THÔNG TƯ 39/2019/TT-BGTVT

B GIAO THÔNG VẬN TẢI

 ——————

 Số: 39/2019/TT-BGTVT

  

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ——————

 Hà Hội, ngày 15 tháng 10 năm 2019

 THÔNG TƯ

 Quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên,
người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên
và định biên an toàn tối thiểu tr
ên phương tiện thủy nội địa

 —————————-

 Căn c Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

 Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

 Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này áp dụng đối với chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.
  2. Thông tư này không áp dụng đối với phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Ca làm việc là thời gian thuyền viên thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công trên phương tiện thủy nội địa nhưng không vượt quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày.
  2. Chuyến hành trình là thời gian phương tiện hoạt động bắt đầu từ cảng, bến xuất phát đầu tiên đến cảng, bến đích cuối cùng.
  3. Nhân viên phục vụ là người làm việc trên phương tiện nhưng không phải là thuyền viên, người lái phương tiện.
  4. Phương tiện chở khách là phương tiện được dùng để chở trên 12 (mười hai) hành khách (trừ phà).
  5. Phà là phương tiện thủy nội địa dùng để chở các phương tiện đường bộ, người và hàng hóa từ bờ này sang bờ bên kia.

 Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN VÀ THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

 Mục 1
TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN
VÀ THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

 Điều 4. Trách nhiệm của chủ phương tiện và tổ chức, cá nhân thuê phương tiện

  1. Chịu trách nhiệm về điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định của pháp luật. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo quy định của pháp luật về đăng kiểm phương tiện.
  2. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, lập sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 (năm mươi) khách trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Bố trí số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định tại Điều 18 của Thông tư này; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao động.
  4. Ngoài những chức danh thuyền viên đã được quy định trong định biên an toàn tối thiểu tại Điều 18 của Thông tư này, trong trường hợp cần thiết, được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh như: Y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ và chức danh khác nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.
  5. Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư này.
  6. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện.
  7. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.
  8. Tổ chức bồi dường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức diễn tập các tình huống khấn cấp cho thuyền viên và người tập sự thuyền viên.
  9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

 Điều 5. Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

  1. Chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó.
  2. Chấp hành ký luật lao động, thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh trong khi làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp, thực hiện đầy đủ thủ tục giao nhận ca, ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng.
  3. Hướng dẫn hành khách cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm và thoát hiểm. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải dến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.
  4. Chỉ rời phương tiện khi được phép của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc chủ phương tiện.
  5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

 Mục 2
TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ THEO CHỨC DANH THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

 Điều 6. Thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc đoàn phương tiện, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  1. Quản lý, bảo đảm an toàn về người, phương tiện và tài sản trên phương tiện; nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời hạn hoạt động và chu kỳ sửa chữa của phương tiện.
  2. Quản lý sổ nhật ký hành trình, danh bạ thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) và sổ sách, giấy tờ cần thiết khác của phương tiện, tổ chức việc ghi chép và thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách.
  3. Tổ chức giao nhận hàng hoá, phục vụ hành khách theo lệnh điều động hoặc hợp đồng vận chuyển và các quy định hiện hành.
  4. Tổ chức phân công, giám sát, đôn đốc thuyền viên hoàn thành nhiệm vụ.
  5. Chỉ được đón, trả khách, xếp dỡ hàng hoá ở những nơi đã quy định, trừ trường hợp gặp nạn hoặc bất khả kháng.
  6. Khi phương tiện bị tai nạn, phải thực hiện mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất; nếu phương tiện bị chìm đắm, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã thi hành mọi biện pháp cứu người, tài sản, hàng hoá và các giấy tờ cần thiết của phương tiện, trừ trường hợp phương tiện chìm hẳn.
  7. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm, cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đối với thuyền viên, hành khách và phương tiện do mình chỉ huy.
  8. Phương tiện đang hoạt động nếu có trường hợp sinh đẻ, tử vong hoặc ốm đau, tai nạn, thuyền trưởng phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định như sau:
  9. a) Khi có người ốm đau, tai nạn, phải tổ chức sơ cứu cho nạn nhân, nếu nghiêm trọng phải kịp thời đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất;
  10. b) Khi có người sinh đẻ hoặc tử vong, phải lập biên bản với sự tham gia của 02 (hai) nhân chứng. Biên bản sinh con phải thể hiện rõ nội dung thời gian sinh, giới tính và tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Biên bản tử vong phải ghi rõ những tài sản, giấy tờ kèm theo của người chết; phải quản lý biên bản và tài sản đó để giao lại cho chính quyền địa phương và thân nhân người chết.
  11. Khi rời phương tiện, phải trực tiếp bàn giao nhiệm vụ cho thuyền phó hoặc người được ủy quyền; trường hợp vắng mặt từ một ca làm việc trở lên, phải bàn giao bằng văn bản; nếu không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, phải giao quyền chỉ huy cho thuyền phó đồng thời phải báo cáo ngay cho chủ phương tiện.
  12. Trường hợp chuyển giao nhiệm vụ cho người khác theo yêu cầu của chủ phương tiện, phải lập biên bản nêu rõ hiện trạng thuyền viên, trạng thái kỹ thuật phương tiện, trang thiết bị, tài sản, số hành khách, sổ sách, giấy tờ, tài liệu có liên quan của phương tiện. Biên bản bàn giao mỗi bên giữ một bản, gửi chủ phương tiện một bản.
  13. Tổ chức phân công, thực hiện kê khai các nội dung theo yêu cầu và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi phương tiện chuẩn bị cập, rời cảng, bến. Trước khi khởi hành, phải có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh trên phương tiện; trước giờ rời cảng, bên phải kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thuyền viên có liên quan chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men phục vụ chuyến đi; chỉ rời cảng, bến khi phương tiện bảo đảm an toàn, chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
  14. Trực tiếp phụ trách một ca làm việc, trực tiếp điều khiển phương tiện qua những khu vực nguy hiểm; ngoài giờ đi ca, nếu thuyền phó hoặc máy trưởng đề nghị, thuyền trưởng phải có mặt ở vị trí chỉ huy để kịp thời giải quyết công việc.
  15. Thực hiện nhiệm vụ của thuyền phó nếu không có cơ cấu chức danh thuyền phó trên phương tiện.
  16. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thuyền trưởng có quyền:
  17. a) Đề nghị thay đổi hoặc không tiếp nhận thuyền viên làm việc trên phương tiện nếu xét thấy không đủ tiêu chuẩn quy định;
  18. b) Buộc thuyền viên rời khỏi phương tiện nếu có những hành vi không chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc vi phạm nội quy, quy định khi làm việc;
  19. c) Từ chối cho phương tiện thực hiện chuyến đi nếu xét thấy phương tiện, điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường không đủ điều kiện hoạt động hoặc không đảm bảo an toàn.

 Điều 7. Thuyền phó
Thuyền phó là người giúp việc thuyền trưởng, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  1. Trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng hoạt động, khi phát hiện có sự cố phải lập tức báo cáo thuyền trưởng.
  2. Lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt, thường xuyên đôn dốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hỉện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca.
  3. Kiểm tra điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện trước khi khởi hành; đề nghị thuyền trưởng từ chối khởi hành chuyến đi nếu xét thấy không đảm bảo điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện.
  4. Cùng với máy trưởng phân công, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị khởi hành, nếu có thiếu sót phải khắc phục và báo cáo thuyền trưởng.
  5. Phụ trách việc tổ chức phục vụ, hướng dẫn hành khách lên, xuống phương tiện, đi lại trên phương tiện và sắp xếp đúng chỗ ngồi, chồ nằm theo quy định để bảo vệ an toàn cho phương tiện, tài sản trên phương tiện và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho hành khách theo quy định đối với phương tiện chở khách.
  6. Trực tiếp phụ trách một ca làm việc. Trực tiếp điều khiển phương tiện khi được phân công.
  7. Thay thế thuyền trưởng quản lý phương tiện khi thuyền trưởng vắng mặt.
  8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng giao.

 Điều 8. Thủy thủ
Thủy thủ là người chịu sự lãnh đạo của thuyền trưởng và người phụ trách ca, có trách nhiệm sau đây:

  1. Thực hiện các công việc cần thiết cho phương tiện rời bến, cập bến; kiểm tra cầu cho hành khách lên, xuống phương tiện được an toàn.
  2. Thường xuyên có mặt ở vị trí đã được phân công để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
  3. Trực tiếp điều khiển phương tiện và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng hoặc người phụ trách trực tiếp giao.

 Điều 9. Máy trưởng
Máy trưởng là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ trách bộ phận máy và có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  1. Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực; tổ chức phân công, giám sát thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành.
  2. Thực hiện đầy đủ quy định về vận hành máy móc, thiết bị; tổ chức bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm của máy móc, thiết bị để bảo đảm hệ thống máy hoạt động có hiệu quả.
  3. Trực tiếp phụ trách một ca máy. Ngoài giờ đi ca, khi cần thiết phải có mặt ở buồng máy để kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đề nghị của máy phó.
  4. Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.
  5. Được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.
  6. Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật thuộc bộ phận máy và tổ chức ghi chép sổ nhật ký máy.
  7. Thực hiện nhiệm vụ của máy phó nếu không có cơ cấu chức danh máy phó trên phương tiện.

 Điều 10. Máy phó
Máy phó là người giúp việc máy trưởng, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  1. Bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy phụ (nếu có), hệ thống trục chân vịt và máy lái.
  2. Lập kế hoạch công tác của bộ phận máy để máy trưởng duyệt, trực tiếp bố trí công việc, phân công trực ca đối với thuyền viên thuộc bộ phận máy.
  3. Trực tiếp phụ trách một ca máy.
  4. Trường hợp xét thấy thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.
  5. Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc, thuyền trưởng và máy trưởng.
  6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao.

 Điều 11. Thợ máy
Thợ máy là người chịu sự lãnh đạo của máy trưởng và người phụ trách ca máy, có trách nhiệm sau đây:

  1. Trong khi đi ca phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đã được phân công; theo dõi các thông số kỹ thuật, tình hình hoạt động của máy, nếu thấy không bình thường phải báo cáo phụ trách ca máy.
  2. Thường xuyên làm vệ sinh máy và buồng máy; tham gia bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu của máy trưởng.
  3. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng hoặc phụ trách ca máy giao.

 Điều 12. Người lái phương tiện
Người lái phương tiện có trách nhiệm:

  1. Quản lý người, phương tiện, tài sản, các giấy tờ có liên quan đến phương tiện do mình lái.
  2. Nắm vững tình hình luồng lạch và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi phương tiện hoạt động.
  3. Kiểm tra phương tiện, các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện. Trước khi khởi hành phải sắp xếp người, hàng hóa đảm bảo phương tiện ổn định, an toàn.
  4. Khi phương tiện bị tai nạn phải kịp thời cứu người, phương tiện, hàng hóa và là người cuối cùng rời phương tiện nếu phương tiện bị chìm đắm.
  5. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đến người, hàng hóa, phương tiện do mình lái.

 Điều 13. Thuyền viên tập sự
Thuyền viên tập sự chịu sự quản lý của thuyền trưởng. Thuyền viên tập sự ở chức danh nào trên phương tiện phải thực hiện phạm vi trách nhiệm của chức danh đó và có trách nhiệm sau đây:

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung đối với thuyền viên.
  2. Tham gia làm việc, sinh hoạt trên phương tiện theo sự phân công, hướng dẫn của thuyền trưởng hoặc máy trưởng hay người được thuyền trưởng hoặc máy trưởng ủy quyền.
  3. Chỉ được sử dụng, vận hành máy, trang thiết bị trên phương tiện khi có sự giám sát của người trực tiếp hướng dẫn.

 Chương III
ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

 Điều 14. Đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

  1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
  2. a) Phương tiện chở khách ngang sông cỡ nhỏ theo Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ;
  3. b) Phương tiện chở khách có sức chở đến 20 (hai mươi) khách;
  4. c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn;
  5. d) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính dến 400 sức ngựa.
  6. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
  7. a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 50 (năm mươi) khách;
  8. b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa;
  9. c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn;
  10. d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn;

 đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

  1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
  2. a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 100 (một trăm) khách;
  3. b) Phà có sức chở đến 100 (một trăm) khách và đến 350 tấn hàng hóa;
  4. c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;
  5. d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

 đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.

  1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện.
  2. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
  3. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thủy thủ.
  4. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại phương tiện.
  5. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.
  6. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.
  7. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.
  8. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh thợ máy.
  9. Thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện.
  10. Thuyền viên có chứng chỉ thợ máy được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện.
  11. Người có chứng chỉ lái phương tiện được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 (mười hai) người hoặc bè.
  12. Người điều khiển phương tiện cao tốc, phương tiện đi ven biển, người làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ quy định theo chức danh, phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tương ứng.

 Điều 15. Bố trí chức danh thuyền viên

  1. Việc bố trí các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa và lập danh bạ thuyền viên tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Trường hợp phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều biểu định biên thuyền viên khác nhau, chủ phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân thuê phương tiện phải bố trí chức danh, định biên thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa của biểu định biên thuyền viên có chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa cao nhất.
  3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phải được mang theo người khi hành nghề.

 Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

 Điều 16. Định biên
Các biểu quy định tại Điều 18 của Thông tư này là định biên an toàn tối thiểu chức danh thuyền viên trên phương tiện phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn để điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, sau đây gọi chung là biểu định biên thuyền viên.

 Điều 17. Phân nhóm phương tiện

  1. Nhóm I
  2. a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 (một trăm) khách.
  3. b) Phà có sửc chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.
  4. c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.
  5. d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

 đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 3000 sức ngựa.

  1. Nhóm II
  2. a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách.
  3. b) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.
  4. c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.
  5. d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.

 đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa.

  1. Nhóm III
  2. a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 (mười hai) khách đến 50 (năm mươi) khách.
  3. b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.
  4. c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.
  5. d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.

 đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

 Điều 18. Biểu định biên thuyền viên

  1. Phương tiện chở khách
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Máy trưởng 1 1 1
3 Thủy thủ 2 1 1
4 Thợ máy 1 1  
  Tổng cộng 5 4 3
  1. a) Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.
  2. b) Phương tiện thuộc nhóm I hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km có thể bố trí giảm 01 (một) thủy thủ.c) Phương tiện thuộc nhóm II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km không nhất thiết phải bố trí thợ máy.
  3. Phương tiện chở hàng
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Máy trưởng 1 1 1
3 Thủy thủ hoặc thợ máy 1 1  
  Tổng cộng 3 3 2
  1. c) Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.
  2. Phà
S TT Chức đanh Số lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Máy trưởng 1 1 1
3 Thủy thủ 4 3 1
  Tổng cộng 6 5 3

 Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

  1. Phương tiện lai
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc
Nhóm l Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Máy trưởng 1 1 1
3 Thủy thủ hoặc thợ máy 1 1  
  Tổng cộng 3 3 2
  1. Phương tiện bị lai
  2. a) Số lượng thuyền viên trên đoàn lai có một phương tiện bị lai, căn cứ trọng tải toàn phần của từng loại phương tiện được xác định như sau:
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thủy thủ 2 1 1
  1. b) Đoàn lai kéo có nhiều loại phương tiện bị lai có số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc được xác định bằng tổng số thuyền viên phải bố trí trên từng phương tiện bị lai theo quy định tại điểm a khoản này.
  2. c) Đoàn lai áp mạn, lai đẩy có từ hai phương tiện bị lai trở lên có số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc được xác định như sau: phương tiện bị lai thứ nhất bố trí số lượng thuyền viên theo quy định tại điểm a khoản này, từ phương tiện bị lai thứ hai trở đi cứ thêm 01 (một) phương tiện bị lai phải bố trí thêm 01 (một) thuyền viên.
  3. Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm
  4. a) Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm tự hành
Số TT Chức danh Số luợng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Thuyền phó 1 1  
3 Máy trưởng 1 1 1
4 Máy phó 1 1  
5 Thủy thủ 2 1 1
6 Thợ máy 1 1 1
  Tng cộng 7 6 4
  1. b) Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm không tự hành bị lai
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thủy thủ 4 3 2
  1. c) Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm không tự hành được neo tại một vị trí cố định không phải bố trí định biên.
  2. Nhà hàng nổi, khách sạn nổi
  3. a) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi tự hành
Số TT Chức danh S lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Thuyền phó 1 1  
3 Máy trưởng 1 1 1
4 Máy phó 1 1  
5 Thủy thủ 2 1 1
6 Thợ máy 1 1 1
  Tổng cộng 7 6 4
  1. b) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi không tự hành bị lai
Số TT Chức danh S lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thủy thủ 4 3 2
  1. c) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi không tự hành được neo tại một vị trí cố định không phải bố trí định biên.
  2. Phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc
Số TT Chức danh S lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Thuyền phó 1 1  
3 Máy trưởng 1 1 1
4 Thủy thủ 2 1 1
5 Thợ máy 1 1 1
  Tổng cộng 6 5 4
  1. a) Phương tiện thuộc nhóm I, II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km không nhất thiết phải bố trí chức danh thuyền phó, thợ máy và nếu lắp từ 02 (hai) máy trở lên không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng.
  2. b) Phương tiện thuộc nhóm III hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km hoặc lắp máy ngoài không nhất thiết phải bố trí chức danh thợ máy. Trường hợp lắp từ 02 (hai) máy trở lên, hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng.
  3. Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa, có sức chở đến 12 (mười hai) người
Số TT Chức danh Số lượng
1 Người lái phương tiện 1
  Tổng cộng 1
  1. Phương tiện có cộng cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, có sức chở đến 12 (mười hai) người
Số TT Chức danh Số lượng
1 Thuyền trưởng hạng tư 1
  Tổng cộng 1
  1. Phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB
Số TT Chức danh S lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Máy trưởng 1 1 1
3 Thủy thủ 1 1 1
4 Thợ máy 1    
  Tổng cộng 4 3 3
  1. a) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá một ca làm việc nhưng dưới hai ca làm việc phải bố trí như sau:
Số TT Chức danh S lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Thuyền phó 1 1 1
3 Máy trưởng 1 1 1
4 Máy phó 1 1  
5 Thủy thủ 1 1 1
6 Thợ máy 1    
  Tổng cộng 6 5 4
  1. b) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:
Số TT Chức danh S lượng thuyền viên tối thiểu

 trong một ca làm việc

Nhóm I Nhóm II Nhóm III
1 Thuyền trưởng 1 1 1
2 Thuyền phó 2 2 2
3 Máy trưởng 1 1 1
4 Máy phó 2 1  
5 Thủy thủ 2 1 1
6 Thợ máy 1    
  Tổng cộng 9 6 5
  1. c) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 5000 tấn đến 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một chuyến hành trình
1 Thuyền trưởng 1
2 Thuyền phó 2
3 Máy trưởng 1
4 Máy phó 2
5 Thủy thủ 3
6 Thợ máy 2
  Tổng cộng 11
  1. d) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:
Số TT Chức danh Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một chuyến hành trình
1 Thuyền trưởng 1
2 Thuyền phó 2
3

 

Máy trưởng 1
4 Máy phó 2
5 Thủy thủ 4
6 Thợ máy 2
  Tổng cộng 12

 Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 19. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Bãi bỏ Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa và Thông tư số 04/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

 Điều 20. Tổ chức thực hiện

  1. Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có trách nhiệm:
  2. a) Chủ tri, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này;
  3. b) Phát hành, quản lý thống nhất việc sử dụng sổ nhật ký phương tiện bằng số sê ri trong phạm vi toàn quốc.
  4. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương.
  5. Cơ quan cấp sổ nhật ký phương tiện: Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam; Sở Giao thông vận tải; Cảng vụ Hàng hải hoặc đại diện Cảng vụ Hàng hải; Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực hoặc đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải.
  6. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:

 – Như khoản 4 Điều 20:

 – Văn phòng Chính phủ;

 – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

 – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

 – Bộ trưởng Bộ GTVT;

 – Các Thứ trướng Bộ GTVT;

 – Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia;

 – Các Cục, Tổng cục, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;

 – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

 – Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ GTVT;

 – Báo Giao thông, Tap chí GTVT;

 – Lưu: VT, TCCB (Lgđt).

KT. BỘ TRƯNG

 THỨ TRƯỞNG

  

  

  

  

 Nguyn Nhật

  

  

  

  

  

 Tag: thông tư 39 bộ giao thông vận tải