Tư duy là gì
 Chúng ta hiểu rằng tư duy dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Tư duy là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, suy lý và phán đoán. Đặc điểm của tư duy là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa để hình thành khái niệm, lý thuyết và hoạt động nhận thức sáng tạo. Có thể nói, trừu tượng hóa và khái quát hóa luôn song hành với nhau.
 Xét ở một phương diện nào đó, hoạt động khái quát hóa chỉ xảy ra trong tư duy khi đã được tư duy trừu tượng riêng bởi từ sự trừu tượng hóa, tư duy mới có thể khái quát chung, cái bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng. Từ đó, mang tới cho ta những tri thức về thế giới, xã hội một cách gián tiếp.
 Nói chung, xét về bản tính, tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người hình thành nên tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó. Theo đó, nhận thức cảm tính và tư duy trừu tượng khác nhau về chất, bởi tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất cũng chính là giữa tư duy và tồn tại. Nói chung, tư duy của não bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ để xem xét những sự vật, hiện tượng.
Tư duy tiếng anh là gì
 Thinking
Các loại tư duy
- Tư duy kinh nghiệm. Kinh nghiệm bao hàm toàn bộ mọi sự hiểu biết, mọi cách ứng xử mà một cá nhân tiếp thu được trong cuộc đời. Kinh nghiệm có thể do cá nhân tự rút ra được trong quá trình hoạt động của mình hoặc do tiếp thu từ người khác. Mọi tri thức của nhân loại cũng là kinh nghiệm bởi chúng được rút ra từ quá trình phát triển của loài người với mức độ cô đọng, sâu sắc. Tư duy kinh nghiệm là sự vận dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận thức mới hay thực hiện một công việc mới, thực hiện một công việc cũ trong điều kiện hoặc hoặc hoàn cảnh mới. Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những cách thức có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về những cái đã biết và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc, vấn đề có nhiều sự khác lạ. Tư duy kinh nghiệm dễ tạo nên các đường mòn tư duy và tạo thành các thói quen trong tư duy. Tư duy kinh nghiệm có thể làm thay đổi sự vật, sự việc, vấn đề về quy mô, hình dạng, địa điểm, thời gian nhưng không làm thay đổi tính chất của chúng, nói cách khác nếu tư duy có thể làm thay đổi được cái gì đó thì sự thay đổi chỉ có về mặt lượng chứ không thay đổi về chất. Tư duy kinh nghiệm là sự giải quyết các vấn đề hiện tại theo những khuôn mẫu, cách thức đã biết với một vài biến đổi nào đó cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy kinh nghiệm vận hành trên cơ sở các liên kết thần kinh được tạo do tác động từ bên ngoài dó đó năng lực tư duy phụ thuộc vào lượng kinh nghiệm tích luỹ và phương pháp tác động tạo liên kết ghi nhớ. Khi lượng kinh nghiệm còn ít, các liên kết ghi nhớ chỉ được thực hiện trong từng vấn đề, sự vật, sự việc, đối tượng thì tư duy kinh nghiệm mang tính máy móc, giáo điều, lặp lại mọi cái đã được ghi nhớ, thực tế trường hợp này có thể coi là chưa có tư duy mặc dù hệ thần kinh thực hiện hoạt động tái hiện lại những cái đã ghi nhớ. Sự tích luỹ nhiều kinh nghiệm giúp cho việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề hiện tại nhanh hơn và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Trong một số trường hợp sự phản ứng nhanh của hệ thần kinh tích luỹ nhiều kinh nghiệm dễ bị nhầm với sự thông minh hay thông thái. Trường hợp này xảy ra khi tại địa điểm và thời gian đó không còn ai ngoài người giải quyết được vấn đề có đủ kinh nghiệm. Tư duy kinh nghiệm chỉ là sự chấp nhận và sử dụng các kinh nghiệm đã có.
- Tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo cũng có yêu cầu về sự tích luỹ kinh nghiệm hay tích luỹ tri thức. Nhưng tư duy sáng tạo vận hành không hoàn toàn dựa trên các liên kết ghi nhớđược hình thành do các tác động từ bên ngoài mà có nhiều liên kết do hệ thần kinh tự tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ lên hệ thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề không theo khuôn mẫu, cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để giải quyết được vấn đề đòi hỏi người giải quyết phải có đủ kinh nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư duy sáng tạo chỉ yêu cầu người giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người chỉ có tư duy kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề nằm ngoài kinh nghiệm, còn người có tư duy sáng tạo có thể giải quyết được những vấn đề ngoài kinh nghiệm mà họ có. Tư duy sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh nghiệm cũ và do đó làm phong phú thêm kinh nghiệm, nó tạo nên sự thay đổi về chất cho các vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện của tư duy sáng tạo là sự thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo góp phần tạo nên kinh nghiệm.
- Tư duy trí tuệ. Tư duy trí tuệ cũng vận hành giống tư duy sáng tạo nhưng ở mức độ cao hơn…Tư duy trí tuệ được vận hành trên cơ sở các liên kết ghi nhớ là không bền và các phần tử ghi nhớ có phổ tiếp nhận kích thích thần kinh rộng. Liên kết ghi nhớ không bền khiến cho các con đường tư duy cũ dễ bị xoá, phổ tiếp nhận kích thích thần kinh rộng khiến cho các phần tử ghi nhớ có thể được kích hoạt bởi các kích thích thần kinh từ các phần tử không nằm trong cùng liên kết ghi nhớ trước đó và vì vậy hình thành nên các con đường tư duy mới. Nếu như tư duy kinh nghiệm đi theo những con đường cho cho trước, quá trình tư duy chi mang tính chỉnh sửa, uốn nắn con đường đó cho phù hợp với hoàn cảnh mới thì tư duy sáng tạo có nhiều con đường để đi hơn và tư duy trí tuệ hoặc không thể đi được do các con đường cũ bị xoá, hoặc tạo nên các con đường mới cho tư duy. Tư duy kinh nghiệm chỉ tìm ra được một cách giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo có nhiều cách giả quyết và chọn lấy cách giải quyết tốt nhất, còn tư duy trí tuệ tạo ra con đường mới. Tư duy kinh nghiệm giải quyết vấn đề mới bằng kinh nghiệm cũ, tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề cũ bằng kinh nghiệm mới hoặc kết hợp giữa cũ và mới, tư duy trí tuệ giải quyết mọi vấn đề bằng các cách thức mới do tư duy tìm ra. Tư duy kinh nghiệm tương ứng với phương thức hoạt động phản ứng của hệ thần kinh, tư duy sáng tạo xuất hiện trong phương thức hoạt động sáng tạo, còn tư duy trí tuệ xuất hiện trong phương thức hoạt động trí tuệ. Tư duy trí tuệ không đi theo kinh nghiệm đã có mà phát triển theo những con đường mới và do đó nó sẽ tìm thấy nhiều vấn đề mới. Lượng kinh nghiệm, tri thức tích luỹ được là lớn nhưng nếu chỉ có tư duy kinh nghiệm thì kết quả của quá trình tư duy cũng chỉ quẩn quanh trong những điều đã biết. Sự thông thái trong tư duy kinh nghiệm chỉ là sự học thuộc sự thông thái của người khác. Tư duy kinh nghiệm không tạo nên bản sắc riêng cho tư duy. Trong nhiều trường hợp, tư duy kinh nghiệm mang tính chất của sự bảo thủ, giáo điều và khó hoặc không chấp nhận sự đổi thay, sự sáng tạo, các ý kiến khác hoặc ý kiến trái ngược. Một điều tệ hại hơn đó là có những người mà hệ thần kinh của họ có khả năng ghi nhớ tốt, họ đã tiếp nhận được rất nhiều kinh nghiệm, tri thức và họ tự cho mình đã ở đỉnh cao của tri thức nhân loại trong khi họ chỉ có năng lực tư duy kinh nghiệm, họ không thừa nhận sự đổi mới trong tư duy và lấy lượng tri thức mà họ tích luỹ được làm quyền lực để phủ định những kinh nghiệm, những tri thức mới, họ làm chậm sự phát triển. Tư duy trí tuệ vẫn dựa trên nền tảng các kinh nghiệm, các tri thức đã được bộ não ghi nhớ, nhưng với việc thiết lập các liên kết mới, tư duy trí tuệ thực hiện sự tổ chức lại tri thức, tạo nên những nhận thức mới vượt ra ngoài những kinh nghiệm, tri thức được tiếp nhận và đây là cái được gọi là tự ý thức. Khi những nhận thức xuất hiện từ quá trình tự ý thức vượt lên trên những kinh nghiệm, những tri thức đã có và phù hợp với thực tiễn thì chúng trở thành tri thức mới. Tư duy trí tuệ tạo ra tri thức. Nhưng tư duy trí tuệ không dựa trên cơ sở các quy luật tự nhiên thì cũng có thể dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng và biểu hiện rõ nhất là các lập luận hoang tưởng.
- Tư duy phân tích. Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, sự việc, vấn đề, sự kiện…, gọi chung là các đối tượng, thành các thành phần để xem xét, đánh giá về các mặt cấu trúc, tổ chức, mối liên hệ giữa các thành phần, vai trò và ảnh hưởng của từng thành phần trong các đối tượng và trên cơ sở các phân tích, đánh giá đó xác định mối quan hệ và ảnh hưởng của đối tường được phân tích tới các đối tượng khác. Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các thành phần tham gia vào đối tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính chất, đặc trưng, vai trò của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác (gọi chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối tượng, tư duy phân tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ sâu sắc của tư duy được đánh giá qua số lượng các yếu tố mà tư duy phân tích tìm được.
- Tư duy tổng hợp. Ngược với sự chia nhỏ đối tượng, tư duy tổng hợp tập hợp các yếu tố cùng loại, các yếu tố có liên quan với nhau cho đối tượng. Sự phân tích cho thấy tất cả hay phần lớn các yếu tố của đối tượng, nhưng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố chủ yếu và không thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hoàn cảnh này nhưng không cần cho hoàn cảnh khác. Tư duy tổng hợp giúp đánh giá được các tính chất đó của từng yếu tố thuộc đối tượng và xác định thành phần, đặc điểm, tính chất của đối tượng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy tổng hợp được thực hiện khi xem xét một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại những địa điểm và thời gian khác nhau, các đối tượng cùng dạng hoặc các đối tượng khác nhau nhau. Vì vậy tư duy tổng hợp cũng có thể được chia thành nhiều dạng và dẫn đến những kết quả khác nhau. Tư duy tổng hợp thực hiện trên một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau nhằm đánh giá được các yếu tố xuất hiện thường xuyên nhất và có vai trò chính của đối tượng. Tư duy tổng hợp xem xét đánh giá sự giống và khác nhau giữa các đối tượng cùng dạng và qua đó xác định xem giữa chúng có mối liên hệ hay không và nếu có là những mối liên hệ như thế nào. Một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại các địa điểm khác nhau nhiều khi cũng được xem xét như các đối tượng cùng dạng. Tư duy tổng hợp thực hiện trên các đối tượng khác nhau là tư duy tìm kiếm các mối quan hệ giữa các đối tượng đó hặc tìm kiếm các yếu tố trong các đối tượng đó có thể hợp thành một đối tượng mới. Tìm kiếm các mối quan hệ nhằm đánh giá sự ảnh hưởng, sự tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng. Tìm kiếm các yếu tố có thể và liên kết chúng lại với nhau trong những mối quan hệ nào đó tạo nên một nhận thức mới về thế giới hoặc một phương thức hành động mới. Sự liên kết lôgic mang đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới hoặc một phương thức hành động có kết quả đúng đắn. Sự liên kết không lôgic sẽ đem đến sự vô nghĩa, sự nhận thức sai lầm hoặc phương thức hành động mang đến kết quả tiêu cực. Tư duy tổng hợp phát triển đến trình độ cao sẽ có khả năng tóm tắt, khái quát hoá. Khái quát hoá là sự tóm lược đến mức cô đọng nhất các yếu tố cơ bản, các mối quan hệ chính của đối tượng nhưng không làm mất đi các tính chất của đối tượng, đối tượng không bị hiểu sai. Khái quát hoá có vai trò quan trọng khi các đối tượng có rất nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ phức tạp, lượng trí thức là quá lớn so với khả năng ghi nhớ của bộ não. Bộ não cần biết về sự tồn tại, vai trò và một số đặc điểm, tính chất của đối tượng, nếu ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của một đối tượng thì bộ nhớ của não sẽ không còn đủ chỗ cho việc ghi nhớ về các đối tượng khác và do đó sẽ hạn chế một số khả năng tư duy. Sử dụng thêm các phương pháp ghi nhớ ngoài để ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của đối tượng là sự hỗ trợ tốt cho tư duy.
Nhạc kích thích tư duy
 Có khá nhiều nghiên cứu về dòng nhạc Baroque (nhạc sóng não alpha) và những tác dụng thực hư của dòng nhạc này. Nổi bật trong số đó là thí nghiệm của tiến sĩ Georgi Lozanov nhà tâm lý học nổi tiếng người Bulgary. Ông đã cho những tình nguyện viên vừa nghe nhạc Baroque vừa học ngoại ngữ.
 Kết quả là sau 1 ngày, những tình nguyện viên có thể nhớ đến 92% trên 1000 từ vựng. Con số khá lớn này bằng với số từ mà 1 sinh viên bình thường phải trải qua trong 1 học kỳ. Không những thế, những tình nguyện viên có thể nhớ số từ vựng ít nhất 4 năm mà không cần ôn tập lại.
 Chính vì tác dụng tuyệt vời mà các trường đại học, các công ty, tập đoàn lớn đều phát loại nhạc này. Và người ta đưa ra kết luận rằng “nhạc Baroque là giúp tập trung học, nhạc kích thích trí não hiệu quả”
 Dòng nhạc Baroque có bước sống alpha, hay còn gọi là nhạc sóng não alpha – vì vậy nó mang đến khá nhiều tác dụng tích cực cho người nghe như thư giãn làm việc, kích thích tư duy, tập trung học tập để đạt hiệu quả cao hơn.
 Tăng trí nhớ, phát triển trí thông minh
 Các bài hát khác có nhịp điệu chậm rãi khiến chúng ta thư giãn, thoải mái đầu óc. Nhạc giúp tập trung học tập và nhạc tốt cho trí nhớ, việc ghi nhớ sẽ thường xuyên và tốt hơn. Nghe thường xuyên 30 ngày liên tục sẽ thành thói quen và giúp kích thích phát triển trí thông minh.
 Nhạc tập trung học tập, nhạc kích thích học tập
 Nhạc Baroque còn tác động lên não bộ, sóng não Beta giảm 6% và sóng não Alpha tăng 6%. Và với lượng kiến thức nhân loại ngày càng tăng tì con người tăng khả năng ghi nhớ, học hỏi kiến thức mới. Nhạc tăng trí nhớ baroque để tập trung làm việc, học tập hiệu quả.
 Tăng sự tập trung
 Nhạc baroque có những giai điệu nhưng không theo một quy luật nào để chúng ta có thể đoán trước được và thực sự là dù bạn trong vô thức hay có ý thức cố gắng ghi nhớ một bản nhạc baroque thì đó cũng là điều không hề dễ dàng. Do vậy, khi nghe nhạc tập trung học baroque, bộ não của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn, nó phải tập trung nhiều hơn để lắng nghe và cố gắng ghi nhớ các âm thanh trong bản nhạc, và trạng thái tập trung hoàn toàn này chính là khoảng thời gian tốt nhất để bạn tiếp thu bất cứ thông tin gì.
 Giúp bạn sáng tạo hơn
 Bạn sẽ không thể ngờ được việc nghe nhạc baroque thường xuyên sẽ kích thích óc sáng tạo phát triển, làm cho tâm hồn phong phú, trí tưởng tượng được phát huy tối đa.
 Giúp cơ thể tỉnh táo, giảm stress.
 Đằng sau những tác dụng của dòng nhạc tăng trí nhớ Baroque mà ít người biết đến. Đó là: Số nhịp luôn giữ đều đặn ở mức 60 nhịp/ phút. Điều này giúp cho cơ thể được điều hòa, nhịp tim ở mức ổn định, giảm được tình trạng stress, căng thẳng.
 Giải tỏa stress hiệu quả
 Ngoài việc giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, tăng chỉ số IQ …nhạc Baroque còn giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa Stress. Tại sao vậy? Nghiên cứu chỉ ran rằng: Khi cơ thể mể mỏi, buồn ngủ não sẽ phát ra các bước sóng Delta, còn nhạc baroque sóng Alpha sẽ giúp não bộ chuyển trạng thái não về Alpha, giúp giảm căng thẳng, cơ thể trở lên tỉnh táo, khỏe mạnh hơn.
 Giúp điều hòa nhịp tim huyết áp
 Nhạc baroque giúp tim hoạt động bình thường, huyết áp ổn định, giảm mệt mỏi, căng thẳng từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp cơ thể mau phục hồi.
 Tăng chỉ số IQ và trí nhớ cho trẻ
 Theo các chuyên gia, trẻ em khi ở trong bụng mẹ đến khi đi học phát triển khá nhanh, đặc biệt là não bộ. Nhiều người mẹ đã cho trẻ nghe nhạc baroque giúp thông minh hơn khi còn trong bụng mẹ. Điều này giúp trí não trẻ phát triển, kích thích óc sáng tạo và tư duy, từ đó cho khả năng ghi nhớ cao hơn. Vì thế mà có nhiều đứa trẻ khi sinh ra khá thông minh.
 Học tiếng anh tốt hơn
 Giống như nghiên cứu của tiến sĩ Georgi Lozanov thì thực sự nhạc Baroque kích thích trí não, tốt cho việc học tiếng anh, giúp quá trình ghi nhớ dễ dàng hơn.
 Kích thích trí não, thư giãn học tập
 Trong quá trình học, đặc biệt là ôn thi não trái sẽ phải hoạt động với cường độ mạnh. Câu hỏi đặt ra là trong lúc não trái làm việc với công suất tối đa thì não phải không có việc gì để làm và đó là lúc nó sẽ “bày trò”. Đây là lí do chính vì sao đôi khi bạn đang tập trung ôn bài thì tự nhiên bạn lại “mơ mơ màng màng”, tưởng tượng chuyện linh tinh và hay nhìn ra xa. – Nhạc baroque giúp tăng triển trí thông minh
 Nhạc baroque giúp học tốt, nhạc sóng não giúp tập trung trí nhớ
 Khi chúng ta nghe nhạc cũng vậy, dù bạn nghe bản nhạc nào, thuộc thể loại nhạc gì thì bộ não cũng đều có xu hướng nghe, cảm nhận và ghi nhớ nó, tuy nhiên, các bài hát hoặc các bản nhạc thông thường có giai điệu và ca từ khá dễ nhớ, nếu để ý quan sát thì bạn sẽ thấy chỉ cần nghe một, hai lần một bài hát nào đó là bạn gần như đã nhớ được hết giai điệu bài hát và một phần lời hát rồi!
 Do vậy, não không phải làm việc quá nhiều, không cần phải cố gắng tập trung ghi nhớ thông tin. Trái lại, đối với nhạc baroque thì khác, âm nhạc baroque cũng có những giai điệu nhưng không theo một quy luật nào, chúng ta cũng không thể đoán trước được những giai điệu tiếp theo của bản nhạc. Nhờ đó mà nó vẫn sẽ tiếp tục phải hoạt động hết công suất, tập trung hết mức để nhận biết và xử lý thông tin.
10 cách rèn luyện tư duy logic
- Rèn luyện tư duy logic bằng cách đọc sách
- Rèn luyện tư duy logic bằng các trò chơi
- Rèn luyện tư duy logic bằng cách tập thể dục
- Rèn luyện tư duy logic bằng nhạc cổ điển
- Rèn luyện tư duy logic qua mối quan hệ xã hội
- Rèn luyện tư duy logic bằng cách tranh luận
- Rèn luyện tư duy logic bằng cách sáng tạo
- Rèn luyện tư duy logic bằng cách viết tay
- Rèn luyện tư duy logic bằng ngôn ngữ mới
- Rèn luyện tư duy logic bằng cách học toán
Sách nghệ thuật tư duy rành mạch
 Bạn có cảm thấy rằng mình là người đánh giá khách quan nhất khả năng của mình? Rằng, mặc dù có một số kẻ vẫn hay thích múa rìu qua mắt thợ, bạn thì không? Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất đâu: tất cả chúng ta đều có xu hướng nhìn bản thân dưới lăng kính màu hồng.
 Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ta tự tin thái quá trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống.
 Ví dụ, nghiên cứu cho thấy 84% người Pháp coi mình là những người tình lãng mạn trên mức trung bình. Tuy nhiên, nếu theo thống kê, thì đúng ra chỉ có 50% số người trên trung bình, và 50% số người dưới trung bình, không thể nào có 84% được.
 Tương tự thế, khảo sát người Anh cũng cho thấy 93% sinh viên Anh coi mình là những lái xe siêu hạng, “trên trung bình”, và 68% giảng viên đại học Nebraska xếp hạng khả năng giảng dạy của mình thuộc top 25% tốt nhất. Thật quá phi lý!
 Những con số này cho thấy phần lớn chúng ta đánh giá năng lực của mình cao hơn thực tế.
 Không chỉ vậy, ta còn lầm lũi gán thành công vào năng lực của mình, và thất bại vào những yếu tố ngoại lai.
 Các nhà nghiên cứu thậm chí còn kiểm tra hiện tượng này bằng cách cho một nhóm người tham gia bài kiểm tra tính cách, và sau đó chấm điểm ngẫu nhiên. Khi các đối tượng được phỏng vấn, họ thấy những ai có điểm cao tin rằng bài kiểm tra này đã đánh giá đúng năng lực của họ, vì vậy đã chuẩn đoán khả năng của họ thành công.
 Những người nhận điểm kém, trong khi đó, lại coi những bài đánh giá là vô dụng, và bản thân đề kiểm tra – chứ không phải khả năng của họ – là đồ nhảm ruồi.
 Bạn đã từng có trải nghiệm tương tự? Nếu bạn được điểm 10 khi thi học kì, bạn có thể cảm thấy rằng bạn “chịu trách nhiệm” cho thành công của mình. Nếu bạn trượt, bạn lại đổi lỗi cho đề khi khó, nhảm hay bất kì nhân tố nào có thể quy chụp.
 Biết được thiên kiến này, từ nay về sau, bạn nên nhận thức được xu hướng phóng đại năng lực và nhận thành tích về bản thân. Một cách hữu hiệu để tránh khỏi lỗi nhận thức này là mời một người bạn chân thành một chầu cà phê và nghe ý kiến thật của họ về những điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn.
 Tag: kế đột phá pdf chiến hồ tôi giàu soơ ưu khám lê thẩm dương tốc game lãnh đạo leonardo da vinci 50 đố đáp án bách khoa 5 tuổi sơ đò lối chánh gọn einstein đảng thị 9 12 tài ebook download mầm non tiểu in english cuốn cây mệnh cẩm nang ngụy biện việt nam trắc trị đồ quản tiki diệu chứng dồn thịnh vượng thao vĩ thang cấp bloom thắng mập vàng đoạn nhiệm vụ hài lòng bệnh bán hàng dồ kĩ nhập môn – bố cục typography tuyến mê cung tỷ tải khóa marketing epub full nguyễn sánh