Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là triệu chứng đường Tiêu hóa khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành mắc bệnh nhiều hơn trẻ em.
Triệu chứng đau bao tử
 Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của đau dạ dày gồm:
- Đau vùng thượng vị: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng người. Thời gian đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi bạn quá đói hoặc quá no.
- Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Phần lớn trường hợp đầy hơi chướng bụng biểu hiện bạn đã bị đau dạ dày, nhưng ở mức độ nhẹ.
- Ợ chua hoặc ợ nóng: Sự rối loạn chức năng ở bao tử có thể cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn tới tình trạng thức ăn lên men, sinh ra nhiều hơi và gây ợ chua, ợ hơi.
- Buồn nôn và nôn: Đau dạ đay nhẹ có khả năng gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Điều này có thể bắt nguồn từ việc thức ăn bị đẩy ngược lên miệng do bao tử mất dần khả năng hoạt động bình thường.
Đau bao tử nên ăn gì
 Tùy vào cơ địa từng người và mức độ của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những tư vấn chi tiết, cụ thể chế độ ăn của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bị bệnh ở giai đoạn đầu các biểu hiện còn chưa diễn biến quá phức tạp, người bệnh nên lưu ý đến chế độ ăn uống sao cho khoa học. Đặc biệt, nên sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc để hạn chế tổn thương ở dạ dày.
 Chuối
 Chuối là thực phẩm tốt cho người đau bao tử và được các bác sĩ khuyên người bệnh nên ăn. Những dưỡng chất và thành phần cấu tạo của chuối có khả năng trung hòa được lượng axit vượt ngưỡng trong dạ dày.
 Ngoài ra, trong chuối còn có chất kali giúp hỗ trợ giảm huyết áp, khống chế lượng natri để hạn chế tăng huyết áp cũng như gây những tổn hại lên mạch máu. Đặc biệt, với thành phần bao gồm chất xơ hoà tan pectin, chuối rất tốt cho dạ dày, giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón cũng như tiêu chảy ở người bệnh.
 Thực phẩm thô
 Sử dụng thực phẩm thô thay cho các thực phẩm đã qua tinh lọc sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho những người bị đau bao tử. Bởi trong thực phẩm thô có nhiều dưỡng chất nhóm B – dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ tối ưu cho việc chuyển hóa thức ăn. Một số thực phẩm thô có thể sử dụng như: Gạo lứt, bắp, đậu, hạt mè, hạt điều hay hạt bí chưa tách kĩ vỏ…Đặc biệt, trong thực phẩm thô có chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hoá giúp bảo vệ lớp màng trong của dạ dạy một cách tốt nhất.
 Táo
 Táo là loại trái cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Sản phẩm này hỗ trợ rất tốt cho việc bôi trơn hệ tiêu hóa, gây ức chế những tác nhân gây đau dạ dày. Ngoài ra, ở lớp ngoài vỏ táo chứa dưỡng chất pectin có tác dụng thúc đẩy hoạt động dạ dày và đường ruột. Từ đó, giúp cho quá trình bài tiết trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, với những người bị bệnh dạ dày việc sử dụng thường xuyên sinh tố táo, nước ép táo…sẽ giảm thiểu được những cơn đau cũng như tình trạng táo bón.
 Bánh mì nướng
 Bánh mì nói chung hay bánh mì nướng có tác dụng rất tốt trong việc tạo thêm các chất axit trong dạ dày. Việc tạo dựng này sẽ khiến người đau bao tử cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, khi dạ dày của bạn chưa bình phục tốt nhất bạn không nên ăn kèm bánh mì với chất béo như bơ, mứt, phô mát…
 Canh
 Các món canh là thực đơn không nên thiếu trong những bữa ăn của người đau dạ dày. Thức ăn được nấu dạng canh sẽ có độ chín nhừ, không gây ức chế cho hệ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng giảm được các chất béo hấp thụ vào cơ thể. Một số món canh/soup người bệnh có thể nấu để ăn như: soup ngô, soup gà bí đỏ….
 Nước dừa
 Với người đau bao tử nước dừa là một trong 2 loại nước mà bác sĩ khuyên dùng sau nước tinh khiết. Trong nước dừa có nhiều các chất Mg, Ca, Ka…và các chất khoáng tốt cho cơ thể. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các bệnh về đường tiết niệu cũng như giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột một cách hiệu quả.
 Gừng
 Gừng là một trong thực phẩm tốt dành cho người đau dạ dày, gừng có vị cay tính ấm có tác dụng chữa trị các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết. Vì vậy, sử dụng 1 vài lát gừng sống khi chế biến thức ăn hoặc pha trà gừng uống sẽ giúp điều trị được một số triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi khó tiêu.
 Sữa Chua
 Trong sữa chua cung cấp nhiều probiotic dưỡng chất có tác dụng tốt trong hoạt động đường ruột, tiêu diệt được vi khuẩn gây hại cũng như tăng khả năng tiêu hoá cho người bệnh. Cho nên, với người đau dạ dày tốt nhất nên ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện hệ tiêu hoá.
 Đậu bắp
 Đậu bắp được biết đến là nhân sâm xanh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ và chăm sóc dạ dày con người. Và đây là thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người đau bao tử nên áp dụng trong chế độ ăn uống của mình. Bởi, trong đậu bắp có nhiều chất như vitamin B, E, C, carotene…và một số hoạt chất khác có tác dụng bồi bổ sức khỏe và đặc biệt là tốt cho dạ dày.
 Trong đậu bắp chúng ta có thể thấy một loại chất nhầy và đây là chất protein kết dính khi kết hợp một số chất như pectin, polysaccharides giúp làm lành vết thương ở dạ dày một cách tuyệt vời. Loại chất nhầy này còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa được các nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc của dạ dày.
 Ngoài các thực phẩm kể trên người đau dạ dày nên ăn một số thực phẩm khác như lá nguyệt quế, bạc hà, cây thì là…sẽ tốt cho dạ dày, giúp cải thiện hệ tiêu hoá, điều trị các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu.
Cách giảm đau bao tử
 1. Chườm nóng
 Chườm nóng không chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp đau bụng mà còn giúp giảm đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Sức nóng từ túi chườm giúp tăng cường lưu thông máu trên bề mặt da, làm giãn các cơ, cải thiện lượng máu đến bụng, nhờ đó mà giảm đau hiệu quả.
 Cách 1: Dùng nước nóng
- Cho nước vào túi giữ nhiệt hoặc chai thủy tinh
- Dùng túi này lăn qua lăn lại ở vị trí đau
 Ngoài ra, bạn còn có thể nhúng nước ấm bằng một chiếc khăn dày, vắt ráo nước và chườm lên vùng thượng vị để giảm đau.
 Cách 2: Chườm muối
- Lấy một ít muối đem rang, bọc vào một cái khăn sạch
- Dùng khăn này chườm lên vị trí đau
- Khi muối nguội thì rang lại cho nóng rồi tiếp tục chườm đến khi cảm giác đau dịu đi.
 2. Uống trà cúc La Mã
 Cúc La Mã có chứa thành phần kháng viêm mạnh và còn có khả năng chống co thắt nên được sử dụng để trị các triệu chứng co thắt ruột và giảm đau dạ dày hiệu quả. Loại trà này còn giúp làm giãn cơ trên đường tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón. Đặc biệt, trà hoa cúc còn được biết đến với tác dụng an thần, giảm đau nên có thể xoa dịu cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.
 Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít trà hoa cúc khô, hãm với nước sôi trong cốc
- Sau khi nước còn hơi ấm thì lấy dùng
- Uống khi bị đau dạ dày hoặc trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng để cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.
 3. Uống nước gừng
 Gừng có chứa chất chống viêm, chống oxy, kháng khuẩn. Có tác dụng giảm đau dạ dày, hạn chế sản sinh gốc tự do ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Không chỉ vậy, gừng cũng thúc đẩy hoạt động của ruột, giúp giảm đau, làm dịu cơn co thắt dạ dày.
 Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g gừng tươi, rửa sạch, để ráo
- Xắt gừng thành lát mỏng, cho vào ly nước sôi đậy kín
- Hãm trong 15 phút thấy nước còn hơi ấm là có thể dùng.
 Lưu ý: Chỉ nên dùng gừng tươi, không dùng gừng khô. Gừng có tính nóng, không dùng khi bị sốt cao, táo bón, trĩ.
 4. Dùng nước ấm hoặc sữa ấm
 Một cốc nước ấm pha muối loãng hoặc một cốc sữa ấm cũng giúp giảm co thắt dạ dày rất tốt.
 Cách thực hiện:
 Cách 1: Dùng nước muối ấm
- Lấy 1 cốc nước ấm, cho vào vài hạt muối, khuấy đều
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ, không dùng quá nhiều
 Cách 2: Dùng sữa ấm
- Pha một ly sữa ấm nhỏ
- Uống từ từ từng ngụm, không dùng nhiều
- Chỉ uống khi thấy quá đau.
 Lưu ý: Sữa nếu dùng với lượng nhỏ sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày. Thế nhưng nếu uống quá nhiều sẽ khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn do sữa có thể kích thích tiết acid.
 5. Dùng nghệ và mật ong
 Nghệ và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Do nghệ chứa hoạt chất curcumin có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, trung hòa nồng độ acid dạ dày và hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt.
 Mật ong chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, có thể làm dịu cơn đau, tăng khả năng chống chịu của dạ dày.
 Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất, 2 thìa tinh bột nghệ
- Cho nghệ và mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều để uống
- Dùng khi đau dạ dày hoặc trước khi đi ngủ sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm.
 6. Uống nước lá bạc hà
 Lá bạc hà chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, giảm đau bụng, chống co thắt dạ dày.
 Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch để ráo
- Cho vào máy xay nhuyễn, chắt lấy phần nước, bỏ bã
- Uống nước này khi thấy đau dạ dày.
 7. Massage bụng giảm đau
 Massage xoa, xoa bóp vùng bụng để tăng lưu lượng máu lưu thông đến bụng cũng là một cách giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng. Việc massage này cũng sẽ làm cơn đau dịu lại trong thời gian ngắn để bạn có thời gian sử dụng thuốc hoặc thăm khám bác sĩ.
 Cách thực hiện:
- Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, bắt đầu xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
- Ấn lên bụng với lực vừa phải, khi xoa bóp thì nhớ thở bụng thật lâu
- Dùng ngón cái ấn nhẹ nhàng lên vùng bị đau, nếu thấy dễ chịu thì tiếp tục thực hiện đến khi cơn đau giảm dần
 Lưu ý: Nên nằm ngửa khi xoa bóp, trước khi bắt đầu, nên thoa dầu gió để tăng hiệu quả.
 Tag: heo sấu cá basa cóc nội soi xoài luộc nặng nhà dưa chuột nụ tam thất ung thư phá lấu gỏi xào mang thai loét rượu giòn ngon chữ p khìa dân chiên đeo phosphalugel lai hết mẹo đâu hp ngừ bò trùng ngâm nhím virus mua dầm đại dương cuống lẩu ô mai dđau hồng lam kiêng tạm hiểm bà bầu đạo anh bên nào mỹ tượng tốc sapa rừng tráng thập cẩm ếch lủng tphcm ngọt non tức nữ chanh thuoc ba sa giá cần cuối dau rát mepraz