Rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm
 1. Rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm trong việc nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường trong bất kỳ ngành nghề nào là bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng quyết định lớn đến sự thành công của kinh doanh. Khi kinh doanh văn phòng phẩm bạn cần lưu ý những sản phẩm hiện nay không còn là đáp ứng những nhu cầu cơ bản nữa mà nó còn phải vừa đẹp, vừa hợp xu hướng mới. Giá cả hiện nay không còn là vấn đề quá quan trọng, mà thay vào đó là mẫu mã, màu sắc, hình ảnh, trang trí đi kèm. Có rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần rẻ, bền thì sẽ có người mua, nhưng không hẳn là như vậy. Kinh doanh văn phòng phẩm đã có rất nhiều người thực hiện, vì thế chủ quan sẽ là các bạn tự đưa mình đến thất bại.
 Đối thủ cạnh tranh đông: Bất kỳ ngõ ngách, đường phố nào bạn cũng đều có thể bắt gặp những nhà sách, cửa hàng, cửa hiệu văn phòng phẩm … do đó muốn giảm tỷ lệ này và kinh doanh hiệu quả bạn nên lựa chọn những địa điểm tránh xa các khu nhà sách, cửa hiệu, công ty văn phòng phẩm.
 Cần đánh giá tiềm năng phát triển cửa hàng văn phòng phẩm tại địa điểm đó sẽ như thế nào? Vị trí kinh doanh đó có ổn không, tần suất xuất hiện của đối tượng khách hàng đi lại, số lượng đối thủ cạnh tranh…
2. Việc xác định đối tượng khách hàng và quyết định quy mô kinh doanh.
Xác định đối tượng khách hàng chúng ta hướng đến ở đây là những ai? Các học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công ty có nhu cầu về văn phòng phẩm. Từ đó xây dựng hệ thống bán buôn và bán lẻ. Bán lẻ cho học sinh, sinh viên, nhân viên, khách hàng lẻ. Bán buôn hướng đến xây dựng kênh bán buôn cho các công ty, doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn.
 Do đó tùy thuộc vào số vốn kinh doanh của bạn lớn hay nhỏ để chúng ta quyết định mô hình kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh với cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ bán các mặt hàng phổ biến như: dụng cụ học tập, sách vở, đồng hồ, đèn học, … hướng đến số lượng khách hàng lẻ trước. Nếu có số vốn lớn hơn thì có thể mở rộng quy mô kinh doanh hơn bằng việc nhập thêm nhiều mặt hàng đa dạng và số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hướng đến khách hàng là doanh nghiệp, công ty hay các cơ sở cửa hàng kinh doanh nhỏ.
3. Khó khăn khi kinh doanh văn phòng phẩm trong việc chọn mặt bằng.
Nếu lựa chọn các khu trung tâm gần trường, chợ, khu dân cư, văn phòng thì chắc chắn chi phí thuê mặt bằng sẽ đắt hơn rất nhiều. Do đó bạn cần phải cân đối hợp lý để giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng. Không hẳn là quá trung tâm nhưng cửa hàng cần phải là nơi dễ nhìn thấy, dễ dàng di chuyển đi lại.
 4. Tập trung vào yếu tố marketing
Bạn cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Xây dựng kênh bán hàng online và bán hàng trực tiếp để tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng. Yếu tố cạnh tranh bằng công nghệ hiện nay cũng rất quan trọng. Việc mua bán online hiện nay đã quá phổ biến, hầu như các công ty, cửa hiệu, nhà sách đều đã xây dựng hệ thống online. Đây cũng là một trong những thách thức cho bạn. Bạn cần phải có đội ngũ marketing xây dựng các kênh bán hàng online như Lazada, Tiki, Shopee, Facebook, … bạn không phải tốn nhiều chi phí nhưng lại tiếp cận được với số lượng khách hàng khổng lồ. Từ đó tăng lợi thế cạnh tranh và bán được nhiều hàng hơn và áp dụng các chương trình giảm giá, thu hút khách hàng.
5. Kinh doanh văn phòng phẩm có lãi nhiều không?
Nói chung kinh doanh văn phòng phẩm theo kênh bán lẻ thì cũng không lãi lắm. Nếu xây dựng được hệ thống và kênh bán buôn là tốt nhất, lấy số lượng lớn thì cũng có “tiền vào tiền ra”. Một trong những việc quan trọng nữa là bạn cần phải tìm kiếm được nguồn hàng tốt, chất lượng, xây dựng được các mối quan hệ, liên hệ đối tác để giới thiệu chéo cũng là một trong những lợi thế của việc bán buôn.