Chiến dịch điện biên phủ
 Trận Điện Biên Phủ (tiếng Pháp: Bataille de Diên Biên Phu phát âm: [bataj də djɛn bjɛn fy]), còn gọi là Chiến dịch Trần Đình là trận đánh lớn nhất[6] trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp (gồm Lực lượng Viễn chinh Pháp, Binh đoàn Lê dương Pháp (FFL), phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam).
 
 Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.[7] Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự được trước các đợt tấn công như vũ bão của Quân đội Nhân dân Việt Nam.[8] Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp sau nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ và can dự ngày càng sâu sắc của Hoa Kỳ.[8] Pháp đã không còn bất kì khả năng nào để tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam sau thảm bại này.[9]
 
 Trên phương diện quốc tế, trận đánh này có một ý nghĩa rất lớn: Lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng quân đội của một cường quốc châu Âu trong một chiến dịch quân sự lớn. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với Thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây,[7] đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm[7] và rút ra khỏi Đông Dương. Với niềm tin được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến thắng này, các thuộc địa của Pháp ở châu Phi cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho hầu hết các nước từng là thuộc địa của họ.
 
 Qua đó, thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai,[8][10] qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Kế hoạch của hai bên
Kế hoạch Navarre
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động và ngày càng lún sâu vào thất bại trên hầu khắp các chiến trường. Trong khi đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập được quyền kiểm soát cực kì vững chắc tại nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng… và nhiều khu vực ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nền kinh tế Pháp thời đó đã hầu như không còn đủ sức gánh chịu, chi trả được cho chiến phí của lính Pháp và tay sai tại Đông Dương được thêm nữa và Pháp đã phải cầu viện sự trợ giúp về cả kinh tế lẫn quân sự từ phía Hoa Kỳ.
Kết quả là tới năm 1954, 73% chiến phí của Pháp ở Đông Dương là do Hoa Kỳ chi trả (Cho đến năm 1954 thì Hoa Kỳ đã viện trợ hơn 200 triệu Franc vũ khí cho Pháp ở Đông Dương). Tới năm 1953, viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên tới hơn 2,7 tỷ USD, riêng viện trợ quân sự đã là hơn 1,7 tỷ USD. Đến năm 1954, Mỹ lại viện trợ thêm 1,3 tỷ USD nữa. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 400.000 tấn vũ khí các loại, gồm có 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 16.000 xe vận tải, và 175.000 tấn vũ khí các loại (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, trung liên, đại liên, trọng liên, súng phóng lựu, súng không giật, dã pháo, lựu pháo,…) kèm theo đạn.
Thời gian này, ở tất cả các cấp độ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình mà không cần sự chấp thuận của Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Henri Navarre than phiền trong hồi ký: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ”.[11]
Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến, nhưng mặt khác lại muốn duy trì quyền lợi của họ tại Đông Dương. Cuộc chiến bước sang năm thứ 8 đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một “lối thoát danh dự”, nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ. Các lãnh đạo Việt Minh nhận định việc Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian. Việt Minh cũng dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ tập trung cho nỗ lực chống Cộng tại Đông Dương.
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Dwight D. Eisenhower mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Eisenhower quyết định dành 400 triệu USD cho Đông Dương để “tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự”. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu USD cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu USD. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Pháp bổ nhiệm Tổng Chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
Bước thứ nhất: Thu Đông 1953 và Xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc Việt Nam, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của Việt Minh; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng 3 tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng Quân đội Quốc gia Việt Nam (QGVN) và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của Việt Minh.
Bước thứ hai: Từ Thu Đông 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính, giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Việt Minh.
Để thực hiện kế hoạch này, người Pháp tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng lực lượng phụ lực quân (Forces suppletives) bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở Khu 5, Navarre được chính phủ Pháp cấp thêm 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Quan trọng hơn cả, Kế hoạch Navarre được Mỹ tán thành. Viện trợ của Mỹ tăng vọt, chiếm đa số chi phí chiến tranh của Pháp.[12]
Kế hoạch Navarre chỉ gặp trở ngại khi Bộ trưởng Tài chính Edgar Faure nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ Franc. Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng Mỹ, người ta bàn nên cắt giảm lực lượng bảo vệ nước Lào như kế hoạch nhằm giảm chi tiêu, nhưng Pháp không muốn bỏ Lào. Thống chế Alphonse Juin, người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc về nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị chiếm. Tướng Navarre xác nhận nếu QĐNDVN đánh Thượng Lào thì ông không thể đương đầu được và yêu cầu chính phủ ra chỉ thị rõ rệt nếu trường hợp đó xảy ra. Điều đó liên quan mật thiết đến việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau này.
Chiến cục Đông-Xuân 1953-1954
Bài chi tiết: Chiến cục đông-xuân 1953-1954
Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa. Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân Việt (67%). Tổng quân số của QĐNDVN chỉ là 252.000 người. Như vậy, quân Pháp đông hơn 193.000 người. Chỉ riêng lực lượng phụ lực quân bản xứ do các sĩ quan Pháp chỉ huy cũng đã đông hơn 47.000 người.
Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
– Về bộ binh, Pháp có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; quân phụ lực bản xứ có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân phụ lực bản xứ có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân phụ lực bản xứ có 25 máy bay thám thính và liên lạc. Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân phụ lực bản xứ có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng của QĐNDVN vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, QĐNDVN có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, QĐNDVN có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
– Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, QĐNDVN có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của QĐNDVN là 635 người/tiểu đoàn; biên chế tiểu đoàn Pháp là 1.000 người/tiểu đoàn.
Về viện trợ, từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954, Việt Minh nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn hàng viện trợ các loại, trị giá khoảng 34 triệu đôla Mỹ (Đôla Mỹ theo thời giá 1954). Một nửa số hàng được viện trợ là lương thực (gạo, lúa mì, sắn, ngô,…) và thực phẩm, số còn lại là vũ khí. Giá trị này chỉ bằng khoảng 0,85% lượng viện trợ mà Mỹ cấp cho Pháp.
Tuy người Pháp có ưu thế vượt trội về quân số cũng như trang bị, kĩ thuật nhưng thế trận chiến tranh nhân dân, áp dụng triệt để phương pháp đánh du kích của QĐNDVN đã khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng rộng khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực QĐNDVN ở miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Hơn nửa lực lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập ở trên miền Bắc để đối phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN mới bằng 2/3 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).
Tập tin:General Staff in Battle of Dien Bien Phu.jpeg
Các lãnh đạo Việt Minh (từ trái qua): Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo với Tổng Quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ:
Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch mở rộng quân ngụy Việt.
Bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội.
Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do.
Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.
Trong cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn.”
Theo đó QĐNDVN sẽ mở một loạt chiến dịch tại nhiều vùng để phân tán binh lực địch, không cho quân Pháp co cụm tạo thành một lực lượng cơ động đủ mạnh để xoay chuyển tình thế.
Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân Pháp còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân Pháp ở Thượng Lào.
Hướng thứ hai, là Trung Lào.
Hướng thứ ba, là Hạ Lào, đề nghị quân Pathet Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai.
Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên.
Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm của Pháp trong mùa khô này, cần chuẩn bị sẵn sàng đón đánh.
Thiết lập “Con nhím” Điện Biên Phủ
Bài chi tiết: Cuộc hành quân Castor
Quân đội viễn chinh Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.
Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luangprabang, luôn ám ảnh Navarre. Nếu cả miền cực Bắc Đông Dương rơi vào quyền kiểm soát của Việt Minh sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chính trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việc bảo vệ các quốc gia liên kết. Tướng René Cogny, Tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này.
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do người Thái cầy cấy quanh năm. Ở đó, có một sân bay dã chiến nhỏ đã bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời khỏi Đông Dương vào năm 1945, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng, rừng cây bao quanh. Nó dễ dàng trở thành nơi ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô Luangprabang. Tướng Cogny nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh – không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là “chiếc chìa khoá” của Thượng Lào.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công. Theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.
Ngày 2 tháng 11 năm 1953, Navarre đã chỉ thị cho Cogny từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là “Hải Ly” (Cuộc hành quân Castor), chỉ huy là tướng Jean Gilles.
Ngày 20 tháng 11, lúc 11 giờ sáng, 63 chuyến máy bay C-47 Dakota thả 3.000 lính dù và chiến cụ các loại xuống Điện Biên Phủ. Thiếu tá Marcel Bigeard và Tiểu đoàn 6 Dù thuộc địa (6e BPC) nhảy xuống điểm DZ (dropping zone) Tây Bắc, Thiếu tá Jean Bréchignac và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Dù nhẹ số 1 (II/1er RCP) nhảy xuống điểm DZ phía nam. Tiểu đoàn của Bigeard nhảy trúng khu vực có đại đội 634, tiểu đoàn 910, trung đoàn 148 (do Đại đội trưởng Trần Can chỉ huy) đang tập trận, chỉnh đốn quân số (để chuẩn bị đánh lên Lai Châu) nên nhanh chóng bị phát hiện và bị chống cự mãnh liệt. Máy bay tiêm kích F6F và máy bay ném bom B-26 Invader phải bắn phá, ném bom yểm trợ lính Pháp đến tận hơn 4 giờ chiều thì Đại đội trưởng Trần Can mới ra lệnh rút lui vì đại đội trưởng Can nhận thấy quân số của đại đội 634 đã tổn thất quá nửa. Không rõ tổn thất của phía bộ đội Việt Nam. Lính Pháp tuyên bố phía Việt Nam tổn thất khoảng 115 lính chết và 4 bị bắt, còn Pháp thiệt hại 16 người chết, 47 bị thương. Nhưng có một điều may mắn cho lính dù và phi công Pháp khi đó là 3 đại đội Việt Minh nghênh chiến với họ thì chỉ là 3 đại đội bộ binh bình thường. Nếu đó là một đại đội hỗn hợp bộ binh – phòng không Việt Minh (như đại đoàn 351 chẳng hạn) thì cuộc hành quân bằng dù đó sẽ nhanh chóng thành một cuộc “tắm máu” với lính dù Pháp. Khi đó, 3 đại đội (2 đại đội bộ binh 221, 225 và 1 đại đội hỗn hợp bộ binh-súng cối 634) trên chỉ có trang bị trung liên làm hỏa lực hạng nhẹ để yểm trợ bộ binh nhưng lại không có trang bị đại liên. Chỉ có các tiểu đoàn phòng không (độc lập hoặc hỗn hợp với bộ binh) thì mới được trang bị đại liên. 2 đại đội 221, 225 chỉ có trung liên ZB 26 (do Trung Quốc viện trợ) và trung liên Vĩnh Cát (thu được của quân Pháp) làm hỏa lực yểm trợ bộ binh hạng nhẹ, tiểu liên (thu được của Pháp là chủ yếu, ngoài ra còn được Trung Quốc viện trợ) gồm có Thompson (M1A1 Thompson) là nhiều nhất, lác đác vài khẩu như M3 Grease Gun, MAT-49, Sten, PPSh-41 (Tiểu liên K-50),… súng trường (cũng là vũ khí thu được của quân Pháp là nhiều) như MAS-36, M1 Garand, M1 Carbine, Lee-Enfield (súng này được Anh viện trợ rất nhiều cho Pháp trong cuộc chiến này), M1903 Springfield,…vài khẩu súng ngắn của sĩ quan như: M1911, K54,… lựu đạn bộ binh,…Đại đội súng cối 634 thì có 5 trung đội bộ binh với 6 khẩu súng cối M2 cỡ nòng 60mm và 1 khẩu súng cối 81mm (3 khẩu cối 60mm được Trung Quốc viện trợ vào năm 1953, 3 khẩu cối 60mm còn lại và khẩu cối 81mm kia là thu được từ quân Pháp trong chiến dịch Hòa Bình năm 1952).
Hai ngày sau, ngày 21 và 22 tháng 11, liên tiếp 3 tiểu đoàn lính dù nữa được cử đến với một đại đội pháo binh. Ngày 24 tháng 11, đường băng được sửa chữa xong, phi cơ lại đáp xuống được. Vậy là từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân.
Đại tá Christian de Castries.
Ngày 3 tháng 12 năm 1953, Navarre đã quyết định “chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ”. Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của Navarre, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch Thu Đông 1953 – 1954. Ngày 7 tháng 12, Đại tá Christian de Castries được Navarre và Cogny chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Navarre sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ, đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá, Navarre trả lời: “Cả tôi lẫn Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries”.
Ngày 15 tháng 12, lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn. Ngày 24 tháng 12, Navarre tới Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với quân đồn trú. Tại đây, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh đồng Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rốm.
Sau này, có những ý kiến chỉ trích các tướng lĩnh Pháp đã “mắc một lỗi sơ đẳng” khi thiết lập một căn cứ ở nơi quá xa xôi hẻo lánh, dễ bị bao vây cô lập để rồi bại trận. Nhưng ở vào thời điểm đó, với những yêu cầu chiến lược và chính trị của Pháp trong cuộc chiến (phải giữ bằng được Lào), thì việc thiết lập này là yêu cầu tất yếu và không thể khác được, như Navarre đã viết: “Có cần bảo vệ Lào hay không? Tôi thì chỉ còn một cách chấp nhận phương án chiến đấu ở Điện Biên Phủ”.[13]
Hơn nữa, các chỉ huy Pháp tin rằng lợi thế công nghệ vượt trội và sự trợ giúp của Mỹ sẽ giúp họ đánh bại được QĐNDVN vốn có trang bị thô sơ hơn nhiều. Jean Pouget, sĩ quan tùy tùng của Tổng Chỉ huy Navarre, viết: “…có thể khẳng định là không một ai trong số hơn 50 chính khách, các tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã phơi bày sẵn…” Tướng Navarre viết: “Theo ông de Chevigné vừa ở đó về 2-3 thật là bất khả xâm phạm. Vả lại, họ không dám tiến công đâu.”. Tướng Cogny thì tin tưởng: “Chúng ta đến đây là buộc Việt Minh phải giao chiến, không nên làm gì thêm để họ phải sợ mà lảng đi”.[13]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Tới lúc này, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút lui. Vì sao Navarre không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ xảy ra? Theo tôi, Navarre vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò “chiếc nhọt tụ độc” trên miền Bắc”. Theo đó, Điện Biên Phủ ra đời nhằm thu hút chủ lực QĐNDVN, tại đó Pháp sẽ dùng ưu thế hỏa lực vượt trội để tiêu diệt. Nhưng thực ra, Navarre đã bị cuốn theo các hoạt động trong Chiến cục đông-xuân 1953-1954 của QĐNDVN mà ông không hề biết. Trận đánh xảy ra không bất ngờ mà nó đã nằm trong dự tính của QĐNDVN về một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch của Việt Nam
Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì kể từ sau khi nối thông được đường biên giới với Trung Quốc nên đã nhận được sự viện trợ quân sự rất quý giá từ phía Liên Xô và Trung Quốc. Từ đó, QĐNDVN đã trở nên lớn mạnh và trưởng thành hơn rất nhiều so với thời điểm trước năm 1950. QĐNDVN với các sư đoàn (khi đó gọi là đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có tương đối nhiều kinh nghiệm trong việc tiêu diệt các tiểu đoàn của quân Pháp cố thủ trong các lô cốt phòng ngự kiên cố của chúng. Các đơn vị phòng không với pháo cao xạ cũng đã được xây dựng (đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam có trong tay 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 72 khẩu súng máy phòng không DShK), nên đã giảm bớt được ưu thế về không quân của Pháp.
Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã hạ quyết tâm: “Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương”.
Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:
Đợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.
Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Phần lớn lực lượng sau đó sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội Lào bao vây Luangprabang.
Tương quan lực lượng
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Lực lượng QĐNDVN tham gia gồm:
– 11 trung đoàn bộ binh thuộc các đại đoàn bộ binh 304, 308, 312, 316
– 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn pháo binh với 24 khẩu trọng pháo 105 mm (4 khẩu thu được từ Pháp. 20 khẩu kia được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hỗ trợ từ sau năm 1951)
– 1 Trung đoàn pháo binh với 24 khẩu sơn pháo 75mm và 16 khẩu súng cối cỡ 120mm do Trung Quốc viện trợ.
– 1 Trung đoàn gồm 24 pháo cao xạ 61K-37 mm (367) (sau được tăng thêm một tiểu đoàn với thêm 12 khẩu 61K) vốn là phối thuộc của đại đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh)
Bộ Chỉ huy Chiến dịch
Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tham mưu Trưởng: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.
Chủ nhiệm Cung cấp: Thiếu tướng Đặng Kim Giang.
Chủ nhiệm Chính trị: Lê Liêm.
 
 
 Điện biên phủ trên không diễn ra ở đâu
 Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 17/12/1972, ngay khi Tổng thống Nixon ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc, quân và dân toàn miền Bắc đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ.
Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.
Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[9]
Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris. Tại đây, Hoa Kỳ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà trước đó họ đã từ chối ký kết (vì đây là dự thảo có những điều khoản có lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Sau chiến dịch ném bom khí thế, lòng tự hào trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người dân tại miền Bắc Việt Nam lên rất cao: họ không chỉ đánh thắng được “thần tượng B-52” mà còn buộc Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris với những nội dung có lợi cho họ, đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi chiến lược to lớn.
Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố “du kích” – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.
Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: B-52 vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc chiến tranh công nghệ cao đã thể hiện điểm yếu ngay khi đối phương có trình độ kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ kém hơn nhiều, và vũ khí chống trả cũng không phải là loại cao cấp của đối phương (vào thời điểm 1972, tên lửa SAM-2 mà Việt Nam sử dụng đã bị Liên Xô thay thế bằng SAM-4 và SAM-5 mạnh hơn nhiều). Ngay sau Chiến tranh Việt Nam, vì lý do này Hoa Kỳ đã phải nỗ lực rất cao trong chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay ném bom và đã cho ra kết quả là các máy bay ném bom B-1 Lancer và B-2 Spirit tàng hình.[cần dẫn nguồn]
Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là “12 ngày đêm” và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng “Điện Biên Phủ trên không” để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi chiến lược to lớn của sự kiện. Tên gọi này xuất phát từ lời tuyên dương của đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho các đơn vị lập công vào ngày 26/12/1972.
 
 
 Chiến dịch điện biên phủ diễn ra bao nhiêu ngày
 Đợt ba chiến dịch diễn ra ngày 1/5 và kết thúc ngày 7/5/1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, hy sinh, gian khổ, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 Tag: 363 bánh xèo ashima nha diamond bệnh mắt đồ 561 kính hsbc tòa nhà coteccons lái đà nẵng nạp nạn 276 dreamplex 195 cua cà mau 243 p q tp hcm 280 gyu kaku saphire cảnh quán 5ku đo 145 chiếu phim cgv ngọc thạch hộ 152 apollo khám thẩm hát tphcm 65 cư 41bis hồng bàng vnpt kanata 73 lớp út 475a yamaha 289 hùng 106/14d quận thạnh buffet hana sạn vietbrothers 28 716 718 phường karaoke the kafe thpt kfc 58 bác nào? bingsu world tử y nghia huế 245 highland 110 nice 28b acer hoài tràm chim 85 kiếng 186 liệu thú khánh hẹn 541/28 bến thorakao biến trọ di tích úc vạn hạnh 119 popeyes 786 tmv én 613 tiết nasco agribank food center luxury mệ vui 49 cafe đẹp 324 ốc giảng 335/1 261 shop lavender 2f cửa da hotel 720 nhánh hầm chui 177 27/84 60 kho linh laptop 524 thiên phước 27/67 viettel post work saigon bán tiền lẩu mắm samnec 469 253 thêu lông mày haxaco tuyển 475 tam quảng b3 beer 273 367 ngã xanh amway bệnh mắt kính ốc hana 152 hanuri 195 sài gòn 561a 263 bưởi 630 thẩm hoài vòng dreamplex đà nẵng the coffee house 273 tiết bbq 720a 222 tokyo deli 357 643 716 718 phường quận hcm 159 pearl plaza tóm tắt biến buffet đặt gì? bạn hãy nào? khám 199 vietcombank passio 716-718 tp 473 mcdonald’s 5ku 215 acb 586 7554 cafe đức mcdonald sacombank tràm chim 371 187 thạnh kỷ niệm 65 dáng nhì da cửa victoria 408 hutech bán quy nhơn thêu chân mày 526 tphcm haxaco 308c bv mạng 469 – mcdonald’s