập thấp hoặc đang khó khăn về kinh tế. Lợi nhuận từ mỗi sản phẩm bán ra khá thấp. Vì vậy, người kinh doanh thường hướng tới việc đa dạng mặt hàng để gia tăng số lượng tiêu thụ. Điểm lợi lớn nhất khi mở cửa hàng đồng giá là vận hành đơn giản. Chi phí đầu tư cho phần mềm quản lý cửa hàng, hậu cần, nhân sự không cần nhiều. Khách hàng tìm đến cửa hàng đồng giá để tiêu “tiền lẻ” vào những thứ lặt vặt hữu dụng trong cuộc sống. Muốn cửa hàng “đắt khách” bạn phải tạo được lợi thế về giá. Chủ cửa hàng phải tìm được nơi cung cấp, nhà sản xuất có chiết khấu tốt mới có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường.
 Kinh nghiệm mở cửa hàng đồng giá
Giới chuyên gia cho rằng mở cửa hàng đồng giá là lựa chọn nhạy bén và có thể coi là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Người tiêu luôn dễ dàng bị thu hút bởi mức giá khá thấp của các cửa hàng đồng giá. Vấn đề là bạn phải vạch ra kế hoạch kinh doanh phù hợp để tận dụng thế mạnh của mô hình kinh doanh.
 Thông thường, trong các cửa hàng đồng giá có khoảng 10% lượng hàng có giá bằng hoặc lớn hơn giá bán ra, còn lại 90% là những mặt hàng có giá chỉ bằng khoảng 1/2 mức giá bán. Người kinh doanh chấp nhận lỗ một khoản nhất định trên 10% lượng hàng hóa kia nhưng bù lại sẽ thu lợi nhuận từ 90% lượng hàng hóa còn lại. Đương nhiên, việc điều chỉnh giá còn phải xem xét thị trường thực tế để tính toán tỷ lệ hàng hóa cho hợp lý.
 tag: tổng bí bánh ngọt hoa bây giờ giặt ủi án quà niệm sạch rau healthy food giấy game chứng nhựa tác inox (p2) uống tươi luật nhượng quyền nghị miễn gas xăng rượu ngâm củ sắt thép gốm sứ hà lốp ô tô xách vĩnh yến sào y thuốc thú miễn zalo giấy gas tùng ô tô 200 24h 2018 bánh ngọt hoa tươi hà tân mùi gạo thao xăng sạch phê nhựa download nhớt nhượng quyền bách tổng pizza hải cây cảnh cafe cháo dinh dưỡng cắt tóc chay cưng giày dép giặt sấy ủi gà rán game giả handmade hamburger hạt kim kem karaoke kẹo niệm lẩu quà nail nhạc ép trái nông photocopy phở tặng rau rửa sắt thép bột uống vải đạp túi xèo