Quy trình bổ nhiệm cán bộ đơn vị sự nghiệp

 Đơn vị sự nghiệp là gì

 Đơn vị sự nghiệp công lập chính  các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách cá nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục …

 Đơn vị sự nghiệp có thu là gì

 Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập  nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước  thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập,  con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.

 Quy trình bổ nhiệm cán bộ đơn vị sự nghiệp

 Quy trình bổ nhiệm cán bộ đơn vị sự nghiệp được quy định tại nghị định 29/2012/NĐ-CP

 Phụ cấp chức vụ trong đơn vị sự nghiệp

 Phụ cấp chức vụ trong đơn vị sự nghiệp được quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BNV

 Quy định về thủ quỹ trong đơn vị sự nghiệp

 Quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của thủ quỹ được quy định tại Quyết định 21-LĐ/QĐ của Bộ lao động như sau:

 Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một thủ quỹ

 – Thực hiện thu, chi tiền mặt đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ. Theo quy chế của đợn vị, cơ quan, tổ chức về vấn đề thu chi quỹ. Thu những vấn đề gì, danh mục cần phải thu là gì, mức thu ra sao đã dược đơn vị thông qua và thủ quỹ chỉ cần căn cứ vào đó để tiến hành thu đúng và đủ.

 – Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị, để tránh trường hợp lạm thu và lạm chi, điều tiết cân đối giữa việc thu và chi sao cho cấn đối tránh trường hợp bội chi, tránh trường hợp làm trái quy định của pháp luật như hành vi rửa tiền, ….

 – Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định, thực hiện việc phân bổ sử dụng sao cho phù hợp, hợp lý đối với mức quỹ chưa được sử dụng đến sau khi hoạch toán vấn đề chia.

 – Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo chính xác và đầy đủ về quỹ tiền mặt. Tránh trường hợp thiếu hụt số tiền trong quỹ mà không có cơ sơ cho vấn đề chi đó là gì, vì không có cơ sở để chứng minh về vấn đề chi tiêu.

 – Điều lệ hoặc nội dung hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh của đơn vị mình để hiểu nội dung hoạt động của quỹ tiền mặt.

 – Chế độ, thể lệ thu chi tài chính của đơn vị, cơ quan, tổ chức;

 – Chế độ quản lý tiền mặt của Nhà nước phải theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tiền tệ chứ không phải cơ quan, đơn vị cứ quy định ra và làm theo quy định đó mà cái quy định đó cũng cần phải phù hợp với quy định cua pháp luật.

 – Hiểu được kế hoạch tiền mặt của đơn vị, đơn vị đề ra kế hoạch tiền mặt

 – Quy trình nghiệp vụ về kiểm đếm, đóng gói, thu chi và bảo quản tiền mặt.

 – Tiến hành các thủ tục về quan hệ tiền mặt với ngân hàng và khách hàng.

 – Thủ tục về mở sổ sách, xử lý các chứng từ, ghi chép và làm báo cáo thống kê, cập nhật việc thu chi của quỹ tiền mặt.

 – Biết sử dụng những công cụ chuyên dùng đơn giản cho công tác quỹ tiền mặt như bàn tính gảy, máy tính quay tay, máy đếm tiền (nếu có).

 Yêu cầu trình độ nghiệp vụ đối với thủ quỹ

 Tốt nghiệp phổ thông cơ sở, đã qua lớp nghiệp vụ quỹ tiền mặt muốn làm thủ quỹ phải đáp ứng được những quy định định về trình độ, chuyên môn chứ không phải chủ thể nào cũng có thể làm thủ quỹ.

 Mẫu quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp

 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
——-

 Số: 168-QĐ/TW

 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

 Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 QUYẾT ĐỊNH

 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC MẪU CỦA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 – Căn cứ Điều lệ Đảng;

 – Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;

 – Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương,

 BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH

 Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh ủy).

 Điều 2. Trên cơ sở Quy chế làm việc mẫu này và các quy định của Trung ương có liên quan, các tỉnh ủy xây dựng quy chế làm việc của mình phù hợp với yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phương.

 Giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc thực hiện.

 Điều 3. Văn phòng Trung ương Đảng, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để báo cáo),
– Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương,
– Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
– Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
– Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

 T/M BAN BÍ THƯ

 Trần Quốc Vượng

 TỈNH ỦY…………………
——-

 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

 Số: …….-QC/TU

 ………., ngày …… tháng ….. năm ……

 QUY CHẾ LÀM VIỆC

 CỦA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 168-QĐ/TW, ngày 28/12/2018 của Ban Bí thư)

 – Căn cứ Điều lệ Đảng;

 – Căn cứ Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 – Căn cứ Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy;

 – Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương,

 Ban chấp hành đảng bộ tỉnh …………., khoá ………., nhiệm kỳ……. quyết định Quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực Tỉnh ủy như sau:

 Chương I

 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ

 Điều 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 4, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

 Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 5, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

 Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 2, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Chương II

 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN

 Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh

 1. Chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy về sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

 2. Chủ động đề xuất ý kiến với tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình hoạt động của tỉnh ủy, ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy liên quan đến lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách. Thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy các vấn đề đột xuất, phức tạp vượt thẩm quyền.

 3. Nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giữ gìn sự thống nhất ý chí, hành động và đoàn kết trong Đảng; không nói trái, làm trái nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Trung ương và tỉnh ủy; kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng.

 Cùng với cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng nơi công tác, lãnh đạo việc nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh ủy; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở cơ quan, tổ chức, ngành, địa phương được phân công phụ trách.

 4. Gương mẫu thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các quy định của Trung ương và của tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Thường xuyên tự soi mình với các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và đề ra giải pháp khắc phục. Tích cực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở đơn vị mình sinh hoạt, công tác.

 Có lối sống gương mẫu, trong sạch, lành mạnh; xây dựng gia đình văn hóa; không để vợ (hoặc chồng), con lợi dụng làm những việc trái quy định của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

 5. Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công và điều động của cấp có thẩm quyền; có quyền trình bày ý kiến khi các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, nhận xét, quyết định bố trí công tác, thi hành kỷ luật đối với mình.

 6. Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm hoặc tham gia chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ kế cận, nhất là cán bộ thay thế chức vụ mình đang đảm nhiệm. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc cơ quan, tổ chức, ngành, địa phương được phân công phụ trách. Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực và thực hành tiết kiệm ở đơn vị, địa bàn được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm đối với những sai phạm của tổ chức và cán bộ dưới quyền quản lý trực tiếp.

 7. Nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình theo quy định của Đảng. Hằng năm tự phê bình về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Lắng nghe, cầu thị tiếp thu ý kiến góp ý, nhất là các hạn chế, khuyết điểm của mình hoặc có liên quan đến mình. Có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra trong kỳ kiểm điểm và khuyết điểm do cấp có thẩm quyền kết luận và khuyết điểm được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.

 Thực hiện phê bình, chất vấn về hoạt động của tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy và các thành viên khác theo quy định. Cá nhân được phê bình, chất vấn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và trả lời rõ ràng về các nội dung phê bình, chất vấn.

 8. Tích cực, tự giác học tập, cập nhật thông tin, kiến thức mới và được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn.

 9. Tham dự đầy đủ các phiên họp tỉnh ủy; tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến cho các nghị quyết, quyết định, văn bản của tỉnh ủy và cùng tỉnh ủy chịu trách nhiệm trong việc lãnh đạo thực hiện. Phối hợp chuẩn bị nội dung thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách để trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy. Tham gia các ban chỉ đạo, tiểu ban, tổ công tác hoặc các hình thức tổ chức khác của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy khi được phân công.

 10. Có quyền bầu cử, ứng cử, đề cử, xin rút khỏi danh sách đề cử theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng.

 11. Thực hiện chế độ bảo mật thông tin, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn của Đảng, Nhà nước.

 12. Được cung cấp và yêu cầu ban thường vụ tỉnh ủy cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời về hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh; về tình hình trong nước và quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.

 Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy

 Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

 1. Chỉ đạo việc chuẩn bị các nghị quyết, quyết định, văn bản của ban thường vụ, tỉnh ủy thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và các nội dung theo phân công của ban thường vụ. Tham gia đầy đủ các phiên họp của ban thường vụ; tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ban thường vụ tỉnh ủy và cùng tập thể ban thường vụ chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

 2. Trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp giải quyết công việc và những kiến nghị của các tập thể, cá nhân thuộc lĩnh vực, phạm vi được phân công phụ trách. Đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác thì chủ động trao đổi với đồng chí ủy viên ban thường vụ có liên quan hoặc báo cáo với đồng chí phó bí thư, bí thư tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.

 3. Chỉ đạo hoặc phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ của các ban, ngành, địa phương trong lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

 Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 3, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư thường trực tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 4, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư – chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

 (Cụ thể hoá theo Điều 5, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư hoặc phó bí thư là chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

 (Cụ thể hoá theo Điều 6, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng

 (Cụ thể hoá theo Điều 7, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Chương III

 MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TỈNH UỶ, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY

 Điều 11. Với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

 (Cụ thể hoá theo Điều 6, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 12, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 12. Với Đảng đoàn Quốc hội

 (Cụ thể hoá theo Điều 33, Quyết định số 295-QĐ/TW, ngày 06/11/2015 của Bộ Chính trị về Quy chế làm việc của Đảng đoàn Quốc hội).

 Điều 13. Với Ban cán sự đảng Chính phủ

 (Cụ thể hoá theo Điều 23, Quyết định số 198-QĐ/TW, ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về quan hệ công tác giữa Ban cán sự đảng Chính phủ với Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ, với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp Trung ương, các ban đng Trung ương và các tnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).

 Điều 14. Với các cơ quan đảng của Trung ương

 (Cụ thể hoá theo Khoản 2, Điều 7, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 12, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 15. Với đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương

 (Cụ thể hoá theo Điều 15, Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 05/12/2018 của Ban Bí thư về Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đng trực thuộc Trung ương).

 Điều 16. Với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trực thuộc Trung ương

 (Cụ th hoá theo Điều 15, 16, Quy định số 314-QĐ/TW, ngày 01/7/2010 của Ban Bí thư về công tác giữa Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đng đoàn các đoàn thể với tập thể lãnh đạo và đng y cơ quan, các đng đoànban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban Trung ương Đảng, các tnh ủy, thành ủy).

 Điều 17. Với Đảng ủy Công an Trung ương và các đảng ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương

 (Cụ thể hoá theo Điều 24, 27, Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 05/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng).

 Với các đơn vị đóng trên địa bàn: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tỉnh ủy xây dựng mối quan hệ công tác phù hợp với yêu cầu tình hình thực tin của địa phương.

 Điều 18. Với các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương

 (Cụ thể hoá theo Điều 8, Quyết định số 253-QĐ/TW, ngày 07/8/2009 của Ban Bí thư về Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương với đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).

 Điều 19. Với đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

 Tỉnh ủy, ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua đảng đoàn Hội đồng nhân dân, ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đảng viên là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

 1. Với đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh

 (Cụ thể hoá theo Điều 3, Quy định số 231-QĐ/TW, ngày 16/6/2009 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc và Điều 9Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 2. Với ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh

 (Cụ thể hoá theo Điều 4, Quy định số 231-QĐ/TW, ngày 16/6/2009 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc và Điều 9, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tnh ủy, thành ủy).

 3. Với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

 – Tỉnh ủy, ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy lãnh đạo hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông qua các đồng chí trưởng, phó trưởng đoàn và các đại biểu Quốc hội là ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

 – Đoàn đại biểu Quốc hội thường xuyên phản ánh ý kiến, nguyện vọng của cử tri để ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, địa phương giải quyết.

 Điều 20. Với ban cán sự đảng tòa án nhân dân tỉnh, ban cán sự đảng viện kiểm sát nhân dân tỉnh

 (Cụ thể hoá theo Điều 6, Quy định số 231-QĐ/TW, ngày 16/6/2009 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc và Điều 9, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 21. Với đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị – xã hội và ban thường vụ tnh đoàn

 (Cụ thể hoá theo Điều 5, Quy định số 231-QĐ/TW, ngày 16/6/2009 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc và Điều 9, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 22. Với các cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 8, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mi quan hệ công tác của cp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 10, Quy định s 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 23. Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 8, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mi quan hệ công tác của củy, ban thường vụ cấp ủy tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 11Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 24. Quan hệ công tác trong nội bộ thường trực tỉnh ủy

 (Cụ thể hoá theo Điều 8, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).

 Điều 25. Các mối quan hệ khác

 (Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác, tỉnh ủy nghiên cứu, xây dng phù hợp với tình hình của địa phương).

 Chương IV

 NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

 Điều 26. Nguyên tắc làm việc

 1. Tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức; chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh ủy và nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh.

 2. Cá nhân được quyền phát biểu và bảo lưu ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành nghị quyết của tập thể. Ý kiến bảo lưu có thể được phản ánh lên cấp trên, nhưng không được tuyên truyền, phổ biến ra bên ngoài.

 3. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo; đồng thời, nêu cao tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân, nhất là người đứng đầu. Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

 Điều 27. Thực hiện chương trình công tác

 1. Tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác đã được tập thể thông qua; theo chỉ đạo của Trung ương hoặc khi có yêu cầu đột xuất.

 Tỉnh ủy có chương trình công tác toàn khoá và hằng năm. Ban thường vụ tỉnh ủy làm việc theo chương trình công tác toàn khoá, hằng năm, 6 tháng, hằng quý, hằng tháng (có điều chỉnh khcần).

 2. Văn phòng tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, các cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng chương trình làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy trong từng thời gian cụ thể.

 3. Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy trên cơ sở chương trình công tác của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của mình, tăng cường làm việc với cấp dưới và cơ sở; thường xuyên tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 Điều 28. Chế độ hội nghị của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy

 1. Tỉnh ủy họp thường lệ ba tháng một lần, khi ban thường vụ thấy cần thiết hoặc khi có trên 1/2 ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh đề nghị thì ban thường vụ quyết định triệu tập hội nghị tỉnh ủy đột xuất. Ban thường vụ họp thường lệ ít nhất …lần/tháng, họp đột xuất khi cần, do thường trực tỉnh ủy chuẩn bị nội dung và triệu tập. Hội nghị tỉnh ủy, ban thường vụ phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự.

 Các ủy viên Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy không là tỉnh ủy viên được mời dự hội nghị tỉnh ủy (trừ nội dung cần họp riêng). Tùy theo nội dung, ban thường vụ có thể mời một số đồng chí thủ trưởng các sở, ban, ngành không phải là tỉnh ủy viên có liên quan đến nội dung hội nghị dự họp và báo cáo với tỉnh ủy tại hội nghị (nếu thấy cần thiết).

 2. Ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy có trách nhiệm chuẩn bị hội nghị cấp ủy, hội nghị ban thường vụ cấp ủy; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi của mỗi hội nghị; phân công ủy viên ban thường vụ chủ trì và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chuẩn bị các đề án. Các tổ chức, cá nhân được giao chuẩn bị đề án phục vụ hội nghị phải hoàn thành kịp thời, có chất lượng. Đối với những vấn đề đột xuất, chưa có trong chương trình hội nghị, nếu xét thấy quan trọng và cấp thiết, cơ quan, đơn vị chủ trì báo cáo thường trực tỉnh ủy hoặc ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.

 3. Các đơn vị được phân công chuẩn bị phải gửi tài liệu phục vụ hội nghị đến văn phòng tỉnh ủy trước kỳ họp ít nhất … ngày để thẩm định; văn phòng tỉnh ủy gửi giấy mời và tài liệu hội nghị đến các thành viên trước kỳ họp … ngày, đối với hội nghị tỉnh ủy và trước … ngày đối với hội nghị ban thường vụ tỉnh ủy (trừ trường hợp hội nghị đột xuất).

 Điều 29. Chế độ thông tin, báo cáo, học tập và bảo mật

 1. Ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy giao văn phòng tỉnh ủy chủ trì, phối hợp ban tuyên giáo tỉnh ủy có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin theo quy định và những vấn đề nổi bật hằng tuần của đảng bộ cho các đồng chí tỉnh ủy viên.

 2. Định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh đoàn, thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh báo cáo (bằng văn bản) với ban thường vụ tỉnh ủy về tình hình, kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Khi có tình hình, công việc đột xuất, cấp thiết hoặc vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của thường trực, ban thường vụ và tỉnh ủy.

 3. Ủy viên ban chấp hành phải thường xuyên tự giác học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới.

 4. Ủy viên ban chấp hành phải thực hiện nghiêm chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn theo quy định của Đảng và Nhà nước.

 Điều 30. Chế độ ban hành, quản lý văn bản

 1. Các kết luận và quyết định xử lý công việc của thường trực tỉnh ủy được ban thường vụ ủy quyền đều được văn bản hoá theo quy định và được gửi đến các tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ thực hiện. Các ý kiến chỉ đạo của thường trực tỉnh ủy tại các cuộc họp hoặc làm việc đều phải do văn phòng tỉnh ủy thông báo bằng văn bản (trừ những việc các đồng chí thường trực tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo xử lý và không yêu cầu ra văn bản).

 2. Các kết luận, quyết định, các văn bản chỉ đạo của tập thể thường trực và của từng đồng chí trong thường trực phải bảo đảm đúng thể thức, thể loại văn bản của Đảng, ký ban hành đúng thẩm quyền và được phát hành, quản lý, lưu trữ theo quy định hiện hành.

 3. Nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, ban thường vụ phải có trên 1/2 số thành viên đương nhiệm tán thành. Trong một số trường hợp, do nội dung vấn đề phải giải quyết không phức tạp hoặc không tổ chức họp ban thường vụ được thì thường trực tỉnh ủy chỉ đạo văn phòng tỉnh ủy gửi xin ý kiến ban thường vụ bằng văn bản (trừ công tác cán bộ), khi có trên 1/2 thành viên ban thường vụ đương nhiệm tán thành thì ý kiến quá bán đó coi như nghị quyết của cuộc họp; trường hợp, tuy đã có trên 1/2 thành viên tán thành, nhưng còn có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng thì cần đưa ra hội nghị ban thường vụ thảo luận, tạo sự thống nhất trước khi quyết định.

 Điều 31. Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình

 1. Hằng năm, tập thể ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy và các đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo quy định. Kết quả kiểm điểm được báo cáo tại hội nghị tỉnh ủy để lấy ý kiến góp ý và gửi về Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định.

 2. Ủy viên ban chấp hành phải gương mẫu tham gia sinh hoạt đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình theo quy định.

 3. Cuối nhiệm kỳ, tỉnh ủy kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo; ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.

 Điều 32. Chế độ đi công tác cơ sở, tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và nhân dân

 1. Hằng năm, ban thường vụ tỉnh ủy làm việc với ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy để nắm tình hình và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

 2. Thành viên thường trực tỉnh ủy chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

 3. Ủy viên ban chấp hành chủ động bố trí, sắp xếp công việc, dành ít nhất 1/3 thời gian để đi cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của nhân dân, qua đó giúp cơ sở kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

 Điều 33. Tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương và địa phương

 1. Căn cứ quy định và yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành chương trình, kế hoạch và chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương và của tỉnh ủy; báo cáo với Trung ương và thông báo cho cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc.

 2. Các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương và của tỉnh ủy thuộc ngành, lĩnh vực nào thì ban thường vụ tỉnh ủy giao cho cơ quan có liên quan chủ trì chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết. Những vấn đề liên quan nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thì ban thường vụ giao một cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc thành lập tổ công tác để chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết.

 Chương V

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 34. Tổ chức thực hiện

 Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.

 Văn phòng tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, Ban Tổ chức tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện quy chế, đề xuất sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. Cuối nhiệm kỳ tổng kết, đánh giá thực hiện quy chế.

 Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
– Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để báo cáo),
– Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương (phối hợp),
– Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy (thực hiện),
– Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy (thực hiện),
– Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (thực hiện),
– Các đồng chí tỉnh ủy viên (thực hiện),
– Các đồng chí ủy viên Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
– Lưu Văn phòng tỉnh ủy.

  

  

  

  

 tag: tiếng anh thế trích lương hao mòn tscđ gồm trụ thanh nhập thêm khung kỹ khái niệm hạng mua sắm cấu hiểm 43 duyệt dđơn lại tóm tắt đời thân nay nghiệp/ vai trò trật ninh câu hay võ giáp niên nguyễn trãi nên trồng thơ nét quang đàn ông vĩ du tarot thuyết ronaldo vốn phim hơn stt trào tây sơn đất xuân hương nữ gây henry ford tôi pdf cảm tôn thắng vẻ vang tộc ta giặc jack ma vận buồn chán lênh đênh cristiano bill gates tất yếu ‘thánh nữ’ jav bỏ nghề dù đỉnh thái – cnxh thăng tử thiện tên ebook nga putin chòm hitler tỷ phú messi lựa chọn napoleon quần đảo sa beethoven