Dịch cân kinh là gì
 Dịch Cân Kinh hay Đạt Ma Dịch Cân Kinh hay Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh do Đạt Ma Sư tổ, sư trụ trì đầu tiên chùa Thiếu Lâm truyền đạt. Năm Đinh Sửu (theo công lịch là năm 917) nhà sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam (của Trung Hoa) xây dựng Thiếu Lâm Tự (Chùa Thiếu Lâm). Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin cũ của người bản xứ, thường dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của Ông vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công luyện tập võ nghệ để tự vệ. Từ đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.
 Nhiều người xin nhập môn nhưng thể chất kém không thể luyện võ được. Sư Tổ Đạt Ma bèn dạy cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.
 “Dịch – thay đổi, Cân – gân cốt, Kinh – sách quí”
 Cách tập này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì tập vẩy tay đúng phương pháp là sẽ đạt hiệu quả rất lớn: ăn ngon, ngủ tốt, gân cốt thư thái sức khỏe tăng cường và đặc biệt là trừ được bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen suyễn, các bệnh tim mạch, dạ dày, đường ruột, thận, gan, ống mật, trĩ nội … hay bán thân bất toại, đột quỵ, méo mồm lệch mắt, … đều tiến triển rất tốt. Nhất là các loại bệnh mạn tính của người cao tuổi hay gặp là thoái hóa cột sống, thoái hóa xương khớp. Trong đó có bệnh lý viêm quanh khớp vai rất thường gặp ở cả người cao tuổi cũng như người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hướng dẫn tập dịch cân kinh
Yêu cầu với người tập
- Về tư tưởng cần có sự quyết tâm, đều đặn, kiên trì.
- Về tinh thần cần phải lạc quan, không sợ bệnh, tin rằng mình thắng bệnh
Nguyên tắc tập
- Lên không, xuống có: Tay về trước dùng quán tính, về phía sau thì dùng sức.
- Trên ba dưới bảy: Phần trên để lỏng, ba phần khí lực. Phần dưới cứng chắc, bảy phần
- Mắt nhìn thẳng, đầu chỉ tập trung việc tập hoặc đếm lần vẫy tay.
Các bước tập dịch cân kinh
 Sau khi nắm chắc một số lưu ý khi tập dịch cân kinh, bạn có thể tiến hành tập luyện theo các bước dưới đây:
- Hai chân rộng bằng vai.
- Hai tay duỗi thẳng bằng vai, úp, ngón tay xòe thẳng.
- Hai mắt chọn một điểm trước mặt, hơi phía trên đằng xa để nhìn, có thể khép hờ
- Miệng ngậm tự nhiên, hơi mỉm cười, lưỡi đặt tại răng trên
- Cổ lỏng, như treo lơ lửng. Ngực buông lỏng , thở tự nhiên
- Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên.
- 10 ngón chân bấm chặt nền, gót chân lỏng, bàn chân cứng, bắp chân và đùi căng.
- Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tự nhiên, như hai mái chèo. Chân vẫn lên gân, hậu môn co lên không lòi.
- Vẫy đến lần thứ 5, khi tay đang buông thì chùng gối, nhún 2 lần.
- Đầu tập trung, chỉ chú ý vào ngón chân bấm, đùi vế chắc, hậu môn thót và đếm.
- Khi tập, từ cơ hoành trở lên, giữ cho trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu cánh tay từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng.
 Hình minh họa và thứ tự các bước tập chính mời bạn tham khảo ảnh.
 MỘT SỐ ĐIỂM CẨN CHÚ Ý
 1. Tập đúng: Tập phải tuân theo yếu lĩnh như trên.
 2. Tập đủ: Thời gian tập phải đủ 30 phút, 30 phút mới là đạt yêu cầu cho một lần tập. Tương ứng với số lần vẩy tay không nên ít: từ 600 lần đến 1.800 lần cho một bài tập. Tập được đến khoảng 20 phút mà thấy trung tiện nhiều chứng tỏ hiệu quả tập rất tốt.
 3. Tập đều: Khi đã tập thì tập thường xuyên, tập hàng ngày kể cả các ngày lễ, tết. Bài tập thường sẽ có hiệu quả sau 3 đến 6 tháng tập liên tục. Nếu tập gián đoạn vì một lý do nào đó thì hiệu quả không cao, dẫn đến mất niềm tin vào bài tập. Vì vậy cần phải kiên trì duy trì bài tập hàng ngày ít nhất vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
 Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng vẫn phải nhớ thót đít và bấm 10 đầu ngón chân
 Số lần tập: Có thể tập càng nhiều càng tốt. Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy 3.000 tới 6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần tập là thích hợp.
 Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh. Bình thường vẫy 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa trừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là lục động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng và chậm một chút. Khi đã thuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.
 Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu và khí huyết lưu thông. Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mền dẻo, đặc biệt là không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực không lưu thông cũng không được.
 Tóm lại đây là bài tập kinh điển, tổng hợp động tác của nhiều bài tập hiện đại như bài tập Kegel điều trị bệnh lý vùng tiểu khung, bài tập William và bài tập McKENZIE điều trị bệnh lý cột sống, và bài tập khí công cổ truyền (luyện vòng Tiểu chu sinh), và bài tập quăng tay hỗ trợ điều trị các bệnh về gân – cơ – khớp trong đó rất hiệu quả với các bệnh liên quan đến khớp vai nói chung và viêm quanh khớp vai nói riêng.
Tác dụng của tập dịch cân kinh
 Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.
 Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.
 Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.
 Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.
 Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.
 Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) – biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.
 Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.
 Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương
 Tag: 12 toàn pdf cải video 24 lương trần văn cận thị full cửu xem phim bí kíp vảy kim dung nghiệm hắc cấp phù đồ