Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

 Rối loạn tiêu hóa là gì

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.
Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

 Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho người mắc phải như đầy bụng, chướng hơi, nôn, tiêu chảy, táo bón… Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm để góp phần giảm thiểu các triệu chứng trên cũng rất quan trọng . Dưới đây là các loại thực phẩm người bệnh rối loạn tiêu hóa nên lựa chọn cho bữa ăn.

 Chuối

 Chuối là một loại thực phẩm chứa hàm lượng kali rất cao. Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh nôn, đi ngoài làm mất kali, chất điện giải nên ăn chuối là cách bổ sung kịp thời và dễ dàng. Ngoài ra lượng chất xơ trong chuối có thể hấp thu các chất dịch còn tồn dư trong lòng ruột, khôi phục hệ vi khuẩn có lợi, giúp giảm tiêu chảy.

 Sữa chua

 Sữa chua được biết đến là một loại thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Hàm lượng probiotic lớn và các lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng kích thích hoạt động đường ruột nhịp nhàng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế sữa chua có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón và ngăn ngừa triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài.

 Gừng

 Gừng là một bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa và chống nôn rất hiệu quả, đã được áp dụng từ rất lâu đời. Trong nhiều thực nghiệm đã cho thấy gừng giúp dạ dày tăng  nhu động, co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột non. Vì vậy khi có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, người bệnh có thể uống ngay một tách trà gừng ấm để giúp thuyên giảm triệu chứng.

 Nước khoáng

 Theo các nghiên cứu, trong cơ thể con người, nước chiếm tỷ lệ khoảng 60-70% và có mặt trong mọi tế  bào cơ thể giúp duy trì hoạt động chức năng sống. Bình thường một người cần uống 1,5-2 lít nước trong ngày. Đối với người bệnh rối loạn tiêu hóa, tùy mức độ nôn và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước trong tế bào. Vì vậy người bệnh nên uống nhiều hơn, khoảng 2-3 lít/ngày. Trong nước có nhiều chất khoáng cần thiết như kali, magie… rất tốt cho hệ tiêu hóa.

 Các loại hoa quả chứa vitamin C

 Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh, kích thích tân tạo các tế bào, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể và làm êm dịu hệ thống đường ruột. Các loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, bưởi, đặc biệt là ổi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Có thể sử dụng các loại trái cây này dưới dạng sinh tố để bổ sung nước và điện giải cho cơ thể khi bị mất nước do tiêu chảy.

 Các loại thịt trắng

 Các loại thực phẩm này kể đến như thịt gà, thịt lợn, đậu hũ… có chứa hàm lượng đạm cao, có khả năng phục hồi niêm mạc đường ruột, tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. So với các loại thịt đỏ thì nhóm thịt trắng này dễ hấp thu hơn ở đường tiêu hóa, không gây ra đầy bụng, khó tiêu.

 Quả bơ

 Trong quả bơ có lượng chất béo không hòa tan và chất xơ cao, rất tốt cho việc duy trì hoạt động các cơ quan trong hệ tiêu hóa như gan, tụy, mật. Bên cạnh đó nó còn giúp biến đổi beta-caroten thành vitamin A, là chất cần thiết cho lớp niêm mạc bao phủ bề mặt trong lòng đường ruột.

 Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Thay đổi vấn đề đại tiện
Triệu chứng này tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
Đau bụng
Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Đầy hơi
Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…
Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.
Xác định bệnh
Vì rối loạn tiêu hóa mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh hiểm nghèo hơn, đáng kể nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như bệnh đau bao tử, bệnh ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, sán lãi, viêm tụy tạng mạn tính, bệnh không dung nạp sữa (lactose intolerance)…, bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.
Sau đây là những điều bạn nên biết: Nếu tự nhiên bị biếng ăn, mất ngủ, sút cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, nhất là ở những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng rối loạn tiêu hóa. Những bệnh nhân này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

 Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:

  •  Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng này.

  •  Buồn nôn, nôn mửa: Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

  •  Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa rồi đấy.

  •  Đau bụng âm ỉ: Hầu như ai bị rối loạn tiêu hóa đều kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Ban đầu nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.

  •  Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.

  •  Chán ăn: Khi bị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì.

 Điều trị rối loạn tiêu hóa

 Chế độ dinh dưỡng: thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

 Sử dụng thuốc: bạn có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế bạn cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng.

 Điều trị tại bệnh viện: các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

 Cách phòng ngừa

 Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nói riêng và các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa nói chung, mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  •  Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

  •  Đối với người thường xuyên táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.

  •  Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.

  •  Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

  •  Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh 1 lần vào cùng một thời điểm.

  •  Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

  

  

 tag: chuyển lipid em bé chó lipoprotein nhà giảng bà sao glucid bẩm chăm sóc mẹo mèo tiếng anh thai 3 protid porphyrin chuẩn quốc đánh giá tượng tinh bột mẹ