Giáo Xứ Là Gì
 Theo Bộ Giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo (ban hành năm 1983), giáo xứ (tiếng Latinh: paroecia) là một cộng đoàn tín hữu giáo dân, mà việc chăm sóc mục vụ được giao phó cho một linh mục, trực thuộc thẩm quyền của Giám mục của một giáo phận. Chỉ có Giám mục giáo phận có quyền thành lập, phân chia, giải tán, hoặc thay đổi địa giới các giáo xứ. Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tính cách pháp nhân theo luật (x. GL đ.515).
 Mỗi giáo xứ có phân định địa hạt rõ ràng với số lượng tín hữu cư trú trong đó (x. GL đ.518). Giáo xứ là đơn vị cơ bản cấu tạo thành Giáo hội Công giáo. Nhiều giáo xứ được tổ chức thành một giáo phận dưới quyền một Giám mục. Tất cả các giáo phận trên thế giới làm nên Giáo Hội toàn cầu dưới quyền Đức Giáo Hoàng, là Giám mục Roma. Ngài là vị Thủ Trưởng của Giám mục đoàn.
 Linh mục được trao trách nhiệm coi sóc giáo xứ gọi là Cha xứ, là người đứng đầu, đóng vai trò lãnh đạo giáo xứ như một người cha trong gia đình thiêng liêng của các con cái Chúa. Cha xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ phục vụ cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám mục giáo phận, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định (x. GL đ.519).
 Điều kiện để thành lập một giáo xứ
 Tiêu chuẩn để thành lập giáo xứ cần hội đủ ba yếu tố : Một cộng đoàn tín hữu; một cha xứ để lãnh đạo (chủ chăn); việc chăm lo về mục vụ trong vai trò chủ chăn của cha xứ với số giáo dân được trao phó.
 2.1. Một cộng đoàn tín hữu :
 Một giáo xứ luôn luôn có một danh sách giáo dân rõ ràng và thường xuyên. Danh sách này có thể bị ảnh hưởng qua các yếu tố như di dân, tị nạn hay vì công ăn việc làm của một số tín hữu phải di chuyển thường xuyên. Điều 516 có qui định về vấn đề này như sau : “Ở đâu các cộng đoàn không thể thiết lập thành Giáo xứ hay chuẩn giáo xứ, thì Giám Mục Giáo phận phải dự liệu việc săn sóc mục vụ cho họ bằng cách khác.”
 2.2. Một chủ chăn : “Mỗi cha xứ chỉ phải giữ việc săn sóc một giáo xứ; tuy nhiên, nếu vì thiếu các linh mục hoặc vì hoàn cảnh nào khác, một cha xứ có thể được ủy thác săn sóc nhiều giáo xứ gần kề nhau. Trong mỗi giáo xứ chỉ được có một cha xứ hoặc một vị điều hành theo quy tắc của điều 517 §1; mọi thói quen trái nghịch cần phải bị bãi bỏ và mọi đặc ân phản nghịch cần phải bị thâu hồi.”
 2.3. Việc chăm lo mục vụ giáo xứ :
 Mục vụ trong Giáo xứ là một trong ba yếu tố cần thiết của Giáo xứ và là thể hiện sinh hoạt của Giáo xứ. Mục vụ trong Giáo xứ bao gồm việc ban phát các Bí tích, Phụng vụ Lời Chúa và đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng khác như dạy giáo lý và rao giảng Tin Mừng.
 – Cha xứ có bổn phận dự liệu để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho mọi người đang cư ngụ trong Giáo xứ .
 – Cha xứ phải cố gắng để Bí tích Thánh Thể trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ.
 – Để siêng năng chu toàn chức vụ chủ chăn, Cha xứ hãy tìm cách hiểu biết mọi tín hữu đã ủy thác cho mình săn sóc. Cha xứ phải quan tâm những trách vụ đã được ủy thác đặc biệt là mục vụ các Bí tích.
 2.4. Thành lập giáo xứ
 “Chỉ duy có Giám Mục Giáo phận có quyền thành lập, giải tán hoặc thay đổi các giáo xứ; tuy nhiên ngài không nên thành lập, giải tán hoặc thay đổi một cách đáng kể các giáo xứ mà không tham khảo ý kiến Hội Đồng Linh Mục”.
 “ Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các tín hữu thuộc một địa sở nhất định; tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, cũng có thể thiết lập các giáo xứ tòng nhân xét vì lý do lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các tín hữu thuộc về một lãnh thổ hay kể cả vì một lý do nào khác”.
 2.5. Việc chăm lo mục vụ giáo xứ : Mục vụ trong Giáo xứ là một trong ba yếu tố cần thiết của Giáo xứ và là thể hiện sinh hoạt của Giáo xứ. Mục vụ trong Giáo xứ bao gồm việc ban phát các Bí tích, Phụng vụ Lời Chúa và đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng khác như dạy giáo lý và rao giảng Tin Mừng.
 Tag: xin 60 cảm ơn ngày kỷ niệm 50 hồng