Cách xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty
 Mỗi một doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh riêng. Chúng tôi xin chia sẻ một bài viết về cách xây dựng chiến lược kinh doanh để quý khách tham khảo.
 1. Chiến lược kinh doanh là gì?
 Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp, một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kế hoạch hóa một cách độc lập. Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối kết hợp giữa các đơn vị tác nghiệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý. Chiến lược đơn vị kinh doanh liên quan đến:
- Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.
- Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.
- Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.
 Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?
 Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
 Ví dụ về chiến lược kinh doanh
 Các doanh nghiệp thường xây dựng kế hoạch kinh doanh 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm của doanh nghiệp.
 2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
  Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
 Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
- Tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.
- Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm
- Mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được trong phạm vi dài hạn và trung hạn.
 Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
 Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức. Bao gồm việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành mà doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá môi trường ngành cũng có ý nghĩa là đánh giá các tác động của toàn cầu hóa đến phạm vi của ngành, xem ngành đó cơ những lợi thế gì.
 Bước 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
 Phân tích bên trong nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Chúng ta xác định cách thức công ty đạt đến lợi thế cạnh tranh, vai trò của các năng lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh cho công ty. Từ đó yêu cầu công ty phải đạt được một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng.
 Bước 4: Xây dựng chiến lược
 Xây dựng chiến lược xác định các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp.
 Bước 5: Triển khai thực hiện chiến lược
 Triển khai thực hiện chiến lược là việc xây dựng các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra. Việc chiển khai thực hiện chiến lược cần phải rõ rạng có phân công công việc cụ thể và lộ trình thực hiện các công việc.
 Bước 6: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
 Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâu như tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra… từ đó nhận ra sớm các vần đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó xác định hướng đi để doanh nghiệp đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra. Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sơm đạt được, ngược lại nếu chiến lược kinh doanh mơ hồ, con số không rõ ràng sẽ cản trở sự phát triển, thậm chí là khiến doanh nghiệp phải phá sản.
 3. Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
 Một chiến lược kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi lớn như hiện nay: Công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chính sách thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với nhiều doanh nghiệp.
 3.1 Chiến lược kinh doanh – Thiết lập mục tiêu của công ty
 Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư. Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn vào đó, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn. Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng, nhưng số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%
 3.2 Chiến lược kinh doanh – Đánh giá vị trí hiện tại
 Để thực hiện được muc tiêu đề ra, người quản lý cần có tiêu chí đánh giá hợp lý. Dưới đây là hai lĩnh vực cần quan tâm: Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty. Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển .
 3.3 Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh
 Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng . Nó là nền tảng là xương sống của chiến lược kinh doanh.Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó. Vì vây mà doanh nghiệp phải chú trọng , tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn.. Chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:
- Mục tiêu cần đạt là gì?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?
 3.4 Chiến lược kinh doanh không thể thiếu là đánh giá và kiểm soát kế hoạch
 Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.
 Những chiến lược kinh doanh kinh điển
 Sách chiến lược kinh doanh
 1. Chiến lược đại dương xanh
 Trong một thời gian dài, các công ty đã tham gia vào những cuộc cạnh tranh đối đầu trực diện nhằm đạt được sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận. Họ ra sức tìm kiếm những lợi thế so sánh, giành giật từng phân đoạn thị trường và không ngừng đổi mới hoàn thiện mình trong cuộc chiến cá biệt hoá sản phẩm.
 Dựa trên nghiên cứu 150 bước thay đổi chiến lược trong 30 ngành suốt hơn 100 năm qua, W.Chan Kim và Renée Mauborgne đã khẳng định rằng: những công ty dẫn đầu trong tương lai sẽ thành công, không phải nhờ vào việc cạnh tranh với các đối thủ trong cùng thị trường, mà chính là nhờ vào việc tạo ra những “đại dương xanh”,với những phân đoạn thị trường chưa được khám phá, đầy những cơ hội tăng trưởng và phát triển. Những thay đổi mang tính chiến lược đó được gọi là “cải tiến giá trị” – có nghĩa là tạo ra bước nhảy vọt về giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh và mở ra những nhu cầu mới.
 Cuốn sách “Chiến lược đại dương” xanh cung cấp cách thức tiếp cận xây dựng chiến lược một cách hệ thống nhằm vô hiêu hoá cạnh tranh. Khác với những suy nghĩ truyến thống về chiến lược, cuốn sách với những tư tưởng đột phá này đã mở ra một co đường mới đi tới chiến thắng trong tương lai. “Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ không còn thấy việc cạnh tranh khó khăn như trước nữa. Kim và Maulborgne đã xây dựng hết sức thuyết phục một mô hình áp dụng các chiến lược theo phương pháp sáng tạo, thay vì phương pháp giành giật thị trường như các lý truyết trước đây. Chỉ riêng việc họ nhấn mạnh vào hoạt động cải tiến giá trị và cam kết vì lợi ích của nhà đầu tư cũng đã đủ để khiến Chiến Lược Đại Dương Xanh trở thành cuốn sách mà mọi giám đốc điều hành cũng như mọi sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần phải đọc.” (Carlos Ghosn, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám Đốc Diều Hành Công ty Nissan Motor).
 2. Thẻ điểm cân bằng
 Với 12 chương và phụ lục hướng dẫn cách thức xây dựng một thẻ điểm cân bằng, tác phẩm trình bày một cách hệ thống quan điểm, mục đích, tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo để quản lý chiến lược kinh doanh cũng như cách thức xây dựng và ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong việc đo lường hiệu quả và hoạch định chiến lược cho một doanh nghiệp.
 Tác phẩm cũng cho thấy từ những kết quả nghiên cứu những ngày đầu, mô hình Thẻ điểm cân bằng đã nhanh chóng phát triển rộng rãi và phổ biến như là một công cụ, phương pháp, hệ thống quản lý chiến lược ở nhiều tổ chức. Và những Tổng giám đốc có quan điểm cách tân thường sử dụng Thẻ điểm cân bằng không chỉ làm rõ và truyền đạt chiến lược mà còn để quản lý chiến lược.
 Thẻ điểm cân bằng đã phát triển từ một hệ thống đo lường được cải tiến thành một hệ thống quản lý cốt lõi, tạo nên những sức mạnh và giá trị vô hình làm nền tảng cho năng lực cạnh tranh cho các tổ chức và doanh nghiệp trong tương lai.
 3. Quản trị quá trình đổi mới và sáng tạo
 Đúc rút từ kinh nghiệm làm việc thực tế và kiến thức chuyên sâu của mình, Allan Afuah cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa đổi mới – một chức năng quản lý và khả năng đạt được lợi nhuận – một chức năng tài chính. Ông tạo ra một khuôn khổ bao gồm những câu hỏi cơ bản về đổi mới: “Ai, cái gì, khi nào, và nơi nào”, kết hợp các lý thuyết mới nhất với nhiều ví dụ phong phú.
 Trong ấn bản thứ hai này, Afuah đặc biệt đề cập đến mạng Internet để minh họa cho sự đổi mới về mặt công nghệ và đưa thêm một chương hoàn toàn mới vào cuốn sách, chương “Các chiến lược cho lợi nhuận bền vững”.
 Cuốn sách áp dụng một phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực độc đáo, kết hợp những đóng góp quan trọng của kinh tế học, lý thuyết tổ chức, marketing và tài chính để quản trị sự đổi mới. Phương pháp này cung cấp cho sinh viên một lý thuyết quản lý toàn diện và thích hợp, và những vấn đề thực tiễn có liên quan như vai trò của các quy định của chính phủ, việc lựa chọn khâu sinh lợi để đầu tư, và việc chuyển đổi đổi mới.
 Tác động của các khu vực công và quốc tế được nhấn mạnh trong các chương về toàn cầu hóa, sự đổi mới trong các nền kinh tế mới nổi, và vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy sự đổi mới. Cuốn sách, ngoài nội dung chính mang tính lý thuyết và phân tích, còn cung cấp cho độc giả nhiều ví dụ mang tính sư phạm.
 Quản trị quá trình đổi mới & sáng tạo là cuốn giáo trình lý tưởng để giảng dạy trong trường kinh doanh. Một cuốn sách kinh tế hay là tài liệu hướng dẫn giúp các giám đốc điều hành và nhà quản lý hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của sự đổi mới.
 4. Chiến lược cạnh tranh
 Tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” của Michael E. Porter – đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản – giống như mọi phát minh lớn – phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Porter đã giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho tới nay: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát – chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm -, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc.
 Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, do đó liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và phân chia lợi nhuận. Trong gần hai thập kỉ từ khi xuất bản, khung phân tích dự báo hành vi của đối thủ cạnh tranh của Porter đã thay đổi cách thức mà các doanh nghiệp nghiên cứu đối thủ và kích thích sự ra đời của một nhánh phân tích mới: đánh giá đối thủ cạnh tranh.
 Sách được viết cho những người hoạt động thực tiễn cần phát triển chiến lược cho những doanh nghiệp cụ thể và cho những học giả muốn hiểu về cạnh tranh tốt hơn. Nó cũng hướng đến những độc giả khác muốn hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của họ. Phân tích cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh mà cả đối với tài chính doanh nghiệp, marketing, phân tích chứng khoán và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
 5. Quản trị chiến lược
 Nội dung sách bao gồm các bài tập trắc nghiệm để ta có kiểm tra lại kiến thức, phần nghiên cứu theo chủ đề sẽ đưa các chủ đề thường được đề cập trong thực tế như: kết nối chiến lược và vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh, ba kiểu chiến lược,… với phần lý thuyết đúc kết ngắn gọn về các chiến lược này kèm thèo phần tư duy và thảo luận ở cuối mỗi chiến lược và cuối cùng là phần tình huống sẽ cho ta những tình huống thực tế để ta có thể tự tư duy, phân tích và từ đó có thể áp dụng thực tế vào công ty của ta.
 6. Lãnh đạo chiến lược và quản trị chiến lược
 Các nhà lãnh đạo và quản trị phải đối mặt với vô số áp lực để giúp tổ chức tiếp tục tiến lên phía trước một cách thành công. Có vẻ như đây là nhiệm vụ bất khả thi trong bối cảnh bất ổn kinh tế và tình trạng siêu cạnh tranh như hiện nay. Hai vai trò lãnh đạo và quản trị kéo chúng ta theo hai hướng đối lập nhau: các nhà quản trị luôn hướng đến sự ổn định và khả năng có thể dự báo, trong khi các nhà lãnh đạo lại thường hướng đến sự không chắc chắn và biến đổi.
 Với thực trạng quá nhiều công ty yêu cầu các nhân viên giỏi nhất của mình vừa phải làm lãnh đạo, vừa phải làm quản trị thì việc đa phần thế giới kinh doanh hoạt động bất thường chẳng có gì ngạc nhiên.
 Tag: vinamilk ngọc thạch sao thái dương đô đa quốc may việt th true milk saigontourist viettel nike suy thoái toyota fpt ikea bia sài gòn samsung avon apple agifish approach software tiếng anh vina acecook an phước bitis hiểm bánh kẹo hải hà sabeco bản đồ vận chuyển vietravel coca cola vingroup dược du lịch hậu giang gsk traphaco xuyên honda nam mix lữ xúc mai linh logistics loại điện máy xanh 4p nutifood nước khoáng lavie nhựa nguyên khái niệm nhân unilever orion ô tô cổ sữa pepsico tân hiệp quảng cáo sơn thép taxi vinasun thủy thâm tải wash win tuyển yamaha yg dạng tăng trưởng 10 mẫu ví dụ ví dụ loại 14 coca cola việt nam dược hậu giang mix du lịch suy giảm hớt váng honda nhân may traphaco taxi vinasun tân hiệp chiết khấu dầu ăn tường an 10 tiểu cổ truyền sữa vinamilk mặc xanh tnhh mm áp đại dương trực tiếp trạng chương th true milk unilever chua organic tuyển khẩu thuốc điển 2018 buôn biti’s hunter tiki vật dung lẻ cafe sạn grab gạo mỹ thoại p&g phòng shopee walmart pdf bibica 2017 mường thanh sheraton quần áo take away zara vietjet air h&m nestle giới di dell sunhouse jollibee caravelle nói spa mới 2019 vpbank thegioididong 2016 adidas oppo giáo rượu vang bảng pnj lotte mart ford báo chien luoc cua the gioi dong shop hoa tuoi ao cuoi ke hoach tet la gi biti’s