Thông tư 03/2019/TT-BTTTT của Bộ thông tin và truyền thông

 BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 03/2019/TT-BTTTT

 Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2019

 

 THÔNG TƯ

 QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG, PHÁT NỘI DUNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO CHÍ

 Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

 Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

 Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đi ngoại;

 Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính Nhà nước;

 Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin đi ngoại,

 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đi ngoại trên báo chí.

 Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Thông tư này quy định nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí; việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí; quyền và trách nhiệm của cơ quan báo chí, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 Thông tư này áp dụng đối với cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí; Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ

 Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 1. Báo chí đi ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quy hoạch báo chí đối ngoại.

 2. Báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình không bao gồm báo chí đối ngoại quy định tại Khoản 1 Điều này.

 Điều 4. Nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

 Nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam, thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam và thông tin giải thích, làm rõ quy định tại khoản 1 các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

 Điều 5. Nguyên tắc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

 1. Đăng, phát nội dung thông tin đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân Việt Nam.

 2. Không đăng, phát nội dung thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế, hình ảnh Việt Nam; gây phương hại đến quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước; kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.

 Chương II

 YÊU CẦU VỀ VIỆC ĐĂNG, PHÁT NỘI DUNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO CHÍ

 Điều 6. Đối với báo chí đối ngoại

 1. Đối với thông tin về các vấn đề quan trọng của Việt Nam và thế giới: Sau khi nhận được quan điểm của Nhà nước Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, việc đăng, phát được thực hiện như sau:

 a) Vị trí đăng, phát: Trang nhất đối với báo in; trang chủ đối với báo điện tử; bản tin thời sự đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại;

 b) Thời gian đăng, phát: Chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.

 2. Đối với thông tin giải thích, làm rõ: Đăng, phát ở vị trí dễ tiếp cận, vào thời gian sớm nht.

 3. Đối với các nội dung thông tin đối ngoại khác quy định tại Điều 4 Thông tư này: Đăng, phát vào thời gian trong ngày.

 4. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài:

 a) Tăng số lượng tin, bài, chương trình sản xuất tiếng nước ngoài (không qua quy trình chuyển ngữ) để đăng, phát trên báo chí;

 b) Chủ động tăng số lượng ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài để phục vụ đối tượng thông tin đối ngoại ở các quốc gia khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các thứ tiếng ở địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại theo từng thời kỳ.

 Điều 7. Đối với báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại

 Khi thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại, khuyến khích:

 1. Đăng, phát kịp thời, ở vị trí dễ tiếp cận.

 2. Đăng, phát thông tin về quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề trong nước và quốc tế vào thời gian sớm nhất hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 3. Đăng, phát tin, bài, chương trình có nội dung thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài hoặc phụ đề bằng tiếng nước ngoài đ thúc đy hiệu quả thông tin đối ngoại.

 4. Các đài phát thanh, truyền hình ở địa phương:

 a) Tổ chức phát lại nội dung thông tin đối ngoại đã phát trên đài phát thanh, truyền hình quốc gia trên cơ sở thỏa thuận giữa các cơ quan báo chí về nhu cầu đăng, phát;

 b) Cung cấp nội dung thông tin của địa phương để đăng, phát trên báo chí đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương ra thế giới.

 Chương III

 QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

 Điều 8. Quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại

 1. Quyền của báo chí đối ngoại:

 a) Được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;

 b) Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam và trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài.

 2. Trách nhiệm của báo chí đối ngoại:

 a) Thiết lập chuyên trang, chuyên mục (đối với báo in, báo điện tử), nhóm chương trình, chuyên đề (đối với kênh phát thanh, truyền hình) về nội dung thông tin đi ngoại;

 b) Đảm bảo có phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;

 c) Phối hợp, chia sẻ tin, bài, chương trình được Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí, tổ chức, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước;

 d) Chủ động đăng, phát các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài và báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài;

 đ) Khuyến khích chọn lọc các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình về thông tin đối ngoại để đăng, phát trên các mạng xã hội, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật;

 e) Thực hiện tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu (theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

 Điều 9. Quyền và trách nhiệm của báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại

 1. Quyền của báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại:

 a) Được Nhà nước đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;

 b) Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam.

 2. Trách nhiệm của báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại:

 a) Thông tin tích cực về đất nước và con người Việt Nam trên các lĩnh vực;

 b) Khuyến khích mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề để tăng cường hiệu quả thông tin đối ngoại và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia;

 c) Phân công phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;

 d) Tổ chức tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí khi có yêu cầu.

 Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí

 1. Chỉ đạo, thúc đẩy các cơ quan báo chí đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí theo quy định tại Thông tư này.

 2. Hỗ trợ kinh phí (nếu có) cho báo chí thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đi ngoại.

 Điều 11. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

 1. Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí địa phương.

 2. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các quy định tại Thông tư này về Bộ Thông tin và Truyền thông khi có yêu cầu.

 Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

 1. Cục Thông tin đối ngoại có trách nhiệm:

 a) Theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

 b) Đánh giá hiệu quả việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí;

 c) Cung cấp thông tin, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại;

 d) Phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển báo chí đối ngoại.

 2. Cục Báo chí có trách nhiệm phối hợp theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ quan báo in và báo điện tử.

 3. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm phối hợp theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các đài phát thanh, truyền hình.

 Chương IV

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 13. Trách nhiệm thi hành

 Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Lãnh đạo cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 Điều 14. Hiệu lực thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 6 năm 2019.

 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, điều chỉnh./.

 


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ban chỉ đạo công tác TTĐN;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở TTTT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các cơ quan báo chí; Chủ quản báo chí;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
– Lưu: VT, TTĐN.(350).

 BỘ TRƯỞNG

 Nguyễn Mạnh Hùng

 

 PHỤ LỤC

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTTTT ngày 06 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

 TÊN CƠ QUAN BÁO CHÍ
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: …/….

 , ngày  tháng  năm 2019

 

 BÁO CÁO TỔNG KẾT

 Tình hình thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí năm …

 I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO CHÍ

 1. Kết quả đạt được

 – Thông tin chính thức về Việt Nam;

 – Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam;

 – Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam;

 – Thông tin giải thích, làm rõ;

 (Trong đó nêu rõ: số lượng tin, bài, chương trình/năm; số lượng chuyên trang, chuyên mục).

 2. Khó khăn, hạn chế

 3. Nguyên nhân

 II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC ĐĂNG, PHÁT NỘI DUNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO CHÍ

 1. Kết quả đạt được

 2. Khó khăn, hạn chế

 3. Nguyên nhân

 III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

 1. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thông tin đối ngoại trên báo chí; các giải pháp để hạn chế tối đa các sai sót trên báo chí, đảm bảo không làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia; không ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước.

 2. Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đối với Nhà nước để tạo thuận lợi, thúc đẩy báo chí Việt Nam thực hiện hiệu quả việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại.

 


Nơi nhận:
– …………….;
– …………….;
– Lưu: VT, ….

 QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu)