Thoái hóa cột sống là gì
 Bệnh thoái hóa cột sống (Tên tiếng anh là Degenerative spine) là tình trạng lão hóa tự nhiên, bệnh sẽ gây ra hàng loạt những biến đổi hình thái tại sụn khớp, khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước. Trong đó cột sống lưng và cột sống cổ là hơi nơi dễ bị thoái hóa nhất.
 Thoái hóa cột sống là hệ quả của sự tổn thương do các yếu tố tiêu cực tác động đến như thói quen sinh hoạt sai cách, thường xuyên phải bê vác nặng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…Theo đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với cơn đau nhức cột sống tại vị trí bị thoái hóa, cơn đau có thể lan theo dây thần kinh sang vai, cánh tay gây teo cơ, đau dây thần kinh tọa, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
 Theo nghiên cứu thống kê, tại Việt Nam có đến hơn 80% số người ở độ tuổi trên 50 mắc phải vấn đề về thoái hóa cột sống, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới. Bệnh thường xảy ra ở những người thuộc các ngành nghề như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe ô tô, công nhân bốc vác, thợ may,….
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
 Nguyên nhân nguyên phát
 Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng tăng, cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng: đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn…
 Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.
 Nguyên nhân thứ phát
- Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống nhanh bị thoái hóa.
- Làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học thiếu Canxi, Magie, nhiều dầu mỡ,…
- Tập luyện thể dục, thể thao quá sức khoặc không đúng phương pháp.
Thoái hóa cột sống nên ăn gì
 Chế độ ăn uống lành mạnh mang lại cho bạn sức khỏe dồi dào, giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh, tăng cường sức sống và giảm quá trình lão hóa cơ thể. Vì thế để làm giảm quá trình lão hóa, ngăn chặn thoái hóa đốt sống lưng, bạn cần bổ sung những chất sau để giúp cột sống khỏe mạnh.
 Hải sản
 Người bị thoái hóa cột sống cần một chế độ ăn đủ chất, bổ sung canxi từ thịt, xương ống để giúp xương khớp chắc khỏe. Các loại cá biển giàu acid béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích… giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp xương, giúp xương chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình lão hóa.
 Đậu nành
 Đậu nành tuy không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất genistein có trong đậu nành có tác dụng tương tự như estrogen sinh học giúp cho sự chắc khỏe của xương. Bạn nên sử dụng các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ trong các bữa ăn hàng ngày.
 Đậu nành tốt cho người bị thoái hóa đốt sống lưng
 Rau xanh và trái cây tươi
 Trong rau xanh và trái cây tươi cũng có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin K,… giúp xương chắc khỏe. Các dưỡng chất này có nhiều trong cải thìa, bông cải xanh và cải bắp,… Và các loại trái cây tươi như: Ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi giúp kháng viêm rất tốt, đồng thời cung cấp vitamin C làm chậm quá trình lão hóa, vitamin A và E có trong cà rốt giúp bảo vệ bao khớp và đầu xương.
 Các loại thịt lợn, bò, gia cầm
 Người bị thoái hóa cột sống nên ăn các loại thịt như: Thịt lợn, bò, gia cầm (gà, vịt) và nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, lợn có chứa nhiều glucosamin, chondroitin, canxi, magie,… là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, sản sinh chất nhầy, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể khiến đĩa đệm và đốt sống phục hồi tốt.
Bị thoái hóa đốt sống lưng nên kiêng ăn gì
 Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp cũng có những thức ăn người bị thoái hóa đốt sống lưng không nên sử dụng, đó là:
 Các loại đồ uống có cồn
 Đồ uống có cồn như bia rượu là những loại thực phẩm được khuyến cáo người bị thoái hóa đốt sống lưng tuyệt đối không được dùng trong quá trình điều trị, bởi nó có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
 Thực phẩm giàu chất đạm
 Hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò, các loại thịt màu đỏ… bởi chúng có thể khiến tình trạng viêm cột sống nghiêm trọng hơn từ đó làm việc trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
 Hút thuốc lá
 Theo một nghiên cứu cho biết, người hút thuốc lá dễ mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
 Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng
 Các thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ như xúc xích, dăm bông, gà rán, khoai tây chiên… là những món ăn không tốt cho sức khỏe. Bởi chất béo bão hòa trong đồ chiên rán và đồ ăn sẵn sẽ kích thích phản ứng viêm, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, đau ở người bị thoái hóa đốt sống lưng. Không những vậy, các thực phẩm này sử dụng nhiều còn rất hại cho sức khỏe gây nên tăng huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường,… Đồng thời, nên hạn chế tối đa những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, mì, bún… Chú ý cắt giảm lượng muối trong thức ăn.
Bài tập chữa thoái hóa cột sống
Đi bộ hằng ngày
 Bắt đầu đi bộ 5 phút mỗi ngày:
 Đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn đến các nhóm cơ, giải phóng endorphin giúp làm dịu cảm giác đau.
 Để quen với việc luyện tập, bạn nên bắt đầu đi bộ trong 5 phút mỗi ngày. Cố gắng tập thói quen đi bộ trong khoảng thời gian nhất định. Bạn nên bắt đầu đi bộ trên bề mặt cứng bằng phẳng.
 Nếu bạn mới bắt đầu luyện tập hoặc vừa phục hồi sau các chấn thương nghiêm trọng hoặc sau phẫu thuật thì nên bắt đầu từ từ, tránh nguy cơ gặp chấn thương khác. Trang bị một đôi giày hỗ trợ đi bộ cho dù bạn chỉ đi 5 phút 1 ngày.
 Duy trì tư thế đúng khi đi bộ: điều chỉnh cho cổ, vai và hông thẳng hàng; mắt hướng về phía trước; giữ cho cằm song song với mặt đất; nhẹ nhàng xiết chặt cơ bụng; giữ cho lưng thẳng tự nhiên, không cong hoặc ngửa về phía trước và phía sau; bước đi nhẹ nhàng, đặt gót chân xuống trước.
 Lưu ý: bạn có thể bị đau nhức cơ trong lần đầu hoạt động thể lực sau khoảng thời gian không vận động.
 Gia tăng dần thời gian đi bộ:
 Khi cơ thể đã quen đi bộ 5 phút mỗi ngày, bạn có thể tăng thêm 1-2 phút đi bộ mỗi tuần. Tăng thời gian luyện tập từ từ sẽ giúp các nhóm cơ có thời gian thích nghi, hạn chế các chấn thương.
 Ở tuần đầu tiên, bạn có thể đi bộ 5 phút mỗi ngày. Sau đó, ở tuần thứ 2, bạn nên tăng thời gian lên 7 phút và 10 phút cho tuần thứ 3. Tiếp tục tăng thời gian đi bộ cho đến khi thời gian luyện tập mỗi ngày ít nhất 20- 30 phút.
Các động tác kéo giãn
 Động tác 1: Động tác giãn cơ từ đầu gối đến ngực
 Động tác này rất thích hợp để điều chỉnh cơ hông cũng như kéo giãn các nhóm cơ thắt lưng. Bạn nên giữ mỗi vị trí khoảng 20 giây và thực hiện lại động tác kéo giãn ít nhất 3 lần cho mỗi chân.
- Nằm tựa lưng với ngón chân hướng lên trên. Cong đầu gối bên phải từ từ, kéo chân về phía ngực.
- Vòng tay giữ chặt chân, sau đó thả ra và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
 Động tác 2: Kéo giãn với tư thế Yoga
 Nằm sấp, hai tay chống người lên, cong khủy tay 1 góc 90 độ, bàn tay tiếp xúc mặt sàn. Ấn phần đầu bàn chân và mặt trong bàn tay xuống, đẩy xương chậu về phía trước. Tập trung thở sâu. Giữ vị trí này từ 1-3 phút.
 Động tác 3: Cuộn vai và siết chặt vai
 Đây là tư thế mà bạn có thể thực hiện ngay cả khi bạn đang ngồi làm việc.
 Cong lưng từ 5 đến 10 lần, sau đó cuộn vai và siết chặt cơ vai 10 lần. Bạn có thể kết hợp kéo giãn đầu và cổ.
Bài tập căng giãn cơ phần lưng
 Bài tập 1: Bài tập giúp căng giãn cơ và lưng trên, cải thiện tư thế lưng
- Nằm xuống, đặt trục lăng ở dưới phần lưng trên
- Di chuyển lưng lên và lưng
- Dừng lại và giữ để căng cơ phần cổ và lưng
- Giữ trong vòng 30 giây.
 Bài tập 2: Bài tập lưng với bóng giúp tăng cường cơ lưng và cơ cốt lõi
- Để chân lên bóng và điều chỉnh vị trí sao cho phần hông cảm thấy căng.
- Chú ý giữ thăng bằng phần hông chậu
- Giữ trong vòng 5 giây và lặp lại 10 lần
- Nâng lên và hạn xuống, chú ý giữ thăng bằng.
 Tag: triệu chứng án dấu hiệu chăm sóc đông y x quang vật liệu nào phổ nay phác gai đặc l4 l5