Thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không – Phương pháp ôn thi

Thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không

 Trước hết, để xây dựng được chiến lược hợp lý cho mình bạn phải biết rõ kết quả như thế nào thì đỗ?

 Mục tiêu đạt điểm 4 môn thi chứng chỉ hành nghề kế toán 

 + Thứ nhất, các môn đều không được dưới 5 điểm
+ Thứ hai, điểm đạt yêu cầu thi là tổng các môn đạt 25 điểm trở lên (Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC) .
Như vậy, điểm của các môn có vai trò như nhau, và các bạn nên phân bổ thời gian nhiều vào các môn dễ ăn điểm mà mất ít thời gian nhất, môn sở trường của mình. Từ đó xây dựng bảng điểm dự kiến cho mình.

 Mình xin phân tích từng môn theo quan điểm, khả năng của mình để các bạn tham khảo:

 Mục tiêu: 5 – 6 điểm: Môn Kế Toán, Kế Toán Quản Trị Nâng Cao

 Đây là môn “xương” nhất mặc dù chúng ta đều là dân kế toán lâu năm. Để được 5-6 điểm môn này thì không quá khó nhưng để tăng 1đ môn này thì tốn thời gian, sức lực gấp mấy lần môn khác. Do vậy không nên ưu tiên học môn này. Trừ phần kế toán quản trị phải học kỹ để ăn chắc 2đ (phần này ít, dễ học và dễ được điểm tối đa), lý thuyết ăn 2đ, định khoản ăn 2đ thì 6 đ trong tầm tay rồi.

 Mục tiêu: 5.5 -> 6 điểm: Môn Pháp Luật về kinh tế và luật doanh nghiệp

 Môn này mình thấy 1 số bạn điểm rất cao. Tuy nhiên quan điểm của mình kỳ vọng gỡ điểm ở môn này thì rủi ro cũng rất lớn. Đề hỏi đúng chỗ cần học thuộc . mình k biết thì mất điểm nguyên câu đó luôn.

 Mục tiêu 6 điểm: Môn Thuế và quản lý thuế nâng cao

 Tuy không phải là môn dễ nhưng nhìn chung các quy định về thuế là dễ hiểu và ít tranh cãi hơn môn luật. Về lý thuyết bạn chỉ cần highlinght những điểm quan trọng trong luật thuế để tránh bị nhầm lẫn.

 Mục tiêu 6.5 -> 7 điểm: Môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 Môn này tuy lúc học thì hơi khó nhưng các dạng bài lại không nhiều, không thay đổi thường xuyên như môn Luật và môn Thuế. Chịu khó làm bài tập, làm đi làm lại cho quen để rút ngắn thời gian làm bài (thường dài) và hạn chế nhầm lẫn bấm máy. Lý thuyết thì chỉ nên học những vấn đề cơ bản các thầy dạy trên lớp (slides). Không cần sưu tầm bộ câu hỏi khó, các bạn sẽ tự làm mình choáng.

 Thế là các bạn đã có bảng điểm dự kiến cho mình rồi. Từ đó các bạn sẽ biết môn nào phải học thế nào. Môn kế toán khối lượng rất lớn nhưng mục tiêu chỉ 5-5 -> 6 thì không học hết được cũng không sợ nữa. Cứ bình tĩnh mà run!

Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán

 Căn cứ Điều 4 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thì người dự thi phải có những điều kiện sau đây:

  • Người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết và có ý thức chấp hành pháp luật
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, kế toán, kiểm toán
  • Có thời gian làm việc và công tác về chuyên môn, chuyên ngành kế toán, tài chính từ đủ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng đại học.
  • Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi cũng như lệ phí dự thi theo quy định
  • Đối tượng không thuộc những đối tượng đã được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.

Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề

 Hồ sơ dự thi này cũng chia ra làm 2 loại. Một là dành cho những người dự thi lần đầu vàhai là dành cho những người đã thi từ lần 2 trở đi. Những quy định về hồ sơ dự thi cũng được ghi rõ ở Điều 5 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 a/ Với người thi lần đầu

  • Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú. Phiếu có hình màu cơ 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần đây và có đóng dấu giáp lai.
  • Giấy xác nhận thời gian công tác thực tế làm trong chuyên ngành tài chính, kế toán hay kiểm toán có chữ ký của người đại diện pháp luật và dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị được quy định tại Phụ lục 06 của thông tư này.
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • Sơ yếu lí lịch có con dấu xác nhận của cơ quan địa phương nơi đang sinh sống
  • Các bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự thi được quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 4. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác chuyên ngành tài chính, kế toán thì phải có nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Nếu người dự thi là tiến sĩ, thạc sỹ thì phải có nộp kèm bảng điểm thạc sỹ, tiến sĩ ghi rõ ràng ngành học và có chứng thực nhé.
  • 3 ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong 6 tháng trở lại và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.

 b/ Với người thi lại

  • Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú. Phiếu có hình màu cơ 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần đây và có đóng dấu giáp lai.
  • Bản sao giấy chứng nhận điểm thi các của các kỳ thi trước
  • Anh và phong bì như với người mới thi.

Các môn thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán

 Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thì có 4 môn thi để lấy chứng chỉ này như sau:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

Phương pháp ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán hiệu quả 

 1/ Tập thói quen ghi chú

 Ghi lại những kiến thức về môn bạn đang ôn thi hoặc những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy, bỏ vào 1 hộp. Kèm với tự đặt câu hỏi để tăng độ tương tác, ý chính của chương, của đoạn là gì, những công thức khó nhớ. Nhớ là tổng hợp hết cả 4 môn nhé. Hộp giấy nhỏ này bạn có thể để ở công ty hoặc ở nhà, để mỗi lần đi qua lấy 1 tờ rồi mở ra xem và trả lời. Đôi khi nó không những giúp bạn nhớ đều 4 môn APC mà bạn có thể ứng dụng nó luôn vào công việc của mình.

 2. Chú ý khi tổng ôn kiến thức bạn cần chọn phương pháp hiệu quả tránh bị hoang mang vì quá nhiều kiến thức

 Khi tổng hợp kiến thức, sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các kiến thức đã được trang bị ở giai đoạn trước. Một lưu ý là trong giai đoạn này, các bạn không nên ôm đồm học thêm kiến thức mới. Do việc đó có thể khiến các bạn bị hoang mang, lo lắng, dẫn tới tâm lý trước thi bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới kết quả thi.

 Việc SƠ ĐỒ HOÁ thông qua các KEY quan trọng là 1 cách thức giúp các bạn thực hiện giai đoạn này 1 cách tốt nhất.

 3. Rèn luyện kỹ năng làm bài

 Khi thi nhất định làm hết các câu. Câu nào không biết thì làm theo kinh nghiệm hoặc suy đoán. Hãy nhớ: Viết sai không bị trừ điểm, không viết không có điểm. Nên làm mỗi câu 1 tờ, việc bổ sung thêm ý sẽ dễ dàng hơn. Cố gắng dành 5-10’ cuối để soát lại bài.

 4.Về tâm lý trong phòng thi

 Khi bước vào phòng thi, các thí sinh thường có tâm lý lo sợ. Tâm lý đó khiến kiến thức bị quên rất nhiều, đặc biệt là những kiến thức cơ bản nền tảng.

 Các bạn nên chủ động tìm 1 giải pháp để giữ được bình tĩnh: hát 1 bài, nghĩ đơn giản hoá vấn đề thi cử, không đặt nặng quá vào kết quả chẳng hạn….

 Một số thủ thuật mà mình thấy rất cần cho thí sinh để đạt điểm cao nhất:

  • Khi giám thị phát giấy nháp đã có chữ ký, thí sinh viết toàn bộ kiến thức khó nhớ vào để trong lúc tập trung làm bài, có thể xem được luôn kiến thức;
  • Khi làm 60 câu hỏi trắc nghiệm: Đọc kỹ từng câu để tránh bị LỪA 1 cách đáng tiếc, phân tích bản chất và chọn đáp án. Nếu như câu nào không biết, các thí sinh nên chọn phương án mà mình thấy hợp lý nhất và khoanh luôn để tiết kiệm thời gian.

 Về chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ trước khi vào phòng thi

 Việc vào phòng thi mà máy tính bị hỏng, bút hết mực…sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bài thi. Có thể khiến thí sinh bị trượt một cách rất đáng tiếc. Vì vậy, các bạn không nên bỏ qua bước này. Cụ thể các dụng cụ cần thiết: Máy tính cầm tay, thước kẻ, bút chì, bút bi, tẩy, đồng hồ, dập ghim… Các dụng cụ trên các bạn nên chuẩn bị mỗi thứ ít nhất là 2 cái, tránh tình trạng bị hỏng trong lúc làm bài.

 Tốt nhất, các bạn nên kiểm tra lại 1 lần trước khi đi thi và để tất cả trong 1 túi clear bag để tránh bị quên.

 Khi làm bài tập:

 Hầu hết các nghiệp vụ ở trong một bài tập lớn thường độc lập với nhau. Do đó, để đạt điểm nhiều nhất, các thí sinh sẽ làm mỗi bài tập lớn thành các tờ giấy thi độc lập nhau. Những nghiệp vụ dễ ở các bài tập lớn các bạn sẽ làm trước. Và chuyển bài khi hết nghiệp vụ dễ.

Tài liệu ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

 [Chia sẻ] Tài liệu ôn thi CPA 2020 Bộ Tài Chính mới nhất

 

Top 5 chứng chỉ mà một kế toán chuyên nghiệp cần có

 Chứng chỉ CPA Việt Nam

 CPA là cụm từ viết tắt của Certified Public Accountants. Chứng chỉ CPA Việt Nam phải được công nhận bởi các hội nghề nghiệp quốc tế thì mới có giá trị. Khi có chứng chỉ này trong tay, đồng nghĩa với việc bạn được chứng nhận hành nghề trong lĩnh vực kế toán.

 Chứng chỉ ACCA

 Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ kế toán được cấp bởi hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc. Được biết, hiện nay ACCA là một trong những tổ chức chuyên biệt về nghề nghiệp phát triển lớn nhất thế giới với trên 100 nghìn hội viên ở 170 quốc gia trên toàn cầu.

 Chứng chỉ CMA

 CMA là viết tắt của Certificated Management Accountant. Đây là một chương trình học kế toán quản trị Hoa Kỳ, phù hợp với những kế toán viên cần có thêm những kiến thức, kĩ năng về nghiệp vụ kế toán quản trị, tài chính doanh nghiệp.

 Một điều đáng nói, chứng chỉ CMA cực kì có giá trị bởi khóa học này cung cấp khá nhiều những kĩ năng thiết yếu để một ứng viên có thể leo lên được vị trí giám đốc tài chính (CFO) chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp hiện nay.

 Chứng chỉ CPA Úc

 Tương tự chứng chỉ CPA Việt Nam, CPA Úc cũng được cấp bởi các hội nghề nghiệp quốc tế nhưng ở Úc. Các học viên sau khi ra trường được cấp chứng chỉ này có thể ứng tuyển vào vị trí kế toán, kiểm toán của nhiều quốc gia trên thế giới như: Úc, Hoa kì, Anh… Dĩ nhiên, chứng chỉ CPA của Úc vẫn sẽ có giá trị hơn nhiều tại các quốc gia trên thế giới, và cả chứng chỉ của Việt Nam nữa.

 Chứng chỉ CFA

 CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst. Đây là một chương trình học dành cho các nhà phân tích tài chính trong lĩnh vực như: đầu tư, chứng khoán, ngân hàng.

 Những ứng viên có được chứng chỉ CFA thường được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao và muốn đưa họ vào các vị trí quan trọng như chuyên viên tư vấn tài chính của các doanh nghiệp lớn.

 

  

  

  

  

 Tag: 2019 2020 bồi dưỡng mua báo thuê đào tạo neu 2018