Tìm hiểu về thụ lý vụ án dân sự

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

 Thụ lý vụ án dân sự là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Thụ lý vụ án là sự mở đầu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, là cơ sở để các giai đoạn tố tụng sau đó được thực hiện. Bộ luật tố tụng dân sự quy định điều kiện thụ lý vụ án như sau:

 – Chủ thể khởi kiện có quyền khởi kiện: Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là người có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc cơ quan, tổ chức thành lập hợp pháp và có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:

 Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

 – Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước hết cần xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền Tòa án không; thẩm quyền theo cấp xét xử và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.

 – Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

 – Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, trong trường hợp Bộ luật dân sự 2005 không quy định thì thời hiệu là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.

 – Các điều kiện khác: Ngoài các điều kiện trên, để vụ án được thụ lý thì đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Người khởi kiện còn phải nộp tiền tạm ứng án phí.

 Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện trên Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án để giải quyết

Mẫu thông báo thụ lý vụ án dân sự

 Mẫu số 30-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

 ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN…….(1)

  

 __________

  

 Số:…../TB-TLVA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 _______________________

  

 ….., ngày…… tháng …… năm……

 

 

 THÔNG BÁO

 VỀ VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN

 

 

 Kính gửi: – ….(2)……………….Địa chỉ: (3) ………………………………… Nơi làm việc:(4) …………………………Số điện thoại: …………………; số fax: ……………………; Địa chỉ thư điện tử: …………….. (nếu có); là(5) ……………………

 Ngày…..tháng……năm…….,Tòa án nhân dân……………….………..đã thụ lý vụ án dân sự số:…../…../TLST-…(6)  về việc(7)….………..………………

 Theo đơn khởi kiện của(8)  .…………………………………………….……

 Địa chỉ: (9) …………………………………………………..……………

 Nơi làm việc: (10) ……………………………………………………………

 Số điện thoại: ……………; số fax: ………………………………(nếu có)

 Địa chỉ thư điện tử: ……………..……………..………………….. (nếu có)

 Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bao gồm: (11)

 1………………………….…………………………………….…..……….

 2………………………….…………………………………….…..……….

               ………………………….…………………………………….……..……

 (12) …………………………………………

 Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện đã nộp các tài liệu, chứng cứ sau đây:(13)

               1………………….……….……………………………………………….

               2……………………………..……….………………………….…………

               ..…………………..……….……………………………….……….…….

               Căn cứ vào Điều 196 và Điều 199 của Bộ luật tố tụng dân sự, Toà án nhân dân thông báo cho (14) ……………………………………………được biết.

               Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo này, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp cần gia hạn, thì phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do để Toà án xem xét. Hết thời hạn này mà người được thông báo không nộp cho cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện thì Toà án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

 

Nơi nhận:

 –   Ghi nơi nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 196 của Bộ luật tố tụng dân sự;

 –   Lưu hồ sơ vụ án.

THẨM PHÁN

 (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

  

 

 

 Hướng dẫn sử dụng mẫu số 30-DS:

 (1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (Ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

 (2), (3),(4) và (5) Ghi lần lượt đương sự của vụ án và tư cách tham gia tố tụng của họ. Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).

 (6) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu là tranh chấp về dân sự thì ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số 18/2017/TLST-HNGĐ).

 (7) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).

 (8), (9) và (10) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện).

 (11) Ghi cụ thể những vấn đề mà người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.

 (12) Trường hợp vụ án được thụ lý theo thủ tục rút gọn thì ghi: “Vụ án được thụ lý theo thủ tục rút gọn”.

 (13) Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện gửi kèm theo đơn khởi kiện.

 (14) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: Thông báo cho Ông được biết; Thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

Thời hạn thụ lý vụ án dân sự

 Thời hạn thụ lý vụ án dân sự của Toà án có hai trường hợp:

 1. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (khoản 4 Điều 171 BLTTDS).

 Việc thụ lý trong trường hợp này cũng không phải là ngay sau khi nhận đơn và tài liệu, cũng không phải bắt buộc trong thời hạn 5 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 167 BLTTDS. Vì nó còn phụ thuộc vào quy định tại khoản 1 Điều 169 BLTTDS.

 Như vậy, thời hạn tối đa trong trường hợp này là 35 ngày (5 ngày của K1Đ167 + 30 ngày của K1Đ169). Nếu cần phải gia hạn thì thời hạn là 50 ngày.

 2. Trường hợp người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngoài thời hạn theo điểm “1.” nói trên, thì cộng thêm 15 ngày của việc thông báo nộp tiền tạm ứng án phí ( khoản 2 Điều 171 BLTTDS).

 Thời hạn 15 ngày này lại tính từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo chứ không phải từ ngày Toà án ra thông báo. Nhưng không phải khi nào họ cùng nhận được ngay nên lại phải cộng thêm thời gian từ ngày Toà án ra thông báo đến ngày họ nhận được thông báo. Lại còn có thêm quy định Toà án thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí (khoản 3 Điều 171 BLTTDS – trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo).

Phần mềm thụ lý thi hành án dân sự

 Thực hiện Quyết định số 465/QĐ-BTP ngày 20 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự năm 2018, Quyết định số 427/QĐ-TCTHADS ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành Kế hoạch triển khai phần mềm Quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự trong Hệ thống THADS.

 Nội dung hướng dẫn tập trung chủ yếu theo Công văn số 994/TCTHADS-TKDLCT ngày 28/03/2018 của Tổng cục Thi hành án dân sự. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên thực hiện một số công việc sau đây:

 1. Triển khai thông báo, quán triệt tới công chức, Chấp hành viên thuộc Cục và Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc về việc sử dụng phần mềm chính thức tại địa chỉ website: http://tlthads.moj.gov.vn từ ngày 01/4/2018; tài khoản để đăng nhập sử dụng phần mềm (theo danh sách tài khoản được cấp do Tổng cục gửi qua hòm thư điện tử công vụ của Cục Thi hành án dân sự). Riêng đối với các cơ quan THADS thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/4/2018 không thực hiện nhập dữ liệu vào link hiện tại (http://tltha.moj.gov.vn).