Hóa đơn vật liệu là gì
 Hóa đơn nguyên vật liệu hoặc cấu trúc sản phẩm (đôi khi là hóa đơn nguyên vật liệu, BOM hoặc danh sách liên quan) là danh sách các nguyên liệu thô, cụm lắp ráp, cụm trung gian, thành phần phụ, bộ phận và số lượng của mỗi loại cần thiết để sản xuất một sản phẩm cuối. Một BOM có thể được sử dụng để liên lạc giữa các đối tác sản xuất hoặc giới hạn trong một nhà máy sản xuất. Một hóa đơn vật liệu thường được gắn với một đơn đặt hàng sản xuất mà việc phát hành có thể tạo ra các đặt chỗ cho các thành phần trong hóa đơn vật liệu có trong kho và các yêu cầu cho các thành phần không có trong kho.
Cách viết hóa đơn vật liệu xây dựng
 Thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng
 Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
 Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
 – Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
 – Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là NGÀY THU TIỀN.
 Như vậy:
– Khi có biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục hoặc từng hạng mục -> Là phải lập hóa đơn. (Các khoản tạm ứng trước thì chưa phải lập hóa đơn)
– Nếu thu tiền theo tiến độ -> Thì ngày thu tiền là phải lập hóa đơn (Áp dụng cho trường hợp kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây nhà để bán, chuyển nhượng)
 Tiền đặt cọc mua mua nhà, căn hộ có xuất hóa đơn không?
 – Đối với tiền đặt cọc: Trường hợp khi Công ty có nhận một khoản tiền đặt cọc của khách hàng trước khi ký hợp đồng để đảm bảo việc giữ chỗ mua căn hộ hình thành trong tương lai (bao gồm cả trường hợp khách hàng tiếp tục ký hợp đồng hoặc khách hàng không ký hợp đồng mua căn hộ) nếu việc thu tiền đặt cọc không nằm trong tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, thì Công ty chưa phải lập hóa đơn GTGT.
 – Đối với việc sử dụng hóa đơn: Công ty có thực hiện thu tiền mua căn hộ của khách hàng theo tiến độ, trường hợp cùng một khách hàng nộp tiền cho một hợp đồng nhiều lần trong ngày thì đơn vị xuất 01 hóa đơn tổng trong ngày theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.
Trường hợp khoản tiền của 53 khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của Công ty là khoản tiền mua căn hộ được thực hiện thanh toán theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền trong hợp đồng với Công ty thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính nêu trên.
Trong trường hợp đến thời điểm bắt buộc thực hiện giao dịch theo như thỏa thuận đặt cọc giữa Công ty và khách hàng mà khách hàng không đến để thực hiện giao dịch thì Công ty được ghi nhận khoản tiền trên vào thu nhập khác.
=> Nếu đây là khoản tiền tạm ứng hợp đồng xây dựng do bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng thì khi nhận được khoản tiền tạm ứng nêu trên Công ty lập chứng từ thu theo quy định, chưa phải lập hóa đơn GTGT. Khoản tiền tạm ứng Công ty nhận được chưa xác định là doanh thu chịu thuế TNDN nên chưa phải kê khai để tính thuế TNDN.
 Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn.