Công dụng của tổ yến

 Công dụng của tổ yến

 Tổ yến là thực phẩm quý được tạo thành từ nước dãi của con chim yếm. Chúng rất giàu protein, acid amin và nhiều vi chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cùng điểm qua những công dụng của yến và cách sử dụng thực phẩm này sao cho đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

 

 13 công dụng của yến với sức khỏe

 Đối với cơ thể, tổ yến có tác dụng toàn diện trên hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và nhiều cơ quan khác. Thực phẩm này thích hợp với nhiều đối tượng.

 

 công dụng của yến

 Tổ yến có nhiều công dụng quý với sức khỏe

 

 Dưới đây là những công dụng của yến đã được ghi nhận:

 

 1. Kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng

 Phân tích thành phần của tổ yến, các nhà dinh dưỡng phát hiện ra Cr và một số nguyên tố quý hiếm khác. Chúng có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác, tăng cường khả năng chuyển hóa cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng. Qua đó giúp người bệnh ăn uống ngon miệng và có một sức khỏe tốt hơn.

 

 2. Bổ phế, long đờm, giảm ho

 Đối với những người hay mắc bệnh đường hô hấp như viêm phổi, ho đàm, cảm cúm, hen suyễn thì tổ yến chính là phương thuốc chữa lành tuyệt vời. Thực phẩm này được sử dụng như một loại dược liệu trong Đông y với tác dụng dưỡng âm, bổ phế, giảm ho, làm sạch đàm nhầy ở đường hô hấp và ức chế phản ứng dị ứng gây viêm đường hô hấp.

 

 Theo kinh nghiệm dân gian, tổ yến thường được đem chứng với gừng ăn 3 lân mỗi tuần. Món ăn bài thuốc này có tác dụng làm sạch phổi, cải thiện chức năng của hệ hô hấp.

 

 3. An thần, bổ não, tăng cường trí nhớ

 Đây là những công dụng tuyệt vời của yến đối với hệ thần kinh trung ương. Nghiên cứu cho thấy các vi chất dinh dưỡng trong tổ yến như Mn, Cu, Zn, Br có tác dụng an thần, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp bộ não ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn.

 

 Ngoài ra, thực phẩm này còn hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.

 

 4. Tổ yến cải thiện hệ miễn dịch

 Sỡ hữu 18 loại axit amin cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, ăn tổ yến thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Nhờ vậy cơ thể chúng ta sẽ có sức chống đỡ tốt hơn khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

 

 5. Chống lão hóa, cải thiện cấu trúc da

 Trong tổ yến chứa thành phần Threonine phong phú. Chất này tham gia vào quá trình sản xuất collagen và elastin thúc đẩy quá trình táo tạo các tế bào mới, làm tăng độ đàn hồi, cải thiện kết cấu da.

 

 Tác dụng của yến sào với phụ nữ

 Ăn tổ yến giúp chống lão hóa, làm đẹp da, kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ

 Đặc biệt, khi kết hợp với glycerin, nó sẽ giúp làm chận tiến trình lão hóa, làm sáng da, ngăn ngừa sự hình thành của các vết nám, tàn nhang và nếp nhăn trên da.

 

 Với những công dụng tuyệt vời trên, tổ yến được phái đẹp rất ưa chuộng và sử dụng thường xuyên trong thực đơn để duy trì tuổi xuân.

 

 6. Bổ huyết

 Thêm một công dụng của yến được nhiều người biết đến đó chính là bổ máu. Ăn tổ yến có thể giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể nhờ chứa nhiều Protein và Fe.

 

 Đây là hai dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, tạo máu cho cơ thể. Sắt cũng là vật liệu để cơ thể tổng hợp hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho các tế bào hoạt động tốt hơn.

 

 7. Thúc đẩy sự phát triển ở trẻ

 Trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ. Tổ yến là một trong ít những thực phẩm có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu dưỡng chất hàng ngày để bé khỏe mạnh và có đủ năng lượng học tập, vui chơi.

 

 Thực tế, nhiều trẻ được mẹ cho con ăn tổ yến thường xuyên bớt ốm vặt hơn và có sự phát triển vượt trội so với các bạn cùng lứa tuổi.

 

 8. Ngăn ngừa béo phì

 Chất axit amin Menthionine trong yến khi được cơ thể hấp thu có tác dụng làm săn chắc cơ bắp, tiêu hủy các tế bào mỡ dư thừa . Nhờ vậy mà hạn chế được nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

 

 9. Tác dụng của yến với gan

 Tổ yến cũng có tác dụng tích cực trong việc thanh lọc máu, hỗ trợ gan đào thải độc tố. Đặc biệt, những quý ông thường xuyên sử dụng bia rượu và hút thuốc lá thì nên ăn yến sào để bảo vệ các tế bào gan.

 

 10. Cải thiện sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ

 Ngoài việc tăng cường sự dẻo dai khi quan hệ, tổ yến còn giúp kích thích sản xuất nội tiết tố. Điều này có lợi cho cả nam và nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục. Nó giúp ngăn ngừa bệnh yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục, nâng cao chất lượng cuộc yêu và duy trì hạnh phúc cho các cặp vợ chồng.

 

 tác dụng của yến sào đối với nam giới

 Tổ yến giúp tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ

 11. Ăn tổ yến chống suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật

 Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tổ yến giúp cung cấp nhiều năng lượng và tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào để người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

 

 Bệnh nhân bị ung thư vừa mới xạ trị cũng được khuyến cáo nên ăn yến thường xuyên nếu có điều kiện. Các chất Tyrosine và acid Syalic có trong thực phẩm này sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị nhiễm xạ, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu và nhiều tác dụng phụ khác do xạ trị gây ra.

 

 12. Công dụng của yến với xương khớp

  Yến sào cung cấp nhiều canxi và Phenylalanine. Những chất này giúp khung xương phát triển toàn diện và chắc khỏe. Qua đó giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp.

 

 Bên cạnh đó, tổ yến còn chứa glucosamine- một chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương ở sụn, giúp xương khớp luôn vận hành trơn tru.

 

 13. Tốt cho bà bầu và thai nhi

 Phụ nữ mang thai ăn yến mang lại rất nhiều lợi ích như:

 

 Giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa thiếu hụt chất dinh dưỡng khi bị ốm nghén

 Bổ sung nhiều dưỡng chất quý giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

 Tăng cường hệ miễn dịch mẹ, ngăn ngừa dị tật thai nhi

 Giúp chị em phụ nữ kiểm soát tốt cân nặng trong thời gian mang thai.

 Cách sử dụng tổ yến tốt nhất

 Không thể phủ nhận tổ yến có nhiều công dụng quý giá cho sức khỏe nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách có thể khiến thực phẩm này bị mất chất dinh dưỡng và không đạt được lợi ích tối đa. Vì vậy, khi sử dụng yến bạn cần chú ý:

 

 – Sơ chế và chế biến tổ yến đúng cách

 

 Trường hợp dùng yến thô thì nên ngâm cho mềm, sau đó nhặt sạch lông và tạp chết trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh.

 Không chế biến yến ở nhiệt độ quá cao. Khi thêm yến vào các món chè, cháo, súp thì tránh để bếp sôi quá 100 độ. Tốt nhất nên dùng các món chưng, hấp cách thủy để bảo toàn được đầy đủ các vi chất quý của yến.

 Tránh hâm nóng yến bằng lò vi sóng.

 Phương pháp chế biến yến sào tốt nhất là hấp cách thuỷ. Thay đổi khẩu vị bằng cách nấu riêng những món ăn kèm và dùng chung với yến sau khi chế biến. Như vậy, bạn có thể đảm bảo món ăn ngon hơn và dưỡng chất cũng được bảo đảm triệt để hơn.

 Không nên cho quá nhiều đường dù là đường phèn khi chế biến. Vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ và dưỡng chất có trong yến.

 cách sử dụng tổ yến thô

 Tổ yến thô cần được ngâm mềm, loại bỏ sạch lông và tạp chất trước khi chế biến

 – Số lượng và tần suất sử dụng tổ yến

 

 Tổ yến ăn bao lâu một lần? Mỗi lần ăn bao nhiêu yến là đủ? Mặc dù tốt nhưng không phải cứ ăn nhiều tổ yến hoặc ăn liên tục là có lợi.

 

 Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần chúng ta có thể ăn tổ yến từ 2 – 3 lần. Liều lượng tùy theo lứa tuổi như sau:

 

 Trẻ từ 7 tháng – dưới 1 tuổi: Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn 1 thìa canh bằng cách thêm vào cháo hoặc chưng cho bé ăn.

 Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Ăn 1 – 2g một lần

 Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Ăn 2 – 3g tổ yến một lần

 Người trưởng thành, bệnh nhân cần bồi bổ sức khỏe: 3 – 5g mỗi lần.

 – Ăn yến lúc nào tốt nhất?

 

 Buổi sáng chính là thời điểm ăn tổ yến tốt nhất. Lúc này, năng lượng từ thức ăn nạp vào của ngày hôm trước đã được chuyển hóa hết và phân bố đến nuôi dưỡng, tái tạo các cơ quan trong giấc ngủ. Việc sử dụng yến sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động trong suốt cả ngày dài.

 

 Nếu không có thời gian chế biến yến vào buổi sáng, bạn có thể ăn yến sào vào buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút cũng rất tốt cho sức khỏe.

 

 – Những ai không nên ăn yến?

 

 Những đối tượng sau không nên ăn yến:

 

 Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng ăn yến dễ bị lạnh bụng

 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi

 Người từng bị dị ứng khi ăn yến hoặc sử dụng các sản phẩm từ yến

 Bệnh nhân tiểu đường, viêm tụy

 Người đang bị cảm mạo, đau đầu, tay chân lạnh.

 Các món ngon từ tổ yến

  Với nguyên liệu chính là tổ yến, bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

 

 1. Tổ yến chưng đường phèn

 – Chuẩn bị: 5g tổ yến, 3 muỗng đường phèn

 

 – Cách chế biến:

 

 Ngâm tổ yến vào nước khoảng 20 phút cho mềm, vớt ra cho ráo nước

 Cho tổ yến vào trong một cái thố bằng sứ hoặc chén sành. Đổ lượng nước vừa đủ vào trong chén sao cho ngập mặt yến.

 Cuối cùng đặt chén yến vào nồi nước sôi trưng trong 20 phút. Khi tắt bếp mới tiến hành cho đường phèn vào.

 Tùy theo sở thích bạn có thể dùng yến lúc nóng hay lạnh đều ngon. Để tăng thêm hương vị và giảm mùi tanh, chỉ cần thêm vào chén yến 1 – 2 lát gừng khi vừa tắt bếp.

 công dụng của tổ yến chưng đường phèn

 Tổ yến chưng đường phèn – món ăn bổ dưỡng, dễ chế biến

 2. Món súp tổ yến, thịt cua và bí đỏ

 

 – Chuẩn bị: Yến đã được làm sạch 5g, thịt cua 60g, 1 quả trứng gà, 1 thìa bột năng, bí đỏ 280g, ,2 lát gừng, muối, ngò, hành lá và 300ml nước dùng hầm từ xương gà.

 

 – Cách chế biến:

 

 Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ đem nấu chín mềm cùng với gừng. Vớt bí ra chén, dùng thìa dằm nhuyễn.

 Trứng đập ra chén, đánh tan

 Bắc nồi nước dùng gà lên bếp, đun sôi. Sau đó tiếp tục cho yến sào cùng với bí và thịt cua vào.

 Hòa bột năng với 1 chút nước lạnh rồi từ từ đổ vào nồi súp cho sánh đặc

 Cuối cùng nếm nếm chút gia vị cho vừa miệng, thêm trứng vào nấu sôi trở lại.

 Tắt bếp, múc súp ra tô, thêm chút hành ngò và tiêu lên trên thưởng thức.

 Món ăn này có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

 3. Chè tổ yến táo đỏ hạt sen

 – Chuẩn bị: Tổ yến 5g, hạt sen 1 lạng, táo đỏ khô 50g, kỷ tử 10g, 5 thìa đường phèn

 

 – Cách chế biến:

 

 Tổ yến ngâm nước 20 – 30 phút. Hạt sen khô cũng đem ngâm nước nóng 1 tiếng.

 Trước tiên cho hạt sen vào nồi hầm cho chín mềm

 Tiếp tục cho táo đỏ vào nấu thêm 10 phút nữa rồi mới cho kỷ tử, tổ yến cùng với đường phèn vào.

 Để lửa nhỏ đến khi tổ yến chín mềm thì tắt bếp

 Ăn cả nước lẫn cái khi chè còn nóng

 4. Yến chưng hạt chia

 – Chuẩn bị: 5g tai yến, 2 thìa cà phê hạt chia, 3 thìa đường phèn

 

 – Cách chế biến:

 

 Ngâm yến với nước 30 phút để làm mềm. Nếu mua yến thô bạn cần làm sạch lông và tạp chất.

 Vớt yến ra, để ráo nước. Cho vào chén, đổ thêm một ít nước sạch vào cho ngập mặt chén, rải đường phèn lên trên.

 Chưng cách thủy hỗn hợp trong 30 phút

 Để chén yến nguội bớt rồi mới rắc hạt chia vào

 Thưởng thức ngay khi còn nóng hoặc cho vào tủ lạnh làm mát trước khi dùng.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: vông usb dầu ôliu the forest tước trái gấc anh lớp hoc ki rang tính góc giữa củ ráy trầu gì tơ emic chuột thái chả lụa chay mối chúa bình quân san viêt lao cha xây e h2so4 tọa vn2000 sang wgs84 mũ trôm đại ngiệp hà khối gỗ taxi tuyển nhựa pvc olive bán kính ngoại tứ tốc truyền áp cột herong green coffee thợ nạ chua trinh sơn khánh ly tảo vàng nhật bản thạch giao viet sigma vả quận ướp heo nướng nén biểu lễ khởi giải phóng nổ lực thân m3 nho thép acnes mở tphcm húng chanh luật đình x c6h8o4 bước răng fucoidan b6 cỏ ngọt gộp họ tên ebit giang chiếu fischer cá mập sả lactic đậu vo gạo ép dứa cây mật gấu đài mắm ruốc cagr móng bò gỉ vượng danh phật thủ kimbap tnt áo vest hutech tư khai ảnh bìa gió salad hoá cam thảo đất biên mực nguyễn quốc