Bí quyết kinh doanh nhỏ thành công
 Bài học kinh doanh nhỏ
 Dưới đây là một số bài học khi bắt đầu kinh doanh nhỏ mà bạn nên tham khảo
 1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
 Nguyên tắc đầu tiên để bắt đầu học cách kinh doanh nhỏ là xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế. Việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.
 Mọi ý tưởng, kế hoạch sau đó đều dựa trên cơ sở của mục tiêu bạn đã xác định cho doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của doanh nghiệp bạn càng cao.
 2. ĐẦU TƯ KIẾN THỨC KINH DOANH
 Hành trình giàu có là một sự lựa chọn. Vì vậy, hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học cách kinh doanh nhỏ trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.
 Bạn có biết những người thành công họ làm gì khi khởi nghiệp không? Nếu phải làm việc họ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản về kiến thức kinh doanh như: kế toán đầu tư, tiếp thị, những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, những kỹ năng quản lý tài chính để thành công cũng được chú trọng: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.
 Đầu tư cho kiến thức kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng nền tảng cho một doanh nghiệp startup. Đặc biệt là kiến thức về tài chính, quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp có yếu tố quyết định thành công hàng đầu.
 3. MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN HẢO
 Bước tiếp theo để đảm bảo cho bạn khởi nghiệp kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ thành công là hãy lên một bản kế hoạch chi tiết và hoàn hảo để hiện thực hóa mục tiêu, mục đích kinh doanh của mình.
 Nếu bạn có ý định bắt đầu kinh doanh thì hãy lường trước tất cả những gì mà doanh nghiệp mình cần có. Số vốn bạn cần để bắt đầu là bao nhiêu? bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ những nguồn nào? Bạn nên chọn địa điểm công ty ở đâu thì hợp lý với số vốn mình có? Nhân lực bạn cần để phục vụ công việc kinh doanh cần bao nhiêu người…. Còn vô vàn yếu tố bạn cần rõ ràng và cụ thể trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.
 4. XÂY DỰNG CÁC NGUỒN LỰC CẦN THIẾT
 Để khởi động doanh nghiệp mới của mình tiến vào thị trường khổng lồ ngoài kia thì khâu chuẩn bị của bạn phải thật hoàn hảo. Dù bạn có kiến thức, học cách kinh doanh nhỏ đã lâu, hiểu biết về thị trường nhưng nếu không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được.
 Các nguồn lực cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Hãy chú trọng xây dựng và các nguồn lực này thật chu đáo, sau đó chỉ là việc đưa doanh nghiệp của bạn tiến lên.
 5. LỰA CHỌN HÌNH THỨC KINH DOANH PHÙ HỢP
 Một bước nữa học cách kinh doanh nhỏ, quyết định thành công khi khởi nghiệp kinh doanh là lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Thị trường hiện tại với đa dạng các hình thức kinh doanh tạo cơ hội cho bạn thoải mái lựa chọn phương thức kinh doanh. Tuy nhiên, để lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như số vốn cơ bản của công ty không phải là điều dễ dàng.
 Vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, số vốn và xu hướng của thị trường hiện tại trước khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh.
 6. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
 Phát triển thương hiệu sản phẩm của bạn là việc cần làm ngay lập tức sau khi đã có kế hoạch kinh doanh. Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn không thể thiếu được chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
 Một chiến dịch marketing thương hiệu sẽ giúp hình ảnh của công ty và sản phẩm của bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
 Trên đây chỉ là một vài gợi ý giúp bạn trong quá trình học cách kinh doanh nhỏ thành công. Con đường khởi nghiệp, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh là cả một chặng đường dài và nhiều thử thách. Để thành công doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt về các nguồn lực, tính toán trước các trường hợp rủi ro theo biến động của thị trường và có chiến lược phát triển dài hạn…
 Ngoài ra, bước đầu kinh doanh nhỏ bạn cũng cần tránh những lỗi nghiêm trọng thường gặp do tâm lý chủ quan dưới đây.
 1. SAI LẦM ĐẦU TIÊN: LUÔN NGHĨ RẰNG CẦN RẤT NHIỀU VỐN MỚI KINH DOANH ĐƯỢC.
 Suy nghĩ này sẽ khiến bạn không bao giờ chính thức làm một cái gì hết, “không có tiền làm sao tôi kinh doanh được”, suy nghĩ này không sai, nhưng cũng không phải là rào cản nhất định khiến bạn phải dừng ý định kinh doanh nhỏ của mình. Vì vậy nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhưng chưa dám bắt tay vào việc kinh doanh thì hãy học cách kinh doanh nhỏ ngay từ bây giờ bạn nhé!
 Bản chất của kinh doanh nhỏ có thể chia làm hai loại: loại nhạy cảm với vốn (nghĩa là cần nhiều vốn ngay từ ban đầu, vốn trực tiếp), loại ít nhạy cảm với vốn (ít phải bỏ tiền trực tiếp). Có nghĩa là có những loại hình kinh doanh bạn không cần quá nhiều vốn mà chủ yếu cần ý tưởng và thời gian (môi giới, đại lý, quảng bá sản phẩm…) hoặc chỉ cần một số vốn rất ít.
 Cái bạn cần để học cách kinh doanh nhỏ là một ý tưởng tốt và một bản kế hoạch cụ thể rõ ràng có tính dự báo. Không có hai yếu tố trên, thì dù có nhiều vốn bạn cũng sẽ phá sản rất nhanh. Thị trường không quan tâm bạn bỏ ra bao nhiêu tiền, chỉ cần biết bạn cung cấp đúng mặt hàng hay không mà thôi.
 2. CHẦN CHỪ VÀ KHÔNG KIÊN TRÌ.
 Bắt đầu kinh doanh muộn sẽ khiến bạn mất rất nhiều thứ. Đã bao nhiêu lần bạn nảy ra một ý tưởng kinh doanh nhưng không dám làm vì lo sợ, để rồi sau đó thấy những cơ sở kinh doanh như thế bỗng phất lên? Cảm giác rất nuồi tiếc đúng không. Hơn nữa, bắt đầu kinh doanh càng sớm bạn càng có thị phần và thời gian xây dựng thương hiệu lâu bền hơn. Học cách kinh doanh nhỏ không có nghĩa là bạn được phép làm nó muộn, bởi nhu cầu thị trường không chờ đợi ai cả.
 Và bạn cần kiên trì, nghĩa là quyết tâm của bạn cũng cần đủ lớn. Học cách kinh doanh nhỏ cũng giống như học cách kinh doanh lớn, hay làm bất kỳ việc gì. Không kiên trì, bạn sẽ gục ngã trước rủi ro và khó khăn. Trong kinh doanh, những thứ như vậy không bao giờ thiếu.
 3. XÁC ĐỊNH NHẦM PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG HOẶC KHÔNG TẬP TRUNG VÀO KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG.
 Muốn hạn chế điều này bạn buộc phải tăng cường điều tra và thu thập thông tin ngoài thực tế dựa trên nhu cầu thị trường. Xác định không chính xác đối tượng mình cần nhắm tới, sẽ khiến mọi kế hoạch kinh doanh, pr, tiếp thị của bạn đi sai đường và không thu được kết quả nào. Học cách kinh doanh nhỏ cũng cần phải có tầm nhìn về thị trường và nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
 Hãy tập trung vào những khách hàng sẽ quay lại hay hỏi bạn “đã có hàng mới chưa?”, hãy tỏ ra trung thành và ưu tiên nhóm khách này hơn.
 4. KHÔNG TẬP TRUNG
 Bạn ôm đồm quá nhiều thứ, quá nhiều ý tưởng để làm. Bạn nghĩ là bạn có thể làm được, điều này hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế, với sức khở và 24 giờ như bao người, thật sự số lượng công việc bạn làm được là có giới hạn. Bạn có thể ép bản thân mình trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài chắc chắn không phải điều khả thi. Hơn nữa, mặc dù là học cách kinh doanh nhỏ, nhưng sự ôm đồm quá nhiều của bạn cũng khiến bạn không còn sự “chuyên nghiệp” trong mắt khách hàng.
 5. QUÁ TẬP TRUNG
 Tức là bạn kinh doanh quá ít mảng. Điều này thực chất cũng không hề tốt. Ví dụ khi bạn chỉ chuyên tâm kinh doanh trên một phân khúc khách hàng, sẽ không thể phòng ngừa rủi ro cho bạn khi xảy ra biến động ở nhóm khách hàng này. Hoặc chỉ kinh doanh độc nhất một mặt hàng mà không có các sản phẩm bổ trợ hoặc sự so sánh, cũng tăng tính rủi ro trong kinh doanh lên khá cao. Chuyên nghiệp hóa không có nghĩa là chỉ kinh doanh duy nhất một món hàng, mà kinh doanh trong một mảng.
 6. KHÔNG TẬP TRUNG VÀO DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
 Bạn biết đấy, dù là học cách kinh doanh nhỏ, nhưng không có nghĩa là bạn không coi khách hàng ra gì. Có thể mỗi món hàng bạn bán mang lại lợi nhuận cho bạn không cao, hay một lần bán sẽ không được nhiều. Nhưng mỗi người khách đều là một thị trường và là chính tương lai sau này của khởi nghiệp của bạn.
 7. BẠN NGẠI LÀM NHỮNG VIỆC NHỎ
 Bạn chỉ muốn ngay lập tức thực hiện những “ý tưởng lớn lao” hoành tráng mà ngại làm những việc nhỏ. Thật ra khi khởi sự, chúng ta đều rất hạn chế về kinh nghiệm, nguồn vốn, nhân lực, học cách kinh doanh nhỏ…nên việc bắt đầu với những dự án kinh doanh lớn là rất khó và xác suất thất bại tương đối cao.
 Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng kinh doanh nhỏ sau, nếu thấy phù hợp bạn cũng có thể bắt đầu luôn:
- NUÔI TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH
- DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
- LIÊN KẾT HỢP TÁC MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG
- HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ LÀM TỪ HOA TƯƠI
- KINH DOANH ĐỒ CHƠI MỚI LẠ
- DỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ
- ĐẠI LÝ MỸ PHẨM
- KINH DOANH SẢN PHẨM THIẾT BỊ Y DƯỢC DÀNH CHO NGƯỜI GIÀ
- TÚI NHỰA TIỆN ÍCH
- THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở NÔNG THÔN
- CỬA HÀNG ĐỒ LƯU NIỆM MANG CÁ TÍNH RIÊNG
- LÀM GỐM, ĐẤT NẶN
- SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
- CỬA HÀNG SỬA CHỮA XE MÁY
- THU MUA MÁY TÍNH
- CỬA HÀNG BÁN BÚP BÊ ĐỒ CHƠI MÔ PHỎNG NGƯỜI THẬT
- DÁN XE KỸ THUẬT SỐ
- PHÒNG TẬP YOGA
 Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ
 1. Mục tiêu kinh doanh
 Thực chất, kết quả cuối cùng của việc kinh doanh là tạo ra hiệu quả nhưng đối với bạn hiệu quả đó là gì? Hãy vạch ra mục tiêu thật rõ ràng và những kết quả kinh doanh cần đạt được để trả lời cho câu hỏi: Bạn sẽ đạt được gì về mặt thời gian, kinh nghiệm và tiền bạc? Làm thế nào để bạn có thể đo lường được mức độ thành công ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, nhân công,…và bạn sẽ mất 1 năm, 2 năm hay 5 năm để có thể đo lường được mức độ thành công.
 2. Phân tích thị trường
 Chắc chắn đây là một bước vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để có thể thành công đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc đánh giá các thương hiệu cùng ngành, lĩnh vực là yếu tố cần thiết để bạn có thể đo lường được thị trường tương lai cũng như dự đoán về ý tưởng kinh doanh của mình. Xác định rõ sự thành công của các thương hiệu này, khách hàng mục tiêu là những đối tượng nào và nhu cầu của thị trường đối với lĩnh vực này sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.
 3. Xác định điểm mạnh, hạn chế và rủi ro
 Đây được xem là một trong những yếu tố hàng đầu mà bạn cần phải nắm vững khi quyết định đưa ý tưởng kinh doanh của mình ra thị trường. Hơn ai hết, bạn sẽ là người hiểu rõ các thế mạnh cũng như hạn chế của mình khi thực hiện quá trình kinh doanh. Đồng thời, xác định được những rủi ro mà bạn có thể gặp phải qua việc phân tích và đánh giá thị trường.
 Ví dụ: Bạn rất am hiểu trong lĩnh vực thời trang, bạn có nguồn hàng độc đáo từ nước ngoài và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực hàng order nhưng bạn chưa có kinh nghiệm về truyền thông marketing cũng như kinh nghiệm về quản lý, đó có thể là điểm yếu mà bạn cần khắc phục để có thể theo dõi và điều chỉnh kịp thời các chiến lược kinh doanh của mình.
 4. Kế hoạch Marketing
 Với thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc bạn tạo ra sự khác biệt và thành công đưa nó đến với khách hàng không phải là điều dễ dàng. Đó là lý do mà một kế hoạch Marketing chất lượng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh và phát triển. Rõ ràng, sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng đi vào dĩ vãng nếu chẳng ai biết đến nó dù đó có là một ý tưởng tuyệt vời đến thế nào đi nữa phải không?
 Vậy nên, điều quan trọng nhất bạn cần làm từ những bước đầu tiên đó là trả lời cho câu hỏi làm thế nào để mọi người biết đến bạn, làm thế nào để mọi người ghi nhớ bạn và làm thế nào để khiến họ trở thành khách hàng của mình. Để làm được điều đó bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc cơ bản khi xây dựng một kế hoạch Marketing đó là phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu và xác định vị thế của bạn trong tương lai mà bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại Marketing cho doanh nghiệp nhỏ.
 5. Kế hoạch tài chính
 Không phải bỗng nhiên mà các chuyên gia cho rằng kế hoạch tài chính sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Rõ ràng việc xác định rõ nguồn tài chính của mình là yếu tố không bao giờ có thể bỏ qua về nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu hay cách mà các nguồn tài chính đó được sử dụng trong quá trình kinh doanh.
 Kế hoạch tài chính rõ ràng là yếu tố mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh
 Bạn cần phải dự đoán được dòng tiền sẽ như thế nào trong các năm đầu, khi nào sẽ có thể cân bằng thu chi, khi nào có thể hoàn vốn hay sự luân chuyển của nguồn vốn sẽ như thế nào dựa trên số liệu nghiên cứu từ thị trường. Nói một cách dễ hiểu, bạn cần phải đảm bảo rằng mình có khả năng chi trả cho các khoản chi phí như nhập hàng, mặt bằng, nhà cung cấp khi đang đợi các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Nếu không cân nhắc kỹ yếu tố này nó có thể khiến bạn nhanh chóng “ngã qụy” khi mới bắt đầu vào guồng quay của thị trường. Đó là lý do mà những người có kinh nghiệm đều khuyên bạn nên trang bị cho mình một nền tảng kiến thức về dòng tiền và quản lý tài chính thật vững chắc với Bí quyết huy động vốn thông minh từ con số 0 để có thể dễ dàng kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh của mình.
 6. Kế hoạch vận hành và quản lý con người
 Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng cần có một kế hoạch vận hành rõ ràng để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Nêu rõ chức năng của các bộ phận và cấp bậc, lên cơ chế kiểm soát cách vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt bạn cần có kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên của mình. Ví dụ như việc bạn điều hành một quán cafe, bạn cần có một hệ thống vận hành rõ ràng gồm quản lý, trưởng ca và nhân viên đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Đồng thời bạn cũng cần phải có một quá trình training trước khi nhân viên của bạn bắt đầu đảm nhận vị trí của mình để họ có thể hiểu về sản phẩm cũng như những công việc mà mình sẽ phải làm ở vị trí này.
 7. Kế hoạch thực hiện
 Khi bạn đã có cho mình một danh sách dài những công việc phải làm thì đây là bước cuối cùng mà bạn cần phải thực hiện đó là lên một kế hoạch thật chi tiết về các hoạt động mà doanh nghiệp cần làm để đạt được mục đích đã đề ra. Đưa ra những việc cần ưu tiên và hạn định thời gian để bạn thực hiện công việc đó, điều này sẽ giúp bạn có thể đo lường và theo dõi mức độ hoàn thành công việc, đồng thời linh động cho các công việc phát sinh cũng như khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thường xuyên rà soát, bổ sung các kế hoạch cần thiết và đặc biệt là đặt mục tiêu cũng như đánh giá kết quả của các mục tiêu mà bạn đã đề ra đó.
 Có một câu nói thế này: “If business fails to plan, it plans to fail” nghĩa là nếu doanh nghiệp đó thất bại trong cách lập kế hoạch thì doanh nghiệp đó đã lên kế hoạch cho sự thất bại đó rồi. Đó là lý do mà lập kế hoạch luôn là khâu quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn sẽ thất bại nặng nề nếu mang trong mình một ý tưởng kinh doanh vĩ đại nhưng lại không có lấy một bản kế hoạch kinh doanh thực sự chất lượng. Bởi đơn giản mà nói kế hoạch kinh doanh chính là nơi giúp bạn có thể biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực và dẫn dắt quy trình kinh doanh một cách suôn sẻ, đột phá và thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào trong việc định hình và nắm rõ cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, từ đó trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và xây dựng một kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả nhất.
 tag: tiếng anh hà nội hoc kiểu diễn đàn hộ đình diện thích ebook góp giấy trấn pdf kem mẫu pháp pub cà phê quê ăn vặt rượu xuất vấn thuê tành tục uống ngân tín chấp webtretho 2019 2020 2018 tuong đọc xin ông 10 triệu 100 30 50 quận mẹ bỉm sữa dịp tết lãi tải bánh cuốn khí cực chậu cơm tấm xóm xã sạn gỗ nghỉ nho nội nhượng quyền giấy ăn sáng nhậu spa xuất shop quần áo siêu thú cưng hẻm vừa hà văn buổi tối bia đăng ký dân lãi trẻ huyện khủng hoảng gần khu sài gòn việt nam quốc trà sữa tphcm 20 triệu hộ đình