Giới thiệu về thành phố Cần Thơ: Khái quát
 Có thể nói, Cần Thơ là một thành phố còn khá “trẻ”. Tuy vậy, Cần Thơ cũng đã mang trong mình lịch sử hình thành và phát triển trên 130 năm. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, hiện nay, thành phố đã là đô thị loại I – một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương. Đây cũng là nơi hiện đại và phát triển nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Được mệnh danh như là Tây Đô, thủ phủ kinh tế, chính trị, giáo dục và y tế.
Vị trí địa lý
 Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng hạ lưu sông Mê Kông. Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long. Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; còn phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách Rạch Giá, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km. Từ đây có thể ra biển theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C) khoảng 80 km.
 Về tọa độ địa lý, Cần Thơ nằm trong giới hạn từ 105°13’38” đến 105°50’35” kinh độ Đông. Từ 9°55’08” đến 10°19’38” vĩ độ Bắc.
 Lãnh thổ thành phố trải dài hơn 60 km dọc bờ tây sông Hậu. Tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích của cả vùng. Trong đó, diện tích nội thành là 53 km².
 Các điểm cực của Cần Thơ:
- Cực bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt;
- Cực tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh;
- Cực nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai;
- Cực đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng.
Khí hậu
 Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hai mùa hình thành khá rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ trong năm khá cao, trung bình từ 25°C đến 28°C. Lượng mưa từ 1.500 mm đến 1.800 mm trên năm. Tổng số giờ nắng là 2.300 – 2.500 giờ. Độ ẩm trung bình là 83%.
 Chế độ gió: gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Điều kiện tự nhiên
 Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa của sông Mê Kông, trong đó Sông Hậu là con sông lớn với chiều dài chảy qua thành phố là 65 km phía đông. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m³/năm. Sông Cái Lớn dài 20 km có khả năng tiêu thoát nước tốt. Sông Cần Thơ dài 16 km đổ ra sông Hậu, nước ngọt quanh năm, có tác dụng tưới nước trong mùa nước kém vừa tiêu úng trong mùa nước đổ; đồng thời do có hệ thống kênh rạch dày đặc nên thuận lợi cho phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao lưu hàng hóa.
 Cần Thơ thuộc vùng đồng lũ nửa mở, bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên sông Hậu, đồng lũ nửa mở thuộc vùng tứ giác Long Xuyên và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ 0,8 – 1,0 m và thấp dần từ đông bắc sang tây nam. Địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.
 Về thổ nhưỡng, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên và 16% nhóm đất phèn.
Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất: Như đã nhắc đến ở trên, có hai loại nhóm đát chính là đất phù sa và đất phèn. Trong đó:
- Đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Hậu, cách sông từ 8 km đến 12 km. Gồm 5 loại: đất phù sa bồi ven sông (chiếm khoảng 1,9%), đất phù sa đốm dĩ có gley (chiếm khoảng 58%), đất phù sa đốm dĩ (chiếm khoảng 15,3%), đất phù sa loang lổ (chiếm khoảng 4,9%), đất phù sa gley (chiếm khoảng 4,1%). Đây là loại đất tốt, rất cần thiết cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Đất phèn: chiếm 16% diện tích tự nhiên, gồm: đất phèn hoạt động nông (chiếm khoảng 2,5%), đất phèn hoạt động sâu (chiếm khoảng 7,0%) và đất phèn hoạt động rất sâu (chiếm khoảng 6,4%).
 Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của thành phố Cần Thơ có thể nói là khá dồi dào. Nhờ có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt.
 Ngoài ra thì Cần Thơ còn có nguồn nước ngầm được phân bố khá rộng. Chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, Pliocen, Miocen ở độ sâu 100 – 300m, nhưng có nơi 20 – 50m đã có nước ngầm, chất lượng khá tốt.
 Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ thành phố Cần Thơ không nhiều. Chủ yếu là khoáng sản phục vụ công nghiệp nhẹ, trong lĩnh vực xây dựng như: đất sét, cát, than bùn,…
- Than bùn: Ở độ sâu 0,5 – 1,0m, trữ lượng khoảng 30.000 – 50.000 tấn, tập trung ở quận Ô Môn, Thốt Nốt, hiện chưa khai thác.
- Đất sét: 3 điểm trữ lượng đất sét tốt khoảng 16,8 triệu m3 để làm gạch ngói, phổ biến là tầng đất sét màu xám vàng có bề mặt dày 1 – 2m, phân bố rải rác ở khắp nơi. Riêng ở sông Ô Môn và sông Cần Thơ đất sét có màu vàng nhạt, xám xanh loang lổ khi khô thì cứng, chiều dày khoảng 2m, trữ lượng hàng triệu tấn.
- Cát san lấp: Tập trung ở khu vực sông Hậu và đoạn từ quận Thốt Nốt đến Phụng Hiệp, có trữ lượng khoảng 30 triệu m³.
 Tài nguyên sinh vật: Về tài nguyên sinh vật là đặc trưng cho vùng phù sa ngọt nhưng hiện nay cạn nguồn do tận dụng đánh bắt khai thác.
Dân số
 Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số Cần Thơ là 1.450.000 người. Trong đó:
- Thành thị có 1050.000 người;
- Nông thôn có 400.000 người.
 Mật độ dân số là 1008 người/km², là mức cao. Quận Ninh Kiều có mật độ dân cư đông nhất 8.407 người/km² và mật độ dân cư thấp nhất là huyện Vĩnh Thạnh 274 người/km². Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1% (năm 2005).
 Người Kinh chiếm phần lớn trong dân số của thành phố Cần Thơ (96,95%). Số còn lại là người Hoa, Khmer và một số ít các dân tộc khác.
 Cần Thơ cũng là nơi đào tạo nguồn lực lao động cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm dạy nghề,…
Đơn vị hành chính
 Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) với 85 xã phường thị trấn. Cụ thể:
- Quận Bình Thủy: 8 phường;
- Quận Cái Răng: 7 phường;
- Quận Ninh Kiều: 13 phường;
- Quận Ô Môn: 7 phường;
- Quận Thốt Nốt: 9 phường;
- Huyện Cờ Đỏ: 1 thị trấn, 9 xã;
- Huyện Phong Điền: 1 thị trấn, 6 xã;
- Huyện Vĩnh Thạnh: 2 thị trấn, 9 xã.
 Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố, các quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và Cái Răng giữ vai trò nội thành (Có 610/630 ấp, khu vực văn hóa).
 Dự kiến đến năm 2020, Cần Thơ sẽ thành lập quận Hưng Phú và quận Phong Điền trên cơ sở chia tách quận Cái Răng và nâng cấp huyện Phong Điền.
 Các số liệu này dựa trên Nghị định 12/NĐ-CP năm 2008 điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ.
Giao thông
- Giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đường bộ. Trong đó có 123,715 km đường quốc lộ; 183,85 km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33 km đường đô thị; 1.969,075 đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.
- Giao thông đường thủy: Là một phần quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống giao thông của thành phố. Tổng chiều dài là 1.175 km. Trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m), gồm : 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 – 250 tấn hoạt động… và 4 tuyến đường sông do thành phố quản lý là kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 – 50 tấn hoạt động. Ngoài ra, các tuyến đường sông do quận – huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 – 60 tấn hoạt động.
- Giao thông đường hàng không: Hiện nay, sân bay Cần Thơ đã đi vào hoạt động. Đây là sân bay lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khai thác cả các tuyến nội địa và quốc tế.
Giới thiệu về thành phố Cần Thơ: Du lịch
Tiềm năng du lịch
 Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch như:
- Đài Bác Hồ;
- Bảo tàng Thành phố Cần Thơ;
- Bảo tàng Quân khu 9;
- Đình Bình Thủy;
- Bến Ninh Kiều;
- Chùa Nam Nhã Đường,…
 Tuy vậy, có lợi thế phát triển và được biết đến rộng rãi hơn hẳn đó là các cảnh quan thiên nhiên vùng đồng bằng sông nước. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, những vườn cây ăn trái sai trĩu quả, cùng những chợ nổi tấp nập trên mặt nước, Cần Thơ có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Các chợ nổi như Cái Răng, Phong Điền,… Các địa điểm đẹp như cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng, làng hoa Thới Nhựt,… Tất cả tạo nên một hệ thống sinh thái tiêu biểu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây ấn tượng mạnh với bất kỳ ai đặt chân đến đây.
Du lịch Cần Thơ
 Từ những lợi thế và tiềm năng của mình, thành phố Cần Thơ đang chú trọng phát triển các loại hình du lịch sau:
- Du lịch sinh thái sông nước: Các địa điểm tham quan thường là chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, các cù lao cây trái như cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn, cồn Tân Lộc. Du khách sẽ được chèo thuyền men theo dòng sông, ngắm nhìn cảnh vật hai bên bờ sông Hậu, thưởng thức các món ăn đặc sản quê hương, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ hay len lỏi vào kênh rạch chằng chịt ghé thăm vườn cây ăn trái.
- Du lịch miệt vườn: Với địa điểm như vườn cò Bằng Lăng và hệ thống các điểm, khu du lịch vườn đa dạng khác. Các hoạt động, hình thức du lịch thường là homestay, cùng làm nông dân, tìm hiểu nền văn minh lúa nước, văn minh miệt vườn…
- Ngoài ra, những năm gần đây, Cần Thơ còn chú trọng phát triển các loại hình du lịch mới như văn hóa truyền thống; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm…
- Ẩm thực của Cần Thơ cũng không thể bỏ qua với những nét phong phú mang đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Ẩm thực phát huy tối đa tiềm năng về nông nghiệp của Cần Thơ và rất hấp dẫn khách du lịch gần xa. Trong tương lai, đây là một trong những nội dung sẽ được đẩy mạnh phát triển hơn nữa.
 Để giới thiệu về thành phố Cần Thơ, có lẽ còn rất nhiều điều để nói. Nhưng trong bài viết này, chỉ để cập đến những nội dung khái quát nhất, đặc biệt là liên quan đến hoạt động du lịch. Hy vọng rằng nó đã cung cấp cho các bạn những thông tin hấp dẫn và bổ ích!
 Nguồn: https://phongveminhquan.vn/gioi-thieu-ve-thanh-pho-can-tho
 Tag: bệnh khoa nào ủy thư ubnd đoàn ban nhân phụ nhiêu kem đức việt dịch việc bưu điện bảng tuyên quán tịch khánh tòa án bí phòng tim mạch ảnh ngoại 2016 hiểm lẩu mắm cục thuế tourist thanh tra thương dược báo bán môi kế hoạch đầu tư tín mỹ nhi chung luật sư thpt chuyên sạn cổng gia online nhà cổ xem 2015 sự tuyen quyết 22/2014/qđ-ubnd ngày 2014 chấp đảng tôi yêu