Công thức tính năng suất lao động

 Năng suất lao động là gì

 Năng suất lao động là một thuật ngữ để ám chỉ mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động.

 Công thức tính năng suất lao động

 Chỉ cần chia GDP cho tổng số giờ lao động. Kết quả của phép chia chính là năng suất lao động của quốc gia đó. Ví dụ, nếu GDP của một quốc gia là 100 nghìn tỷ đồng và số giờ lao động là 4 tỷ, năng suất lao động sẽ là 100 nghìn tỷ đồng / 4 tỷ hoặc 25.000 đồng trên mỗi giờ làm việc.

 Nâng cao năng suất lao động

 Còn nhiều hạn chế

 Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) quốc gia năm 2019, NSLĐ tại các DN ngoài nhà nước đạt thấp nhất. Mặt khác, khoảng cách về NSLĐ của DN nhà nước, DN FDI và DN ngoài nhà nước đang ngày càng nới rộng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến NSLĐ của DN ngoài nhà nước đạt thấp so với các loại hình DN còn lại là do trình độ của người lao động thấp, môi trường kinh doanh và thể chế kinh tế thị trường còn có sự bất bình đẳng giữa các loại hình DN mà DN ngoài nước bị ảnh hưởng nhiều nhất.

 Những trở ngại này đã ảnh hưởng đến NSLĐ của DN ngoài nhà nước cũng như toàn bộ khu vực DN nước ta. Bên cạnh đó, các DN ngoài nhà nước phần lớn là DN có quy mô nhỏ nên hạn chế nâng cao NSLĐ do khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận tín dụng chính thức hạn chế, thiếu lao động có kỹ năng. Đồng thời, khó tham gia và học hỏi từ chuỗi giá trị do các DN FDI dẫn dắt không khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế về quy mô.

 Trong khi đó, các DN đầu tư nước ngoài trong giai đoạn vừa qua luôn có tác động tích cực đến cải thiện NSLĐ thông qua các DN này mang công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến vào đầu tư trong nước. Tuy nhiên, theo Báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ DN FDI sử dụng nguyên vật liệu làm đầu vào trong nước ở Việt Nam đạt 67,6%, thấp hơn nhiều so với một số nước như: Trung Quốc (97,2%); Malaysia (99,9%) hay Thái Lan (96,4%).

 Giải pháp cho doanh nghiệp

 Trước khi tìm giải pháp cho DN, theo các chuyên gia kinh tế, trước hết, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần xác định việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao NSLĐ là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

 Trong khi đó, DN cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và sở trường, năng lực tài chính của DN. Lựa chọn quy mô phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Đồng thời, DN cần đổi mới tư duy để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù và văn hóa của DN Việt Nam.

 Bên cạnh đó, DN Việt Nam cần có chiến lược nâng cao NSLĐ thông qua chú trọng tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ. DN cần tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất, kinh doanh dựa trên số hóa, tích hợp công nghệ tiên tiến để đơn giản hóa quy trình sản xuất, rút ngắn thời gian, loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý, chất lượng sản phẩm, đổi mới mô hình quản trị DN để nâng cao NSLĐ và hiệu quả kinh doanh của DN.

 Các DN cần nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành DN cũng như nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý; năng động, sáng tạo tìm kiếm phương pháp làm việc mới, hiệu quả, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

  

  

  

 tag: xã quân tiếng anh cá biệt khái niệm coông nào? tỉ lê nào giữ vị trí châu á? (2016) hiện nay: thống kê