Thời gian thành lập nhà tần
 Triều đại nhà Tần (221 – 206 TCN) là vương triều thống nhất đầu tiên và cũng là vương triều đoản mệnh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Người thống nhất thiên hạ chính là Tần Thủy Hoàng, tại vị trong 12 năm. Trước thời nhà Tần, Trung Quốc rơi vào thời kỳ Chiến Quốc, các nước chinh chiến liên miên không dứt.
 Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông tiến hành mở mang bờ cõi tứ phía, phía Nam đánh các bộ tộc Bách Việt, phía Bắc đánh Hung nô, và chinh phục dân tộc Di ở phía Tây Nam, cơ bản đã bình định được lãnh thổ địa lý Trung Quốc trừ các khu vực hiện nay là Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ và ba tỉnh Đông Bắc.
 Tần Thủy Hoàng đã lập nên một quốc gia trung ương tập quyền, thay đổi chế độ phân đất phong hầu đã kéo dài hàng ngàn năm thành chế độ quận huyện. Ông cũng đã thành lập hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hệ thống quan lại và cơ chế giám sát các kỳ khảo hạch, đồng thời thống nhất chữ viết, tiền tệ, đo lường của Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng đã xây các con đường chạy thẳng tương đương với đường cao tốc, quốc lộ ngày nay, chạy suốt đến các địa phương xa xôi nhất, tạo thuận tiện cho giao thông, điều động quân đội, và sự quản lý của trung ương đối với địa phương.
Tần Thủy Hoàng đã thực hiện ý đồ thống nhất tư tưởng của dân chúng thông qua chính sách đốt sách chôn người tài, lấy quan lại làm thầy.
Vạn Lý Trường Thành và đội quân đất nung mà chúng ta thấy ngày nay chính là do Tần Thủy Hoàng xây dựng và chế tạo.
 Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, thái giám Triệu Cao và thừa tướng Lý Tư đã giả mạo thánh dụ, lập Hồ Hợi làm hoàng đế. Hồ Hợi không có sự tài trí mưu lược của Tần Thủy Hoàng, mà sự tàn bạo và xa hoa suy đồi có khi còn hơn vua Tần, 3 năm sau đã bị giết. Sau đó Lưu Bang đã thay thế Tần triều, lập nên Hán triều.
 Người thành lập nhà tần – Tần Thủy Hoàng
 Về mặt truyền thống chúng ta đặt sự khởi đầu của đế chế Tần vào năm 256 TCN, mặc dù sự thống nhất Trung Quốc chỉ xảy ra vào năm 221 TCN. Vào năm 256 TCN, Tần đã trở thành nước mạnh nhất ở Trung Quốc, và tới năm 246 TCN, vương triều rơi vào tay một cậu bé mười ba tuổi, Doanh Chính (Ch’eng). Vì còn nhỏ, hoàng đế cần ở xung quanh các đại thần Pháp gia thông thái. Cố vấn có nhiều quyền lực và được tin cậy nhất là Lý Tư, một trong những nhà tư tưởng nền tảng của phái Pháp gia. Theo sự cố vấn của họ, năm 232 TCN, Doanh Chính (Ch’eng), ở tuổi hai bảy đã bắt đầu một chiến dịch mạnh mẽ nhằm thống nhất và tập trung hoá các quốc gia phía bắc. Các nước xung quanh không phải là đối thủ với sự giàu có và sức mạnh quân sự của Tần, và tới năm 221 TCN, Doanh Chính (Ch’eng) đã chinh phục toàn bộ các nước phía bắc. Ông lấy danh hiệu Tần Thuỷ Hoàng Đế, hay “Vị hoàng đế thủy tổ”. Dưới sự lãnh đạo của ông, và sự cố vấn của Lý Tư, Tần Thuỷ Hoàng Đế đã tạo ra kiểu cách một triều đình được coi là kiểu mẫu cho mọi triều đại tiếp sau của Trung Quốc. Đầu tiên, triều đình được tập trung quanh hoàng đế. Nhằm tạo thuận lợi cho việc tập trung hoá, nhà Tần thay thế toàn bộ hệ thống phong kiến cũ theo đó lãnh thổ được kiểm soát bởi các quý tộc ít hay nhiều độc lập bằng một hệ thống quan lại mạnh theo thứ bậc. Tất cả các thành viên của chế độ quan liêu đó cũng như các bộ trưởng của quốc gia sẽ được chỉ định bởi triều đình trung ương. Nhằm bẻ gãy quyền lực của tầng lớp quý tộc, ông tịch thu đất đai của họ và phân chia chúng cho nông dân. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thuế, thuế được triều đình thu trực tiếp từ những người nông dân mà không cần qua tay tầng lớp quý tộc.
 Nhằm củng cố sự tập trung hoá triều đình, Tần Thuỷ Hoàng Đế bắt tay vào các chiến dịch đầy tham vọng nhằm tiêu chuẩn hoá tiền tệ và trọng lượng và đo lường. Hoàng đế Tần cũng đưa những học thuyết Pháp gia khắc nghiệt nhất vào thực thi. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất.
 Tuy nhiên, nhà Tần ngoài việc chú trọng đến hành chính của vùng lãnh thổ phía bắc còn lo nhiều việc khác. Họ tiến về phía Nam và lần lượt chinh phục các vùng phía nam Trung Quốc tới tận Sông Hồng ở miền bắc Việt Nam. Kẻ thù lớn nhất của họ, tuy nhiên, là từ phương bắc. Được gọi là Hung Nô, những người Hung Nô du mục đó tường xâm nhập vào vùng lãnh thổ phía bắc trong thời nhà Chu. Những người dân phương bắc Trung Quốc vốn là người thợ săn và đánh cá nhưng từ khi vùng đất đó khô dần và rừng dần biến mất, họ chuyển sang chăn thả. Nhờ đó họ học để trở thành kỵ sĩ và bắt đầu du cư; họ cũng gây chiến tranh lẫn nhau. Những cuộc chiến tranh thường xuyên này biến họ trở thành những chiến binh tài ba trên lưng ngựa, và khi họ bắt đầu tới các vương quốc phía bắc Trung Quốc, họ trở thành những đối thủ đáng gờm cho bộ binh của các nước đó. Để đẩy lùi những sự xâm lấn, các nước phía bắc dưới thời nhà Chu đã xây những bức tường và công sự dọc theo biên giới phía bắc của họ. Nhà Tần đã bắt đầu một chiến dịch lớn để nối các bức tường và công sự đó vào với nhau. Mặc dù nhà Tần không xây “Vạn lý trường thành” như các nhà sử học thường nói (Vạn lý trường thành chủ yếu được xây dưới thời nhà Minh) nhưng các dự án xây dựng thời Tần tự nó đã thực sự có tầm vóc đáng kinh ngạc.
 Rất nhiều trong số những kẻ bị chinh phục tuân lệnh Tần Thủy Hoàng vì sợ ông chứ không phải vì coi ông là người cai trị chính đáng của họ hay là người có thiên mệnh, và một số người ở những vùng khác vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự cai trị của ông. Để củng cố hơn nữa sự cai trị của mình, Tần Thủy Hoàng tìm cách thu thập vũ khí từ tất cả mọi nơi không thuộc quân đội của mình. Ông cũng cho tư tưởng của dân chúng là thứ đáng sợ, và năm 213 TCN binh lính của ông bắt đầu tịch thu các sách vở mà ông cho là nguy hiểm: mọi cuốn sách không thuộc chủ đề tư tưởng thực dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuốc và bói. Các cuốn sách bị tịch thu đều bị đốt, mỗi cuốn chỉ được giữ một bản tại thư viện quốc gia. Trong số những cuốn sách bị đốt có cả những bản ghi chép cổ hàng vài thế kỷ của Khổng Tử và các cuốn sách của các môn đồ Khổng Tử. Các thế hệ tiếp theo của Khổng Giáo coi Tần Thuỷ Hoàng là ma quỷ, và họ buộc tội ông đã chôn sống 460 học giả – vì một sự hiểu lầm. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản hành quyết họ. Ông không thích nghe những lời phàn nàn của họ.
 Khắp Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng nắm quyền lực khỏi tay quý tộc địa phương – giống như việc đã xảy ra ở Tần trong thế kỷ trước – đặt dấu chấm hết cho phong kiến. Thay vào tầng lớp quý tộc, ông chia Trung Quốc thành ba sáu đơn vị hành chính, mỗi nơi đều có nhân viên được chỉ định và chịu trách nhiệm ở khu của mình, và ông trao cho họ quyền đặc biệt để đánh thuế và đúc tiền. Và từ các tỉnh tới thủ đô, Hàm Dương, di chuyển 12 vạn gia đình quý tộc.
 Tần Thủy Hoàng là người làm việc nhiều, đặt ra định mức hàng ngày các công việc hành chính cho mình và không nghỉ ngơi khi chưa hoàn thành, và ông thường hỏi ý kiến các quan bác sĩ (bộ trưởng). Ông tiêu chuẩn hoá chữ viết Trung Quốc, trọng lượng và đo lường, và luật pháp. Ông cho cả nước Trung Hoa quyền mua và bán đất đai – điều này làm tăng tiền thu của ông nhờ thuế. Ông xây những căn nhà công cộng to lớn ở thủ đô và những nơi lộng lẫy cho mình. Ông mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, và để kết nối đế chế của mình ông xây dựng một hệ thống đường sá to lớn.
 Những quý tộc bị cay đắng và những trí thức chống đối ghét ông. Ông bị ghét vì là một kẻ chinh phục và đánh thuế nặng nề. Ông bị ghét bởi pháp luật hà khắc và bị dân thường căm ghét vì bắt họ lao động nặng nhọc để xây dựng những dự án của ông. Sợ bị ám sát, Tần Thuỷ Hoàng có những chuyến đi bí mật khắp bên trong cung điện rộng lớn của mình và ngủ ở những cung điện khác nhau mỗi đêm. Đó không phải là một cuộc sống thanh bình mà Đạo giáo mong muốn, và những người theo Khổng giáo coi ông như một kẻ chiếm đoạt vô đạo đức. Nhưng ông là một người mộ đạo, và ông lo lắng về vấn đề đạo đức tình dục cho dân chúng, tin rằng cách cư xử làm thượng đế nổi giận sẽ ảnh hưởng ngược lại tới tình trạng sức khoẻ của vương triều của ông.